Ebank

Vietcombank là cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

“Ông lớn” quốc doanh Vietcombank hiện là cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank, sau Gelex.

Theo danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố đến 10/10, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nắm giữ gần 78,9 triệu cổ phiếu EIB. Mức này tương đương tỷ lệ sở hữu 4,51%.

Thực tế, “ông lớn” quốc doanh Vietcombank đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu EIB hơn chục năm nay. Trước năm 2012, nhà băng này nắm hơn 8,19% vốn Eximbank, nhưng sau đó giảm tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này xuống 4,5%, theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Giá gốc của 78,9 triệu cổ phiếu EIB mà Vietcombank mua vào là gần 400 tỷ, hiện có thị giá tương đương hơn 1.400 tỷ đồng.

Cổ đông nắm giữ từ 1% vốn Eximbank
Tính đến 10/10/2024
Tỷ lệ sở hữu (%)
GELEX 10
Vietcombank 4,51
Công ty chứng khoán VIX 3,58
Bà Lương Thị Cẩm Tú 1
Bà Lê Thị Mai Loan 1,03

Vài tháng trở lại đây, cơ cấu cổ đông của Eximbank biến động mạnh với sự xuất hiện của Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex. Doanh nghiệp này hiện là cổ đông lớn nhất, với 174,7 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 10%. Gelex lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông của ngân hàng này từ tháng 7 năm nay. Sau đó, doanh nghiệp này tăng tỷ lệ sở hữu từ 4,9% lên 10%.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, CEO Gelex, là một trong số những cổ đông lớn nhất của Gelex. Ông và người nhà cũng từng giữ vị trí lãnh đạo tại Công ty cổ phần chứng khoán VIX – doanh nghiệp đang sở hữu hơn 62,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,58% Eximbank.

Ngoài ra, danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn ngân hàng này còn Công ty cổ phần chứng khoán VIX với hơn 62,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,58%. Hai cá nhân khác là bà Lương Thị Cẩm Tú (Phó chủ tịch Eximbank) và Lê Thị Mai Loan giữ lần lượt 1,12% và trên 1%.

Thị trường mới đây lan truyền văn bản “kiến nghị và phản ánh khẩn cấp về rủi ro nghiêm trọng dẫn đến mất an toàn hoạt động và nguy cơ sụp đổ hệ thống Eximbank”, khiến nhà đầu tư xả hàng lượng lớn cổ phiếu EIB phiên 14/10.

Eximbank sau đó khẳng định tài liệu này không xuất phát từ ngân hàng và chưa được xác thực. Dự kiến cuối tháng 11, nhà băng này sẽ tổ chức cuộc họp cổ đông bất thường, nhằm thông qua việc thay đổi trụ sở chính. Đây là lần đầu ngân hàng này họp cổ đông bất thường tại Hà Nội, thay vì tại TP HCM như trước đây.

Với quy mô tài sản hơn 210.000 tỷ đồng, Eximbank báo lãi trước thuế hơn 1.474 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nhà băng này đặt mục tiêu hết năm nay tổng tài sản lên 223.500 tỷ đồng; huy động vốn thêm 10,5%, đạt 175.000 tỷ. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng trưởng hơn 14%, khoảng 161.000 tỷ đồng, trong khi mục tiêu tỷ lệ nợ xấu giảm về 1,8%.

Quỳnh Trang

Nhóm 10 doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB

ROX Group, tiền thân là TNG Holding và một số doanh nghiệp bất động sản nắm giữ lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Hàng hải.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan. Theo công bố của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), có 1 cá nhân và 10 doanh nghiệp giữ từ 1% vốn nhà băng này.

Danh sách này không thể hiện tỷ lệ sở hữu của ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch MSB và người thân. Tuy nhiên, sự hiện diện của vợ ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thể hiện gián tiếp qua ROX Group, khi bà đang là Chủ tịch tập đoàn này.

Nhóm công ty thành viên của ROX Group và đơn vị có liên quan gián tiếp đến tập đoàn này gồm Công ty cổ phần Rox Key Holdings nắm 2,4% vốn MSB; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB;

Ngoài ra, các công ty khác ngoài ROX Group cũng giữ tỷ lệ trên 1% là Công ty cổ phần Đầu tư và cho thuê tài sản TNL, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB; Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài là 4,96% và Công ty TNHH Thành phố công nghệ xanh Hà Nội 4,97%.

Tổng cộng, nhóm của ROX Group và một số doanh nghiệp khác đang giữ hơn 20% vốn MSB.

Bên cạnh đó, danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn của nhà băng tư nhân này còn có quỹ ngoại Buenavista Holdings Limited, với hơn 2%. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cũng nắm hơn 6% vốn MSB và trong lộ trình thoái vốn khỏi nhà băng này.

Ngoài ra, danh sách này gồm một cá nhân duy nhất đứng tên trên 1% vốn của MSB là ông Niliesh Ratital Banglorewala. Ông từng làm Giám đốc khối quản lý tài chính tại MSB và có thời gian ngắn là thành viên Hội đồng quản trị của PGBank.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

Nhóm doanh nghiệp bất động sản nắm trên 20% vốn MSB

ROX Group, tiền thân là TNG Holding và một số doanh nghiệp bất động sản nắm giữ lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Hàng hải.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan. Theo công bố của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), có 1 cá nhân và 10 doanh nghiệp giữ từ 1% vốn nhà băng này.

Danh sách này không thể hiện tỷ lệ sở hữu của ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch MSB và người thân. Tuy nhiên, sự hiện diện của vợ ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thể hiện gián tiếp qua ROX Group, khi bà đang là Chủ tịch tập đoàn này.

Nhóm công ty thành viên của ROX Group và đơn vị có liên quan gián tiếp đến tập đoàn này gồm Công ty cổ phần Rox Key Holdings nắm 2,4% vốn MSB; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB;

Ngoài ra, các công ty khác ngoài ROX Group cũng giữ tỷ lệ trên 1% là Công ty cổ phần Đầu tư và cho thuê tài sản TNL, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB; Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài là 4,96% và Công ty TNHH Thành phố công nghệ xanh Hà Nội 4,97%.

Tổng cộng, nhóm của ROX Group và một số doanh nghiệp khác đang giữ hơn 20% vốn MSB.

Bên cạnh đó, danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn của nhà băng tư nhân này còn có quỹ ngoại Buenavista Holdings Limited, với hơn 2%. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cũng nắm hơn 6% vốn MSB và trong lộ trình thoái vốn khỏi nhà băng này.

Ngoài ra, danh sách này gồm một cá nhân duy nhất đứng tên trên 1% vốn của MSB là ông Niliesh Ratital Banglorewala. Ông từng làm Giám đốc khối quản lý tài chính tại MSB và có thời gian ngắn là thành viên Hội đồng quản trị của PGBank.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

Hai quỹ ngoại nắm trên 1% vốn HDBank

HDBank có hai quỹ ngoại đang nắm giữ trên 1% vốn điều lệ, bên cạnh cổ đông lớn Sovico liên quan tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, gồm hai quỹ ngoại và một doanh nghiệp liên quan đến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Trong đó, quỹ đầu tư từ Phần Lan Pyn Elite Fund (Non-Ucits) đang nắm 2,2% vốn HDBank. Đơn vị này cũng giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng khác như SHB, STB, MBB, CTG, TPB.

Đơn vị còn lại là Baillie Gifford Pacific Fund, quỹ ngoại sở hữu 2,19% cổ phần HDBank. Quỹ ngoại này thành lập từ 1989, chuyên đầu tư vào khu vực châu Á (trừ Nhật Bản), danh mục gồm nhiều khoản đầu tư vào các doanh nghiệp lớn như Samsung Electronics, Tencent, Luckin Coffee… Quỹ ngoại này cũng đang sở hữu một số cổ phiếu ngân hàng khác với tỷ lệ thấp hơn như VCB, MBB.

Danh sách cổ đông lần này không cho thấy tỷ lệ nắm giữ trực tiếp của tỷ phú Nguyễn Phương Thảo, mà qua sở hữu của Công ty cổ phần Sovico. Công ty này có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, do ông Phạm Khắc Dũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Ông Dũng giữ hơn 417,7 triệu cổ phiếu HDB. Mức này tương đương tỷ lệ sở hữu gần 14,3% ngân hàng.

Ông Phạm Khắc Dũng cũng đang là Phó tổng giám đốc Tập đoàn đa ngành Sovico – doanh nghiệp được sáng lập bởi tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch HDBank.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, các nhà băng phải công bố thông tin cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ và người có liên quan. Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước. Đồng thời, luật mới cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

LPBank chỉ có hai cổ đông nắm trên 1% cổ phần nhà băng

Ngoài ông Nguyễn Đức Thụy và VNPost, 90% vốn điều lệ của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam là do các cổ đông sở hữu dưới 1% đứng tên.

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi.

Theo đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vẫn đang nắm gần 167,2 triệu cổ phiếu LPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,54%. Người có liên quan VNPost sở hữu hơn 225.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ chưa đến 0,09%.

Cổ đông còn lại thể hiện trên báo cáo là ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch LPBank với hơn 70,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 2,765%. Người có liên quan ông Thuỵ nắm gần 3.900 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,0002%.

Như vậy, theo danh sách do nhà băng công bố, hơn 90% cổ phần của LPBank là do các cổ đông “nhỏ” sở hữu dưới 1% vốn đứng tên.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan. Danh sách “những người có liên quan” của cổ đông được mở rộng so với trước, gồm cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con rể, anh chị em vợ, anh chị em chồng, anh em chị dâu, ông bà nội ngoại, dì bác cô chú…

Tháng 7, LPBank cũng vừa hoàn tất việc đổi tên từ Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam. Điều này, theo lãnh đạo ngân hàng nhằm hiện thực hóa chiến lược thay đổi, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và mang lại thịnh vượng cho cộng đồng. Đại diện ban lãnh đạo LPBank cho biết, thêm rằng trong quan niệm của người Á Đông hai chữ “lộc, phát” tượng trưng cho phát triển, tài lộc và may mắn.

Từ năm ngoái, ngân hàng này đã đổi nhận diện thương hiệu, từ LienVietPostBank thành LPBank, sau khi Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) có kế hoạch thoái vốn.

Những thay đổi về thương hiệu và nhân sự cũng diễn ra sau khi ông Thụy lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Thụy được bầu vào Hội đồng quản trị LPBank từ cuối tháng 4/2021 và làm Phó chủ tịch ngân hàng khoảng một tuần sau đó. Cuối năm 2022, ông được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Quỳnh Trang

VPBank có 13 cổ đông cá nhân nắm từ 1% vốn

13 cá nhân hiện nắm giữ từ 1% vốn của VPBank với tổng sở hữu 40,8% cổ phần.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng.

Theo công bố của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tính đến 19/7, VPBank có 13 cá nhân sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Tổng cộng, 13 người này nắm giữ hơn 40,8% vốn VPBank.

Với nhóm tổ chức, Sumitomo Mitsui nắm hơn 15% cổ phần nhà băng. Công ty cổ phần Diera Corp nắm hơn 4,39%, người có liên quan doanh nghiệp này nắm 13,65%. Composite Capital Master nắm 2,73%; Vietnam Enterprise nắm 1,28% và người có liên quan nắm 2,19%.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank, tính đến 19/7, nắm hơn 328,5 triệu cổ phiếu VPB, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 4,14%. Người có liên quan tới ông Dũng nắm giữ 2,34 tỷ cổ phiếu, tương đương sở hữu 29,5% vốn điều lệ.

Như vậy, ông Dũng và người có liên quan nắm giữ hơn 33,6% vốn điều lệ VPBank trong khi tỷ lệ sở hữu công bố cuối năm 2023 là 13%. Sự khác biệt này là do kể từ 1/7, theo Luật các tổ chức tín dụng mới, cổ đông và người có liên quan được phép nắm giữ 15% thay vì 20% như trước. Trường hợp nhóm này sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới (tức tỷ lệ sở hữu trước 1/7) vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông có liên quan đến ông Dũng thay đổi lớn một phần do quy định mới mở rộng hơn về “những người có liên quan”. Theo đó, danh sách những người có liên quan được mở rộng so với trước, gồm cả cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, anh em rể, chị em dâu, ông bà nội ngoại…

Bên cạnh đó, pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là “người có liên quan”.

Quỳnh Trang

17 cổ đông trong nước nắm hơn 60% vốn Ngân hàng Phương Đông

OCB có sở hữu cô đặc khi 17 cá nhân, doanh nghiệp trong nước nắm hơn 60% cổ phần ngân hàng tư nhân này.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố danh sách thuộc diện này.

Theo đó, OCB có 20 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó gồm 3 cổ đông ngoại là Aozora Bank (15%), Portal Global Limited (3%) và Pyn Elite Fund (2,4%). 17 cá nhân và doanh nghiệp trong nước còn lại nắm giữ hơn 60% vốn điều lệ.

Với nhóm nhà đầu tư cá nhân, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch OCB cùng người có liên quan, nắm giữ tổng cộng 19,9% vốn điều lệ. Một số cá nhân khác nắm giữ lượng lớn cổ phiếu OCB gồm bà Trịnh Mai Linh, Trịnh Mai Vân, ông Nguyễn Đức Toàn, bà Cao Thị Quế ANh, bà Trịnh Thị Mai Anh, ông Phan Trung.

Về phía tổ chức, ngoài Văn phòng Thành uỷ sở hữu 3,65% vốn, 9 doanh nghiệp đang nắm giữ 31,6% cổ phần Ngân hàng Phương Đông.

Nhóm này gồm Tổng công ty Bến Thành – TNHH MTV (4,96%), Công ty cổ phần đầu tư Bình An House (4,7%), Công ty cổ phần Greenwave Capital (4,4%), Công ty cổ phần Đầu tư HVR (3,85%), Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh (3,2%), Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Hve (3,1%), Công ty cổ phần Next Green Capital (2,89%), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số (3,26%), Công ty TNHH Đầu tư TQA (1,1%).

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, danh sách “những người có liên quan” của cổ đông được mở rộng so với trước, gồm cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con rể, anh chị em vợ, anh chị em chồng, anh em chị dâu, ông bà nội ngoại, dì bác cô chú…

Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là “người có liên quan”.

Điểm quan trọng khác trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi là việc giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

Ông Ngô Chí Dũng và người liên quan nắm hơn 33% vốn VPBank

Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng và người có liên quan nắm 33,6% vốn ngân hàng này, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 14% công bố hồi đầu năm.

Theo công bố của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tính đến 19/7, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank nắm hơn 328,5 triệu cổ phiếu VPB, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 4,14%. Người có liên quan tới ông Dũng nắm giữ 2,34 tỷ cổ phiếu, tương đương sở hữu 29,5% vốn điều lệ.

Như vậy, ông Dũng và người có liên quan nắm giữ hơn 33,6% vốn điều lệ VPBank cao hơn nhiều so với tỷ lệ sở hữu 14% công bố cuối năm 2023.

Kể từ 1/7, theo Luật các tổ chức tín dụng mới, cổ đông và người có liên quan được phép nắm giữ 15% thay vì 20% như trước. Trường hợp nhóm này sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới (tức tỷ lệ sở hữu trước 1/7) vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông có liên quan đến ông Dũng thay đổi lớn một phần do quy định mới mở rộng hơn về “những người có liên quan”. Theo đó, danh sách những người có liên quan được mở rộng so với trước, gồm cả cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, anh em rể, chị em dâu, ông bà nội ngoại…

Bên cạnh đó, pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là “người có liên quan”.

Tính đến 19/7, VPBank có 13 cá nhân sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Tổng cộng, 13 người này nắm giữ hơn 40,8% vốn VPBank.

Với nhóm tổ chức, Sumitomo Mitsui nắm hơn 15% cổ phần nhà băng. Công ty cổ phần Diera Corp nắm hơn 4,39%, người có liên quan doanh nghiệp này nắm 13,65%. Composite Capital Master nắm 2,73%; Vietnam Enterprise nắm 1,28% và người có liên quan nắm 2,19%.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%.

Quỳnh Trang

CEO Techcombank hé lộ kế hoạch trả cổ tức sau 10 năm không chia

Sau một thập kỷ giữ lại lợi nhuận, Techcombank dự kiến chia cổ tức với mức lợi tức 5% mỗi năm, ngang gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tại hội nghị với nhà đầu tư vừa diễn ra, Tổng giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ông Jens Lottner nói: “10 năm qua chúng tôi nhất quán với chính sách giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư. Nhưng đây là thời điểm chúng tôi cân nhắc lại”.

Khẳng định Techcombank vẫn theo đuổi định hướng tái đầu tư đảm bảo động lực tăng trưởng, tuy nhiên, theo ông Jens Lottner, việc giữ lại quá nhiều vốn một cách không cần thiết lại không có lợi.

“Chúng tôi cho rằng với mức đủ vốn hiện tại và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng 20% hằng năm, việc trả cổ tức hằng năm trong thời gian tới là khả thi. Kế hoạch này chúng tôi sẽ xin ý kiến cổ đông cụ thể trong đại hội cổ đông sắp tới”, ông Jens nói.

Nói thêm về kế hoạch này, ông Phùng Quang Hưng, Phó tổng giám đốc Techcombank, cho biết ngân hàng dự kiến chia cổ tức tiền mặt ít nhất 20% lợi nhuận sau thuế hằng năm. Ước tính, tỷ lệ trả cổ tức tương đương 15% so với mệnh giá hiện nay.

“Có nghĩa, nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu TCB với thị giá hiện tại có thể được hưởng lợi tức khoảng 5% một năm, tương đương với mức lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Điều này đảm bảo lợi ích và dòng tiền thường xuyên cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông dài hạn”, ông Hưng nói.

Tại cuộc họp, nhiều cổ đông cũng đặt câu hỏi về rủi ro với mảng cho vay bất động sản của Techcombank trong bối cảnh thị trường khó khăn.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Ngân hàng bán lẻ Techcombank cho biết, cho vay bất động sản hiện chiếm 40% tổng dư nợ của nhà băng, gồm cho vay các nhà phát triển bất động sản, doanh nghiệp xây dựng, sản xuất cung cấp vật liệu xây dựng…

“Techcombank có mô hình quản trị rủi ro khác biệt với chuỗi giá trị quản trị từ đầu vào cho tới đầu ra. Cách làm đồng bộ này tới nay đã chứng minh được hiệu quả quản lý từ đầu đến cuối dòng tiền và kiểm soát rủi ro”, ông Tuấn nói.

Tỷ lệ nợ xấu với nhóm doanh nghiệp, gồm cả bất động sản, theo đại diện của Techcombank gần như bằng 0% dù bối cảnh chu kỳ ngành đi xuống. Điều này cho thấy sự am hiểu cũng như chọn lọc kỹ càng của Techcombank khi bắt tay với đối tác. Còn với phân khúc cho vay cá nhân mua bất động sản, theo đại diện ngân hàng, rủi ro này được phân tán trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế tùy thuộc vào thu nhập và lĩnh vực của khách hàng vay.

Năm 2023 với nhiều thách thức nhưng tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đến cuối 2023 là 1,19%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 1,5% đề ra. Bên cạnh đó, Techcombank luôn trích lập chi phí dự phòng rủi ro một cách thận trọng và an toàn nhất, ông Tuấn nói.

Tại cuộc họp, bà Lê Thanh Hằng, Cố vấn quan hệ nhà đầu tư của nhà băng, cũng cho biết, dư nợ cho vay tái cơ cấu theo Thông tư 02 đến hết 2023 ở mức dưới 2.000 tỷ đồng. Với tình trạng khách hàng hiện tại, theo bà, rủi ro chuyển nợ xấu là rất thấp. Ngân hàng cũng đã trích lập đủ 100% cho nhóm này trong khi Thông tư 02 chỉ yêu cầu trích lập 50%. Trong trường hợp Thông tư 02 không được gia hạn, bà Hằng khẳng định điều này gần như không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Techcombank.

Quỳnh Trang

Loạt lãnh đạo SeABank muốn bán lượng lớn cổ phiếu

8 thành viên ban điều hành của SeABank đăng ký bán tổng cộng 22 triệu cổ phiếu SSB trên 24 triệu cổ phiếu đang nắm giữ.

Dự kiến, quyền tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sẽ hoàn tất giao dịch bán ra hai tháng cuối năm. Hầu hết lãnh đạo này sẽ chỉ giữ lại khoảng 5-10% cổ phiếu đang sở hữu.

Đơn cử, quyền tổng giám đốc Lê Quốc Long đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu trên 3,2 triệu cổ phiếu SSB đang nắm giữ. Hai phó tổng giám đốc khác là ông Vũ Đình Khoán và Hoàng Mạnh Phú mỗi người đăng ký bán khoảng 5 triệu cổ phiếu trên 5,2-5,3 triệu cổ phiếu sở hữu…

Cũng trong khoảng thời gian này, ông Lê Tuấn Anh, con trai của Phó chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga, cũng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu trong khi bà Nga đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu nhà băng.

Dàn lãnh đạo SeABank đăng ký bán gần hết cổ phiếu ngay sau khi nhà băng này thông báo nới lỏng điều kiện hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP.

ESOP là chương trình phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi thấp hơn thị trường, được xem như chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên có thành tích tốt, đặc biệt là quản lý cấp cao của ngân hàng.

Nhà băng này từng có hai đợt phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động, giá từ 15.000 đồng một cổ phiếu. Năm 2021, SeABank bán hơn 23 triệu cổ phiếu ESOP giá 15.000-16.800 đồng, hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm. Cuối năm 2022, SeABank tiếp tục phân phối khoảng 59 triệu cổ phiếu ưu đãi cho người lao động giá 15.000 đồng, hạn chế chuyển nhượng trong 1-2 năm.

Sau gần 3 năm đưa cổ phiếu lên sàn HoSE, cổ phiếu SSB đang giao dịch quanh vùng 23.000 đồng, thấp hơn khoảng 20% so với mức kỷ lục nhưng cao hơn 50% so với giá cổ phiếu ESOP phát hành cho người lao động.

Cuối tháng 7, cổ phiếu của nhà băng này được HoSE đưa vào rổ VN30-Index, chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản cao nhất trên HoSE.

Mới đây, nhà băng này bất ngờ thông báo dừng chào bán riêng lẻ 94,6 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại đến từ Na Uy như kế hoạch trước đó. Số cổ phiếu dự kiến chào bán riêng lẻ tương đương 4,6% cổ phiếu đang lưu hành.

Cuối tháng 11, SeABank dự kiến phát hành tối đa 42 triệu cổ phiếu ESOP với mức giá ưu đãi 12.000 đồng một cổ phiếu cho hơn 2.000 nhân viên đáp ứng tiêu chí về thâm niên, hiệu quả công việc, nhóm chức danh.

Quỳnh Trang