Ebank

Tổng giám đốc HDBank muốn mua thêm 2 triệu cổ phiếu

Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank vừa đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu nhà băng với mục đích đầu tư.

Giao dịch dự kiến diễn ra theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, trong khoảng thời gian từ 23/11 đến 22/12.

Hiện, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) đang nắm giữ hơn 2,646 triệu cổ phiếu HDB, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,09% cổ phần nhà băng này. Nếu giao dịch thành công, ông Thanh sẽ nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên hơn 4,64 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,16%.

Ở chiều ngược lại, cũng trong khoảng thời gian này, bà Phạm Thị Truyền là người có liên quan với ông Phạm Quốc Thanh, lại đăng ký bán gần hết 290.000 cổ phiếu HDB đang nắm giữ.

Cổ phiếu HDB đang được giao dịch trên vùng giá 18.000 đồng một cổ phiếu, thấp hơn khoảng 13% so với mức đỉnh. Ước tính với vùng giá này, Tổng giám đốc HDBank sẽ bỏ ra khoảng 37 tỷ đồng để mua vào 2 triệu cổ phiếu.

Trước đó, trong khoảng cuối năm 2022 đến đầu tháng 1/2023 khi thị giá HDB ở vùng 14.000 đồng một cổ phiếu, ông Thanh cũng mua vào thành công khoảng 390.000 cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh.

Tại hội nghị nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh đầu tháng 11, lãnh đạo HDBank cho biết nhà băng này đầu năm nay được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) 10,5%. Đến tháng 7, HDBank tiếp tục được nới room lên 15% và hiện là 29%, nằm trong nhóm được cấp room cao nhất năm nay.

Quỳnh Trang

Loạt lãnh đạo SeABank muốn bán gần hết cổ phiếu

8 thành viên ban điều hành của SeABank đăng ký bán tổng cộng 22 triệu cổ phiếu SSB trên 24 triệu cổ phiếu đang nắm giữ.

Dự kiến, quyền tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sẽ hoàn tất giao dịch bán ra hai tháng cuối năm. Hầu hết lãnh đạo này sẽ chỉ giữ lại khoảng 5-10% cổ phiếu đang sở hữu.

Đơn cử, quyền tổng giám đốc Lê Quốc Long đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu trên 3,2 triệu cổ phiếu SSB đang nắm giữ. Hai phó tổng giám đốc khác là ông Vũ Đình Khoán và Hoàng Mạnh Phú mỗi người đăng ký bán khoảng 5 triệu cổ phiếu trên 5,2-5,3 triệu cổ phiếu sở hữu…

Cũng trong khoảng thời gian này, ông Lê Tuấn Anh, con trai của Phó chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga, cũng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu trong khi bà Nga đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu nhà băng.

Dàn lãnh đạo SeABank đăng ký bán gần hết cổ phiếu ngay sau khi nhà băng này thông báo nới lỏng điều kiện hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP.

ESOP là chương trình phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi thấp hơn thị trường, được xem như chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên có thành tích tốt, đặc biệt là quản lý cấp cao của ngân hàng.

Nhà băng này từng có hai đợt phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động, giá từ 15.000 đồng một cổ phiếu. Năm 2021, SeABank bán hơn 23 triệu cổ phiếu ESOP giá 15.000-16.800 đồng, hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm. Cuối năm 2022, SeABank tiếp tục phân phối khoảng 59 triệu cổ phiếu ưu đãi cho người lao động giá 15.000 đồng, hạn chế chuyển nhượng trong 1-2 năm.

Sau gần 3 năm đưa cổ phiếu lên sàn HoSE, cổ phiếu SSB đang giao dịch quanh vùng 23.000 đồng, thấp hơn khoảng 20% so với mức kỷ lục nhưng cao hơn 50% so với giá cổ phiếu ESOP phát hành cho người lao động.

Cuối tháng 7, cổ phiếu của nhà băng này được HoSE đưa vào rổ VN30-Index, chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao nhất trên HoSE.

Mới đây, nhà băng này bất ngờ thông báo dừng chào bán riêng lẻ 94,6 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại đến từ Na Uy như kế hoạch trước đó. Số cổ phiếu dự kiến chào bán riêng lẻ tương đương 4,6% cổ phiếu đang lưu hành.

Cuối tháng 11, SeABank dự kiến phát hành tối đa 42 triệu cổ phiếu ESOP với mức giá ưu đãi 12.000 đồng một cổ phiếu cho hơn 2.000 nhân viên đáp ứng tiêu chí về thâm niên, hiệu quả công việc, nhóm chức danh.

Quỳnh Trang

Loạt lãnh đạo SeABank muốn bán gần hết cổ phiếu

8 thành viên ban điều hành của SeABank đăng ký bán tổng cộng 22 triệu cổ phiếu SSB trên 24 triệu cổ phiếu đang nắm giữ.

Dự kiến, quyền tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sẽ hoàn tất giao dịch bán ra hai tháng cuối năm. Hầu hết lãnh đạo này sẽ chỉ giữ lại khoảng 5-10% cổ phiếu đang sở hữu.

Đơn cử, quyền tổng giám đốc Lê Quốc Long đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu trên 3,2 triệu cổ phiếu SSB đang nắm giữ. Hai phó tổng giám đốc khác là ông Vũ Đình Khoán và Hoàng Mạnh Phú mỗi người đăng ký bán khoảng 5 triệu cổ phiếu trên 5,2-5,3 triệu cổ phiếu sở hữu…

Cũng trong khoảng thời gian này, ông Lê Tuấn Anh, con trai của Phó chủ tịch SeABank Lê Thị Nga, cũng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu trong khi bà Nga đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu nhà băng.

Dàn lãnh đạo SeABank đăng ký bán gần hết cổ phiếu ngay sau khi nhà băng này thông báo nới lỏng điều kiện hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP.

ESOP là chương trình phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi thấp hơn thị trường, được xem như chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên có thành tích tốt, đặc biệt là quản lý cấp cao của ngân hàng.

Nhà băng này từng có hai đợt phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động, giá từ 15.000 đồng một cổ phiếu. Năm 2021, SeABank bán hơn 23 triệu cổ phiếu ESOP giá 15.000-16.800 đồng, hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm. Cuối năm 2022, SeABank tiếp tục phân phối khoảng 59 triệu cổ phiếu ưu đãi cho người lao động giá 15.000 đồng, hạn chế chuyển nhượng trong 1-2 năm.

Sau gần 3 năm đưa cổ phiếu lên sàn HoSE, cổ phiếu SSB đang giao dịch quanh vùng 23.000 đồng, thấp hơn khoảng 20% so với mức kỷ lục nhưng cao hơn 50% so với giá cổ phiếu ESOP phát hành cho người lao động.

Cuối tháng 7, cổ phiếu của nhà băng này được HoSE đưa vào rổ VN30-Index, chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao nhất trên HoSE.

Mới đây, nhà băng này bất ngờ thông báo dừng chào bán riêng lẻ 94,6 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại đến từ Na Uy như kế hoạch trước đó. Số cổ phiếu dự kiến chào bán riêng lẻ tương đương 4,6% cổ phiếu đang lưu hành.

Quỳnh Trang

Ông Lưu Trung Thái: MB không lo nợ xấu từ khoản vay của Novaland

Chủ tịch HĐQT MB khẳng định không có rủi ro nợ xấu với khoản vay của Novaland vì đã quản lý tài sản đảm bảo, dòng tiền của từng dự án.

Phiên họp cổ đông thường niên của Ngân hàng Quân Đội (MB) được tổ chức sáng nay tại Hà Nội. 2023 được xem là năm chuyển giao của nhà băng này khi CEO Lưu Trung Thái được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thay ông Lê Hữu Đức xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Phiên họp vì thế cũng kéo dài hơn mọi năm vì giành thời gian tri ân cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, người được MB ví như “một tổng công trình sư” của ngân hàng này.

Gần cuối giờ sáng, phiên họp của MB mới bước vào phần thảo luận, nhưng không vì thế mà “sức nóng” giảm bớt. Các câu hỏi của cổ đông tập trung vào ba nhóm vấn đề chính: nhóm khách hàng lớn Novaland, Hưng Thịnh và Trung Nam; cổ tức, các chỉ tiêu kinh doanh và phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.

“Quy mô cho vay và trái phiếu của Novaland, Hưng Thịnh, Trung Nam là bao nhiêu? Quy mô dự kiến bị chuyển nhóm nợ của nhóm này và định hướng tiếp theo của MB là thế nào”, một cổ đông đặt câu hỏi.

Ông Phạm Như Ánh, Phó tổng giám đốc thường trực của MB cho biết, theo quy định, ngân hàng không thể tiết lộ chi tiết số dư tín dụng với từng khách hàng. Tuy nhiên, với Hưng thịnh, MB không cho vay dự án, không sở hữu trái phiếu, và chỉ cấp tín dụng ở lĩnh vực xây lắp. Novaland là đối tác lớn với nhiều bên, MB là một trong những ngân hàng cho vay và phát hành trái phiếu. Ông Ánh khẳng định, toàn bộ các dự án của Novaland đều được MB quản lý dòng tiền trên tài khoản tới tận nhà thầu và khách hàng.

Với Trung Nam, tín dụng và trái phiếu tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo, tới nay vẫn đảm bảo được dòng tiền.

Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB tại phiên họp thường niên sáng 25/4. Ảnh: MB

Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB tại phiên họp thường niên sáng 25/4. Ảnh: MB

Theo ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB, khó khăn không riêng với những doanh nghiệp lớn như Novaland mà toàn ngành bất động sản. Vấn đề lớn nhất hiện nay là vướng mắc pháp lý, không phải là tài chính. Thậm chí có những doanh nghiệp riêng bước mở bán mà thủ tục cũng kéo dài tới vài năm.

Với Novaland, ông Thái khẳng định tổng quy mô cho vay và trái phiếu không đến con số 10.000 tỷ đồng như cổ đông cho biết. “Các dự án bất động sản không riêng Novaland đều có tài sản đảm bảo, sẽ không phát sinh nợ xấu cho năm nay”, ông Thái khẳng định trước các cổ đông.

Tương tự với Trung Nam, Chủ tịch MB cũng khẳng định sẽ không có nợ xấu bởi nhà đầu tư này vẫn thu xếp được tài chính để đảm bảo dòng tiền trả nợ.

Ngoài nhóm khách hàng bất động sản lớn, cổ tức cũng là một tâm điểm được chú ý.

Trong tờ trình gửi cổ đông, MB đề xuất mức cổ tức năm 2022 tỷ lệ 20%, trong đó 5% tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng thêm hơn 6.800 tỷ đồng. Năm tới, kế hoạch cổ tức khoảng 15%.

Tuy nhiên, các cổ đông đề nghị MB tăng tỷ lệ cổ tức tiền mặt hoặc tăng tổng tỷ lệ cổ tức chi trả năm nay. Đồng thời, cổ đông cũng kiến nghị mức cổ tức kế hoạch năm tới phải tăng lên khi các chỉ tiêu đều đặt cao hơn nhưng riêng tỷ lệ cổ tức lại giảm.

Theo ông Lưu Trung Thái, hàng năm MB vẫn đưa ra kế hoạch cổ tức khoảng 15%, nhưng mức thực tế trả cao hơn, như năm 2020 tỷ lệ cổ tức tới 35% còn năm 2021 là 20%.

“Năm 2023 dự kiến là năm khó khăn hơn, do đó theo tôi phương án này là phù hợp. Ngân hàng giữ lại một chút thặng dư, cái này vẫn tính trong vốn chủ sở hữu, cũng không mất đi đâu cả”, ông Thái nói và đề nghị các cổ đông giữ nguyên mức chi trả cổ tức.

Với phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng, Phó tổng giám đốc Phạm Như Ánh cho biết việc này đã được trình và thông qua tại phiên họp thường niên năm trước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được thực hiện do các bước thủ tục kéo dài.

Trong đó, việc thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc theo quy trình phải mất khoảng 11 tháng. Việc này đã bắt đầu từ tháng 3 năm nay và dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2024 sẽ hoàn tất. Khi đó, MB mới có thể thực hiện các bước còn lại để nhận chuyển giao.

Năm nay, ban điều hành MB đánh giá bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn. Ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất tăng 15% lên 26.100 tỷ đồng.

Tổng tài sản của MB đến cuối năm 2023 ước tăng 14% lên 830.000 tỷ, trong đó dư nợ tín dụng dự kiến tăng 15%, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng, tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Minh Sơn

Đấu giá cổ phiếu LienVietPostBank ế khách

VNPost lần thứ hai đấu giá 140 triệu cổ phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) dự kiến tổ chức phiên đấu giá cổ phần LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu vào ngày 21/4.

Tuy nhiên đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, HNX cho biết không có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần. Do đó, phiên đấu giá cổ phần LPB không đủ điều kiện tổ chức.

Việc thoái vốn khỏi LienVietPostBank gặp nhiều thách thức một phần do mức giá VNPost chào bán không hấp dẫn.

Theo kế hoạch, VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB giá khởi điểm 22.908 đồng một cổ phiếu, cao hơn tới 60% so với thị giá của LPB chốt phiên 14/4.

Cách đây một năm, VNPost cũng từng chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu LPB với giá khởi điểm 28.930 đồng một cổ phiếu, tuy nhiên chỉ có 7 cá nhân đăng ký mua 800 cổ phiếu. Không có nhà đầu tư tổ chức nào tham gia đấu giá.

Lãnh đạo của Ngân hàng bưu điện Liên Việt từng lý giải việc VNPost thoái vốn khó khăn do trùng vào thời điểm thị trường không thuận lợi. Trong khi đó, số cổ phiếu LPB do VNPost sở hữu đã được định giá và không được bán thấp hơn mức này.

Tại phiên đại hội cổ đông sắp tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt muốn xin ý kiến cổ đông đổi tên viết tắt từ “LienVietPostBank” thành “LPBank”, do tên viết tắt hiện nay đang quá quá nhiều ký tự, khó phát âm, hiệu ứng truyền thông không cao.

Từ cuối 2022 đến nay, nhà băng này cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi về dàn nhân sự thượng tầng.

Cuối năm ngoái, ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thuỵ) được bầu làm chủ tịch ngân hàng, thay thế cho Huỳnh Ngọc Huy.

Tháng 3 năm nay, ông Phạm Doãn Sơn – người đã gắn bó với ngân hàng từ năm 2008, xin từ nhiệm vị trí tổng giám đốc vì nguyện vọng cá nhân. Cũng trong khoảng thời gian này, LienVietPostBank công bố thông tin ký hợp đồng lao động với ông Đoàn Nguyên Ngọc (em rể bầu Thuỵ) và ông Nguyễn Văn Thuỳ (em trai bầu Thuỵ), vốn là nhân sự chủ chốt tại Công ty bảo hiểm Xuân Thành.

Quỳnh Trang

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

VPbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 vượt 24.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022 và lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD.

Kế hoạch này được nhắc tới trong tài liệu họp cổ đông thường niên năm 2023 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB) công bố. Năm ngoái, VPBank ghi nhận khoản thu nhập bất thường khoảng 7.000 tỷ đồng từ doanh thu trả trước của hợp đồng bảo hiểm độc quyền tái ký với AIA. Do đó, mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến năm nay sẽ đạt 53% nếu tính trên hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Hiện các ngân hàng báo lãi tỷ USD có Vietcombank và Techcombank.

Với các chỉ tiêu khác, VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2023 đạt gần 880.000 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm. Huy động vốn và dư nợ cấp tín dụng tăng lần lượt 41% và 33%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ dưới 3%.

Ngân hàng cũng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn, gồm phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và phát hành cho cổ đông chiến lược. Vốn điều lệ sau phát hành đạt hơn 79.000 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống ngân hàng.

Trong đó, VPBank dự kiến phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu cho đối tác chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), với giá chào bán hơn 30.000 đồng. Thỏa thuận này đã được VPBank và SMBC ký cách đây ít ngày.

Ngân hàng sẽ chào bán hơn 30 triệu cổ phiếu cho người lao động với mức giá dự kiến là 10.000 đồng. Số cổ phiếu này phát hành từ nguồn cổ phiếu quỹ và bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm, với mức phong tỏa được nới từng phần theo quyết định của hội đồng quản trị.

Với mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 21.200 tỷ đồng trong năm 2022, VPBank dự định chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Tổng mức chi trả dự kiến hơn 7.900 tỷ đồng, tính trên tổng cổ phiếu lưu hành sau các khi phát hành ESOP và chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho SMBC. Thời gian thực hiện vào quý II-III năm nay.

Minh Sơn

Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Techcombank

Xếp hạng tín dụng cơ sở của Techcombank giảm từ Ba2 xuống Ba3, tức trở về mức ngang một số ngân hàng thương mại hiện nay và triển vọng từ “ổn định” thành “tiêu cực”.

Tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là nhà băng tư nhân duy nhất được Hãng đánh giá tín dụng Moody’s xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) ở mức Ba2. Tuy nhiên, báo cáo ngày 22/3 cho biết hãng đã hạ xếp hạng này xuống Ba3 – mức tương đồng với nhiều nhà băng tư nhân còn lại ở Việt Nam được họ đánh giá.

Moody’s cũng hạ xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ LT (FC) và nội tệ (LC) của Techcombank từ Ba2 xuống Ba3. Bên cạnh đó, xếp hạng rủi ro đối tác nội – ngoại tệ (LC and FC Counterparty Risk Ratings – CRR) điều chỉnh từ Ba1 xuống Ba2. Đánh giá rủi ro đối tác nội tệ (LT Counterparty Risk Assessment – CR) cũng hạ từ Ba1 xuống Ba2. Đánh giá về triển vọng chuyển từ ổn định thành tiêu cực.

Việc hạ bậc tín nhiệm này do Moody’s dự báo tình hình khó khăn của ngành bất động sản ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tín dụng độc lập của Techcombank khi đơn vị này tập trung nhiều vào lĩnh vực này. Moody’s lưu ý động thái này không liên quan tới những rủi ro gần đây xảy ra tại các ngân hàng Mỹ và châu Âu.

Tính tới cuối 2022, khoản cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 29% tổng danh mục của Techcombank. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm 6% tổng tài sản, theo báo cáo của Moody’s.

Hãng này đánh giá, nguồn vốn và thanh khoản của Techcombank là đủ trong môi trường hiện tại. Các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã tăng lên 8% trong tài sản hữu hình của Techcombank tính đến cuối năm 2022 từ mức 5% một năm trước đó. Tuy nhiên, một vài khoản nợ lớn với lĩnh vực bất động sản có quy mô đáng kể so với vốn cổ phần hữu hình và có thể gây ra biến động.

Chưa thể nâng xếp hạng với Techcombank nhưng Moody’s cho biết có thể thay đổi triển vọng thành ổn định nếu căng thẳng bất động sản giảm, tỷ lệ tài sản có vấn đề (gồm cả nợ xấu và nợ tái cơ cấu) dưới 2% trong 12-18 tháng tới, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực này.

Đại diện Techcombank cho hay, đánh giá từ Moody’s đã phản ánh những thách thức của thị trường và toàn ngành. Nhưng ngân hàng tin rằng các thế mạnh cơ bản sẽ cho phép họ tiếp tục vượt trội so với các tiêu chuẩn ngành trong trung hạn, đặc biệt là về sức mạnh của cơ sở vốn, vị thế thanh khoản và phí ròng, tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập hoạt động.

Một báo cáo khác của Moody’s tháng 3 cũng đề cập đến tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng và dư nợ trái phiếu chiếm tỷ lệ cao so với vốn chủ sở hữu của nhiều nhà băng khác (tính tới hết năm 2021).




Tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng và trái phiếu doanh nghiệp tính trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng vào cuối 2021. Nguồn: Moodys.

Tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng và trái phiếu doanh nghiệp tính trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng vào cuối 2021. Nguồn: Moody’s

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2022, nhiều nhà băng cũng đã chủ động cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng giảm tỷ lệ dư nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Quỳnh Trang

Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Techcombank

Xếp hạng tín dụng cơ sở của Techcombank giảm từ Ba2 xuống Ba3, tức trở về mức ngang một số ngân hàng thương mại hiện nay và triển vọng từ “ổn định” thành “tiêu cực”.

Tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là nhà băng tư nhân duy nhất được Hãng đánh giá tín dụng Moody’s xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) ở mức Ba2. Tuy nhiên, báo cáo ngày 22/3 cho biết hãng đã hạ xếp hàng này xuống Ba3 – mức tương đồng với nhiều nhà băng tư nhân còn lại ở Việt Nam được họ đánh giá.

Moody’s cũng hạ xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ LT (FC) và nội tệ (LC) của Techcombank từ Ba2 xuống Ba3. Bên cạnh đó, xếp hạng rủi ro đối tác nội – ngoại tệ (LC and FC Counterparty Risk Ratings – CRR) điều chỉnh từ Ba1 xuống Ba2. Đánh giá rủi ro đối tác nội tệ (LT Counterparty Risk Assessment – CR) cũng hạ từ Ba1 xuống Ba2. Đánh giá về triển vọng chuyển từ ổn định thành tiêu cực.

Việc bạ bậc tín nhiệm này do Moody’s dự báo tình hình khó khăn của ngành bất động sản ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tín dụng độc lập của Techcombank khi đơn vị này tập trung nhiều vào lĩnh vực này. Moody’s lưu ý động thái này không liên quan tới những rủi ro gần đây xảy ra tại các ngân hàng Mỹ và châu Âu.

Tính tới cuối 2022, khoản cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 29% tổng danh mục của Techcombank. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm 6% tổng tài sản, theo báo cáo của Moody’s.

Hãng này đánh giá, nguồn vốn và thanh khoản của Techcombank là đủ trong môi trường hiện tại. Các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã tăng lên 8% trong tài sản hữu hình của Techcombank tính đến cuối năm 2022 từ mức 5% một năm trước đó. Tuy nhiên, một vài khoản nợ lớn với lĩnh vực bất động sản có quy mô đáng kể so với vốn cổ phần hữu hình và có thể gây ra biến động.

Chưa thể nâng xếp hạng với Techcombank nhưng Moody’s cho biết có thể thay đổi triển vọng thành ổn định nếu căng thẳng bất động sản giảm, tỷ lệ tài sản có vấn đề (gồm cả nợ xấu và nợ tái cơ cấu) dưới 2% trong 12-18 tháng tới, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực này.

Đại diện Techcombank cho hay, đánh giá từ Moody’s đã phản ánh những thách thức của thị trường và toàn ngành. Nhưng ngân hàng tin rằng các thế mạnh cơ bản sẽ cho phép họ tiếp tục vượt trội so với các tiêu chuẩn ngành trong trung hạn, đặc biệt là về sức mạnh của cơ sở vốn, vị thế thanh khoản và phí ròng, tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập hoạt động.

Một báo cáo khác của Moody’s tháng 3 cũng đề cập đến tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng và dư nợ trái phiếu chiếm tỷ lệ cao so với vốn chủ sở hữu của nhiều nhà băng khác (tính tới hết năm 2021).




Tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng và trái phiếu doanh nghiệp tính trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng vào cuối 2021. Nguồn: Moodys.

Tỷ lệ cho vay bất động sản, xây dựng và trái phiếu doanh nghiệp tính trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng vào cuối 2021. Nguồn: Moody’s

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2022, nhiều nhà băng cũng đã chủ động cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng giảm tỷ lệ dư nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Quỳnh Trang

Bloomberg: VPBank sắp bán 1,4 tỷ USD cổ phiếu cho Sumitomo Mitsui

VPBank có thể ký thỏa thuận bán hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng 15% cổ phần cho Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui của Nhật Bản vào cuối tháng 3.

Giá trị thương vụ ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, theo nguồn tin của Bloomberg.

Trong đó, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB) có thể phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu cho SMBC Consumer Finance, công ty thành viên của Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG), với giá chào bán là 32.000-33.000 đồng mỗi cổ phần.

SMBC và VPBank cũng không phải hai đối tác xa lạ. Đầu năm 2021, thông qua SMBC Consumer Finance, Sumitomo Mitsui đã chi 1,37 tỷ USD mua 49% vốn của FE Credit – công ty con của VPBank.

Đại diện VPBank từ chối bình luận về thỏa thuận này. Trong khi đó, Bloomberg cho biết không thể tiếp cận SMFG và SMBC Consumer Finance ngoài giờ làm việc.

VPBank là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản hơn 631.000 tỷ tính tới cuối năm 2022. Hoạt động chính trong mảng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và quản lý tài sản.

Các ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản đang đầu tư hàng tỷ đôla vào châu Á để cung cấp dịch vụ cho tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng trong khu vực này. Tháng 11, Sumitomo Mitsui đã mua thêm cổ phần của Ngân hàng thương mại Rizal có trụ sở tại Philippines, với giá khoảng 460 triệu USD.

Cổ phiếu VPB của VPBank chỉ tăng hơn 2% trong năm nay, với quy mô vốn hóa khoảng 5,2 tỷ USD và là ngân hàng có giá trị thị trường lớn thứ tư trên sàn chứng khoán. Lãi ròng năm trước đạt 18.200 tỷ đồng, tăng hơn 55% cùng kỳ.

SMBC trước đó là cổ đông chiến lược của Eximbank từ 2007. Tuy nhiên, sau nhiều tranh chấp chưa thể thu xếp ở thượng tầng Eximbank, SMBC rút đại diện khỏi nhà băng từ cuối 2019. Tháng 2/2022, Eximbank chính thức dừng hợp tác liên minh chiến lược với SMBC theo đề nghị của quỹ ngoại này.

Giữa tháng 1, SMBC thông báo đã bán thoả thuận 10,8% vốn Eximbank cho nhà đầu tư trong nước, giảm tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này về còn 4,27%. Với việc đưa sở hữu về dưới ngưỡng 5%, SMBC không cần công bố thông tin những lần giao dịch sau đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào tháng 1, Jun Ohta, Giám đốc điều hành của Sumitomo Mitsui, cho biết công ty này đã thảo luận về việc hợp tác với VPBank.

Minh Sơn

Từ ngày 22/2, eBox tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, eBox nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống.

Sacombank: ‘Nới nhầm room ngoại ảnh hưởng tiêu cực tới kỳ vọng nhà đầu tư’

Sacombank sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước khi bị VSD đột ngột nới “room” ngoại lên 30%, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ vọng nhà đầu tư.

Ngày 14/2/2023, Sacombank gửi văn bản lên Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), Ủy ban chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đề nghị xem xét lại tỷ lệ sở hữu tối đa được phép của nhà đầu tư nước ngoài. Sacombank khẳng định room ngoại tại nhà băng này chỉ là 23,63468%, thay vì mức 30% như VSD thông báo.

Ngày 16/2, ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc VSD nói với VnExpress, VSD đã có văn bản nới room cho Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) vào tháng 5/2021 nhưng do sự nhầm lẫn nên đã điều chỉnh với STB – cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

“Tuy nhiên, VSD đã kiểm tra lại và thấy mức room ngoại tại Sacombank là 30% là đúng với quy định pháp luật, nên sau đó không điều chỉnh lại về 23,6%”, ông Thanh cho hay.

Lãnh đạo VSD khẳng định, không có yêu cầu nào giữ tỷ lệ room ngoại tại Sacombank là 23,6%. Sacombank hiểu sai cơ quan quản lý kiểm soát room ngoại 23,6% nhưng thực tế đó chỉ là vấn đề kỹ thuật để VSD kiểm soát tỷ lệ sở hữu tại Sacombank là 30% cho đúng số lượng đang niêm yết tại Sở.

Trả lời báo chí ngày 17/2, Sacombank kiên quyết khẳng định: “Ngân hàng không hề hiểu nhầm thông tin. Sacombank yêu cầu VSD làm rõ những vấn đề bất thường, giải thích thỏa đáng với cơ quan truyền thông”.

Theo đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín khẳng định từ 2016 đến nay, tính cả thời điểm Sacombank đã hoàn tất niêm yết bổ sung toàn bộ 400 triệu cổ phiếu phát hành thêm sau khi sáp nhập Southern Bank, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với STB do VSD công bố liên tục trong nhiều năm là 23,63468%.

Việc VSD giữ nguyên tỷ lệ cũ (23,6%) trong thời gian dài và đột ngột thay đổi tỷ lệ mới mà không thông báo chính thức đến công chúng và Sacombank, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chiến lược phát triển của nhà băng.

Sacombank cho biết sẽ chủ động chọn lựa nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng để tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình, chiến lược hoạt động. Thông tin không rõ ràng về “room” ngoại sẽ gây tác động tiêu cực tới kỳ vọng của nhà đầu tư, đặc biệt là khi một số quỹ ngoại vì sự việc này đã bày tỏ sự quan ngại đối với năng lực quản trị và cách quản lý thông tin nhà đầu tư.

“Điều này làm hạn chế cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư khi không được tiếp cận thông tin một cách rõ ràng, kịp thời”, Sacombank cho hay.

Bên cạnh đó, Sacombank nói sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan hữu quan, Ngân hàng Nhà nước để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ về vấn đề room ngoại. “Sacombank quan ngại về quy trình, thời điểm và cơ sở pháp lý để VSD quyết định nới room. VSD cần có hướng giải quyết với Sacombank và chịu trách nhiệm với các nhà đầu tư nước ngoài”, theo văn bản ngày 17/2 của ngân hàng.

Giao dịch của khối ngoại tại STB bắt đầu sôi động từ đầu tháng 11/2022. Sau phiên 11/11, nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng với quy mô vài triệu tới vài chục triệu cổ phiếu STB mỗi phiên. Tới cuối tháng 11/2022, tỷ lệ room ngoại của nhà băng này chính thức vượt 23,6%.

Và chỉ sau hơn ba tháng, đến 9/2/2023, STB cạn room ngoại, tính trên tỷ lệ tối đa 30%.

Quỳnh Trang