Chứng khoán

Chứng khoán giảm mạnh nhất một tháng rưỡi

Áp lực xả hàng các mã vốn hóa lớn khiến VN-Index giảm gần 9 điểm trong ngày đầu tuần, đánh dấu phiên giảm sâu nhất kể từ giữa tháng 7.

Đây là phiên giảm mạnh nhất trong chuỗi hồi phục đưa VN-Index từ vùng 1.150 điểm lên mức hiện tại.

Buổi sáng, VN-Index có lúc tăng vượt mốc 1.270 điểm. Tuy nhiên, chỉ số không thể duy trì sắc xanh bởi áp lực bán mạnh được kích hoạt trước giờ nghỉ trưa. Chỉ số đóng cửa tại 1.260 điểm, kéo dài chuỗi giảm sang phiên thứ ba liên tiếp.

Rổ VN30 tác động tiêu cực đến chỉ số đại diện cho sàn TP HCM khi có đến 26 mã chốt phiên dưới tham chiếu. VIC giảm 2,8%, trở thành cổ phiếu khiến VN-Index giảm điểm nhiều nhất. BID, VHM, VCB, HPG, GVR và HDB xếp tiếp theo trong danh sách này khi đều hạ 1-3%.

Thị trường bị bao phủ bởi sắc đỏ với 326 cổ phiếu giảm, trong khi số lượng cổ phiếu tăng chỉ 130 mã. Nhóm bất động sản bị xả hàng quyết liệt, đặc biệt là các mã vốn hóa vừa và nhỏ như DIG, KHG, NBB, SCR, LDG.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng, thép, dầu khí có sự phân hóa rõ rệt khi một số mã giảm trên 3% nhưng một số mã ngược dòng thị trường tăng hơn 4%. Cổ phiếu chứng khoán – nhóm được dự báo hưởng lợi từ thông tin rút ngắn chu kỳ thanh toán chứng khoán – diễn biến tương tự. Các mã trụ của nhóm chứng khoán như SSI, VND, VCI, HCM cùng mất trên 1,5%, còn những mã vốn hoá nhỏ như VIX, APG tăng nhẹ.

Thanh khoản thị trường đạt 14.840 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tiền vẫn tập trung nhiều nhất vào nhóm tài chính và công nghiệp, sau đó đến bất động sản và nguyên vật liệu.

DIG, cổ phiếu từng được độc giả VnExpress chọn là mã sinh lời tốt nhất trong năm 2021, bị bán mạnh và nhiều nhất trong phiên hôm nay. Mã này giảm 6,3% so với tham chiếu và khớp lệnh hơn 566 tỷ đồng. HPG, VND, VPB và SSI đứng sau về thanh khoản khi mỗi mã đạt 400-550 tỷ đồng.

Thanh khoản giao dịch thỏa thuận xấp xỉ 1.700 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu của Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSC) có giá trị sang tay cao nhất với 560 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hạ nhiệt trong phiên đầu tuần. Khối ngoại mua vào gần 500 tỷ đồng và bán ra 726 tỷ đồng. Đây là phiên bán ròng thứ hai liên tiếp, trong đó KBC, MSN và VHM bị bán mạnh nhất.

Phương Đông

Rút ngắn chu kỳ thanh toán chứng khoán từ ngày 29/8

Từ ngày 29/8, nhà đầu tư sẽ giao dịch chứng khoán ngay từ chiều ngày T+2 thay vì đợi đến ngày T+3 như hiện nay.

Quy chế giao dịch mới vừa được Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ký và sẽ có hiệu lực từ ngày 29/8. Nhà đầu tư có giao dịch mua, bán chứng khoán ngày 25/8 (ngày T+0) sẽ nhận được chứng khoán, tiền trước 13h ngày 29/8 (ngày T+2) để có thể thực hiện ngay mua, bán.

Theo quy chế mới, VSD và ngân hàng sẽ đẩy nhanh việc hoàn tất thanh toán chứng khoán và thanh toán tiền cho nhà đầu tư, từ 15h30-16h00 như hiện nay lên 11h-11h30 ngày T+2. Trường hợp có phát sinh thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền, thời gian hoàn tất thanh toán chậm nhất là 12h.

Thành viên lưu ký phải đảm bảo thực hiện phân bổ tiền và chứng khoán cho khách hàng trước 13h, đồng thời thông báo cho VSD về kết quả thực hiện chậm nhất 16h30 cùng ngày.

Với chu kỳ hiện tại, mặc dù khách hàng khi mua, bán chứng khoán sẽ nhận được tiền và chứng khoán vào ngày T+2 nhưng việc giao dịch chỉ có thể bắt đầu từ sáng T+3 bởi thời gian nhận chứng khoán và tiền sau khi phiên giao dịch kết thúc (sau 15h). Với chu kỳ mới, khách hàng có thể giao dịch chứng khoán ngay trong chiều T+2, mà không phải đợi sang sáng ngày T+3 như hiện nay.

Theo VSD, quy chế mới sẽ đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảm đảm), qua đó mang lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư và thị trường.

Ngoài nội dung về thời gian thanh toán, quy chế mới cũng bổ sung một số trường hợp xử lý vi phạm quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

Minh Sơn

Chuyên gia SSIAM lý giải hiệu suất sinh lời tốt của quỹ VLGF

Sự tổng hòa của đội ngũ, quy trình, chiến lược đầu tư và cơ hội thị trường giúp VLGF có hiệu suất sinh lời tốt, theo ông Nguyễn Bá Huy, Giám đốc đầu tư của SSIAM.

7 tháng đầu năm, VLGF ghi nhận là quỹ có tỷ suất sinh lời cao trong các quỹ có quy mô trên 1.000 tỷ đồng, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về kết quả đầu tư của VLGF?

– Về tổng quan, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh mạnh trong nửa đầu năm 2022 do các yếu tố trong và ngoài nước. Các chỉ số thị trường cũng ghi nhận mức thanh khoản sụt giảm đáng kể.

Tuy vậy, Quỹ Đầu tư tăng trưởng dài hạn Việt Nam (VLGF) vẫn có hiệu suất vượt trội. Tỷ suất lợi nhuận kể từ đầu năm là âm 2,64%, tốt hơn mức giảm của VN-Index là 14,9% (tính đến ngày 16/8).

Ông Nguyễn Bá Huy, CFA - Giám đốc đầu tư - Công ty TNHH Quản lý Qũy SSI (SSIAM).

Ông Nguyễn Bá Huy, CFA – Giám đốc đầu tư – Công ty TNHH Quản lý Qũy SSI (SSIAM).

Theo ông, nhờ đâu quỹ VLGF có kết quả khả quan như vậy?

– Chúng tôi luôn tuân thủ chiến lược đầu tư dài hạn của quỹ, hiểu rõ từng khoản đầu tư trong danh mục đồng thời theo sát tình hình các doanh nghiệp, tình hình kinh tế vĩ mô để phân bổ danh mục một cách tối ưu.

Như trong tháng 7 vừa qua, chúng tôi đã rà soát kỹ lưỡng danh mục của VLGF và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại. Cụ thể là giảm tỷ trọng ở các cổ phiếu có tính chu kỳ bị ảnh hưởng bởi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng và tăng tỷ trọng ở các doanh nghiệp có tính phòng thủ. Bên cạnh đó, VLGF giải ngân vào một số mã giảm quá mức trong khi doanh nghiệp vẫn tích cực và định giá hấp dẫn.

Quy trình quản trị danh mục chặt chẽ và mang tính kỷ luật từ khâu nghiên cứu lựa chọn cơ hội đầu tư, thực hiện giao dịch, quản trị rủi ro, giám sát… cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp VLGF duy trì tỷ suất đầu tư vượt trội lâu dài.

Tóm lại, có được kết quả trên cũng như khả năng duy trì hiệu quả đầu tư vượt trội trong dài hạn là nhờ sự tổng hòa của nhiều yếu tố bao gồm đội ngũ, quy trình, chiến lược đầu tư và cơ hội thị trường.

Hiện VLGF phân bổ danh mục đầu tư vào những ngành nào, thưa ông?

– Các nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tiện tại của VLGF lần lượt là tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin và tiện ích, ngoài ra quỹ cũng duy trì một tỷ trọng tiền mặt để thực hiện giải ngân khi có cơ hội tốt.

Trong tháng 7 nhóm Tài chính bắt đầu có sự khởi sắc rõ nét khi tăng 5,3% sau nhiều tháng trầm lắng, giúp thị trường lấy lại trạng thái cân bằng khi VNIndex tăng 0,7%. Tính riêng Q2/2022, tổng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết ghi nhận tốc độ tăng trưởng khoảng 36% so với cùng kỳ và là nhóm có đóng góp tích cực nhất trong bức tranh lợi nhuận toàn thị trường.

Nếu tính từ đầu năm, nhóm ngành Công nghệ thông tin là nhóm duy nhất đạt tăng trưởng dương 5,5%.

Quỹ đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt ở mức lớn khoảng 20% để giữ sự chủ động trước những biến động có thể xảy ra trước khi thị trường quay lại xu hướng tăng dài hạn.

Tỷ lệ phân bổ danh mục đầu tư vào các ngành của VLGF.

Tỷ lệ phân bổ danh mục đầu tư vào các ngành của VLGF.

Giữa một tập hợp đa dạng quỹ mở như hiện nay, theo ông đâu là điểm khác biệt để nhà đầu tư lựa chọn rót vốn vào VLGF?

– Trên thị trường có nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư. Tuy nhiên, mỗi quỹ đều có mục tiêu đầu tư, chiến lược và phong cách đầu tư khác nhau, phù hợp với mục tiêu và khẩu vị rủi ro khác nhau của nhà đầu tư.

Hai quỹ tương đồng về chiến lược và quy mô nhưng được quản lý bởi các đội ngũ đầu tư khác nhau cũng có thể dẫn đến hiệu suất đầu tư khác nhau.

Có thể hiểu như sau, Quỹ mở trái phiếu phân bổ đầu tư chủ yếu vào các tài sản thu nhập cố định (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…), do vậy thường có mức rủi ro thấp hơn, độ biến động thấp hơn và kèm theo là mức lợi suất kỳ vọng thấp hơn.

Các ETF cổ phiếu thường có chiến lược đầu tư thụ động, mô phỏng theo biến động của chỉ số cổ phiếu trên thị trường (VN30, VNDiamond, VNFinlead…). Các cổ phiếu trong danh mục của quỹ không cần trải qua quá trình đánh giá phân tích riêng biệt về yếu tố cơ bản, mà thường được phân bổ theo tỷ trọng của cổ phiếu đó trong chỉ số. Do vậy hiệu suất đầu tư của ETF tương đồng với biến động của chỉ số thị trường.

Còn nếu so với các quỹ mở cổ phiếu khác, mỗi đơn vị sẽ có chiến lược đầu tư khác nhau, quy mô tài sản và cách phân bổ tài sản khác nhau tùy theo phong cách đầu tư của công ty quản lý quỹ cũng như người quản lý quỹ. Nhà đầu tư cần xác định rõ mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi ro của bản thân, mức độ uy tín của đơn vị quản lý… để lựa chọn quỹ mở phù hợp.

Như tính từ đầu năm đến hết tháng 7 vừa qua, cùng là quỹ mở cổ phiếu theo phong cách đầu tư chủ động như VLGF, nhiều quỹ có mức lợi nhuận âm 22%-23%, cá biệt có quỹ âm ~28%. Trong cùng giai đoạn, VLGF cũng ghi nhận lợi suất âm, nhưng với cách nhìn nhận và chiến lược phân bổ thận trọng trong thời gian qua, mức âm của VLGF chỉ 5.5%, thấp hơn đáng kể so với mức sụt giảm chung của thị trường….

Vậy còn điểm khác biệt với những sản phẩm Quỹ khác của SSIAM như quỹ mở trái phiếu, cổ phiếu, ETF?

– Tuy đều là sản phẩm do SSIAM quản lý, song hiệu suất đầu tư có thể khác nhau do mỗi quỹ có các đặc điểm khác nhau, tùy theo loại quỹ (cổ phiếu, trái phiếu), chiến lược đầu tư của quỹ (chủ động, thụ động), quy mô của quỹ…. và tất nhiên có thể còn do đội ngũ quản lý khác nhau.

Ví dụ, so với quỹ mở cổ phiếu SSI-SCA, VLGF có quy mô tổng tài sản lớn hơn và tập trung nhiều hơn vào các cổ phiếu large-cap đầu ngành, có thanh khoản cao, trong khi đó SSI-SCA có thể phân bổ nhiều hơn vào các cổ phiếu midcap có tiềm năng tăng trưởng cao.

Nói rõ hơn, VLGF là quỹ mở đầu tư cổ phiếu do SSIAM quản lý, có chiến lược chủ động (hướng đến mức tỷ suất lợi nhuận vượt trội so với thị trường), lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu được đánh giá là tốt nhất thị trường, có tỷ trọng phân bổ tài sản linh hoạt nhằm gia tăng giá trị một cách bền vững cho nhà đầu tư.

Ngoài quỹ mở cổ phiếu, SSIAM còn đang quản lý 3 quỹ ETF là ETF SSIAM VNFin Lead, ETF SSIAM VN30, ETF SSIAM VNX50, nhằm phục vụ cho các NĐT có nhu cầu đạt được sự đa dạng hóa danh mục ở một nhóm cổ phiếu trong chỉ số tương ứng là VNFIN LEAD, VN30 và VNX50.

Đối với nhà đầu tư có nhu cầu bảo toàn vốn trong khi vẫn có một mức thu nhập cố định thì có thể đầu tư vào sản phẩm quỹ mở trái phiếu SSIBF của SSIAM.

Tuệ An

Chiến lược xuyên suốt dài hạn của quỹ Quỹ đầu tư Tăng trưởng dài hạn Việt Nam – VLGF là chú trọng yếu tố giá trị, tập trung đầu tư vào các nhóm ngành, doanh nghiệp hàng đầu có nền tảng cơ bản tốt, có triển vọng tăng trưởng cao trong nhiều năm tới, giá cổ phiếu có tiềm năng tăng giá bền vững và có mức tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh rủi ro vượt trội so với thị trường. Để tìm hiểu về VLGF.
Nhà đầu tư xem tại đây.

Chứng khoán BOS thay dàn lãnh đạo mới

Sau khi hai thành viên cuối cùng của HĐQT xin từ nhiệm, Công ty cổ phần Chứng khoán BOS đã bầu bổ sung 3 nhân sự mới.

Các thành viên HĐQT vừa được bầu tại phiên họp thường niên lần thứ 3 của Chứng khoán BOS gồm ông Lê Bá Phương, Trịnh Văn Nam và bà Phạm Thị Thanh Mai.

Trong đó, ông Lê Bá Phương làm Chủ tịch HĐQT. Trước đây, ông Phương chưa giữ vai trò nào tại công ty chứng khoán liên quan đến nhiều lãnh đạo FLC này. Còn tại FLC, ông từng làm thành viên ban kiểm soát trước khi từ nhiệm năm 2014.

Ông Chu Tiến Vượng – người tiền nhiệm của ông Phương mới đây đã thôi chức Chủ tịch HĐQT Chứng khoán BOS vì lý do cá nhân. Ông Vượng từng là thành viên HĐQT độc lập của BOS và được bầu làm chủ tịch từ tháng 4 thay bà Hương Trần Kiều Dung.

Các thành viên mới của HĐQT và Ban kiểm soát Chứng khoán BOS.

Các thành viên mới của HĐQT và Ban kiểm soát Chứng khoán BOS.

Ông Trịnh Văn Nam và bà Phạm Thị Thanh Mai giữ vai trò thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng bầu bổ sung bà Bùi Thị Quỳnh Trang làm thành viên ban kiểm soát.

Tại phiên họp thường niên lần 3, đại hội đồng cổ đông BOS cũng thông qua kế hoạch đạt doanh thu 110 tỷ đồng và lãi trước thuế 50 tỷ đồng cả năm nay. Các chỉ tiêu này đều tăng nhẹ với mức thực hiện năm 2021.

Tuy nhiên, đến nay, chứng khoán BOS vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh hai quý đầu năm nay với lý do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa cấp phép thay đổi người đại diện theo pháp luật nên không thể phát hành báo cáo tài chính.

Anh Tú

Gần 19 triệu cổ phiếu FLC treo giá sàn

Cổ phiếu FLC và HAI bị bán tháo phiên thứ hai sau thông tin Sở HoSE xem xét đình chỉ giao dịch, với thanh khoản giảm và dư bán tiếp tục tăng cao.

Tương tự hai phiên gần đây, xu hướng giằng co của thị trường chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi cả bên mua và bán vẫn giữ trạng thái thận trọng.

VN-Index mở cửa sát tham chiếu và gần như đi ngang trong cả phiên sáng. Sự phân hóa tiếp tục lên cao khi dòng tiền chỉ hướng vào một số mã nhất định. Trong khi nhóm chứng khoán và hàng tiêu dùng giữ sắc xanh, ngân hàng và bất động sản chịu áp lực.

Điểm nhấn của thị trường xuất hiện trong phiên chiều khi chỉ số của sàn HoSE lùi về dưới 1.270 điểm rồi bật ngược trở lại lên vùng 1.280 điểm chỉ trong ít phút. Dù vậy, sắc xanh nhanh chóng thu hẹp khi bên bán chủ động hơn. Kết quả là VN-Index đóng cửa sát tham chiếu phiên thứ ba liên tiếp, nhưng hôm nay là sắc đỏ, giảm 1,6 điểm. VN30-Index cũng trong trạng thái tương tự, lùi nhẹ về dưới 1.300 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index hôm nay diễn biến cùng chiều, cùng chốt phiên dưới tham chiếu.

VN-Index chốt phiên 18/8 giảm 1,6 điểm, phiên thứ ba liên tiếp đòng cửa gần tham chiếu. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 18/8 giảm 1,6 điểm, phiên thứ ba liên tiếp đòng cửa gần tham chiếu. Ảnh: VNDirect

Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện với hơn 300 mã giảm ghi nhận trên sàn HoSE, so với 132 mã tăng. Riêng nhóm vốn hóa lớn, số mã giảm cũng chiếm ưu thế với tỷ lệ 15:11.

Tác động tích cực đến thị trường là nhóm cổ phiếu chứng khoán và hàng tiêu dùng. Trong VN30, SAB và SSI là hai mã tăng trên 2%, VNM có thêm hơn 1%, MSN tăng 0,6%. Trong nhóm chứng khoán, các mã mid-cap có phần tích cực hơn. BSI chốt phiên sát mức trần, HCM có thêm gần 5%, CTS, VIX tăng quanh ngưỡng 3%.

Ở chiều ngược lại, ngân hàng và bất động sản chịu áp lực. NVL, CTG giảm mạnh nhất nhóm vốn hóa lớn, mất trên 1%. Một số mã ngân hàng khác như BID, STB, VIB, TCB cũng chốt phiên trong sắc đỏ. Trong nhóm bất động sản, các cổ phiếu được chú ý như DIG, CEO, CII, NBB, NLG, QCG đều ở dưới tham chiếu.

Với nhóm đầu cơ, nhóm FLC tiếp tục bị bán tháo. Cổ phiếu FLC và HAI – hai mã bị Sở HoSE xem xét diện đình chỉ giao dịch – tiếp tục nằm sàn. Thanh khoản của FLC và HAI đều giảm, trong khi dư bán sàn tăng cao. Cuối phiên, gần 19 triệu cổ phiếu FLC treo giá sàn, gần 4,5 triệu cổ phiếu HAI cũng trong trạng thái tương tự. Trong nhóm này, chỉ có ART giữ sắc xanh sau thông tin bổ sung nhân sự mới.

Thanh khoản sàn HoSE giảm nhẹ so với hôm qua, ghi nhận hơn 15.300 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch ở nhóm VN30 có phần tích cực hơn với hơn 6.500 tỷ. Khối ngoại hôm nay mua ròng trên HoSE với giá trị hơn 100 tỷ đồng.

Minh Sơn

Hai thành viên cuối cùng trong HĐQT Chứng khoán BOS từ nhiệm

Hai thành viên còn lại của Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán BOS vừa xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán BOS (ART) – công ty liên quan đến nhiều lãnh đạo FLC – chỉ còn hai thành viên sau khi ông Lê Bá Nguyên, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC, xin từ nhiệm.

Hôm nay, BOS công bố thông tin cho biết, cả hai thành viên này, gồm Chủ tịch HĐQT Chu Tiến Vượng và bà Nguyễn Quỳnh Nga, cùng có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Ông Chu Tiến Vượng từng là thành viên Hội đồng quản trị độc lập của BOS, được bầu làm Chủ tịch HĐQT từ tháng 4 thay bà Hương Trần Kiều Dung. Trong đơn xin từ nhiệm, ông Vượng cho biết đã có kế hoạch trước nên không thể tiếp tục đảm nhận công việc.

Hội đồng quản trị BOS tới đầu năm nay có 5 thành viên. Tuy nhiên, tháng 4, có 2/5 thành viên là bà Hương Trần Kiều Dung và bà Trịnh Thị Thúy Nga bị miễn nhiệm do có liên quan đến vụ án thao túng giá cổ phiếu. Đầu tháng 8, ông Lê Bá Nguyên – anh vợ ông Trịnh Văn Quyết – xin từ nhiệm sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC.

Theo báo cáo thường niên công bố cuối tháng 4, Chứng khoán BOS dự kiến năm nay có doanh thu thuần 104 tỷ đồng và lãi trước thuế 41 tỷ đồng. Chỉ tiêu này tăng nhẹ so với mức doanh thu 94 tỷ đồng và lãi trước thuế 37 tỷ của năm 2021. Tuy nhiên, kế hoạch đến nay chưa được thông qua bởi hai phiên họp thường niên trước đó đều bất thành vì cổ đông tham dự không đủ 50% cổ phần có quyền biểu quyết.

Chứng khoán BOS cũng chưa công bố kết quả kinh doanh hai quý đầu năm nay với lý do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa cấp phép thay đổi người đại diện theo pháp luật nên không thể phát hành báo cáo tài chính.

Minh Sơn

Toàn bộ thành viên HĐQT của Chứng khoán BOS xin từ nhiệm

Hai thành viên còn lại của Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán BOS vừa xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán BOS (ART) – công ty liên quan đến nhiều lãnh đạo FLC – chỉ còn hai thành viên sau khi ông Lê Bá Nguyên, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC, xin từ nhiệm.

Hôm nay, BOS công bố thông tin cho biết, cả hai thành viên này, gồm Chủ tịch HĐQT Chu Tiến Vượng và bà Nguyễn Quỳnh Nga, cùng có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Ông Chu Tiến Vượng từng là thành viên Hội đồng quản trị độc lập của BOS, được bầu làm Chủ tịch HĐQT từ tháng 4 thay bà Hương Trần Kiều Dung. Trong đơn xin từ nhiệm, ông Vượng cho biết đã có kế hoạch trước nên không thể tiếp tục đảm nhận công việc.

Hội đồng quản trị BOS tới đầu năm nay có 5 thành viên. Tuy nhiên, tháng 4, có 2/5 thành viên là bà Hương Trần Kiều Dung và bà Trịnh Thị Thúy Nga bị miễn nhiệm do có liên quan đến vụ án thao túng giá cổ phiếu. Đầu tháng 8, ông Lê Bá Nguyên – anh vợ ông Trịnh Văn Quyết – xin từ nhiệm sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC.

Theo báo cáo thường niên công bố cuối tháng 4, Chứng khoán BOS dự kiến năm nay có doanh thu thuần 104 tỷ đồng và lãi trước thuế 41 tỷ đồng. Chỉ tiêu này tăng nhẹ so với mức doanh thu 94 tỷ đồng và lãi trước thuế 37 tỷ của năm 2021. Tuy nhiên, kế hoạch đến nay chưa được thông qua bởi hai phiên họp thường niên trước đó đều bất thành vì cổ đông tham dự không đủ 50% cổ phần có quyền biểu quyết.

Chứng khoán BOS cũng chưa công bố kết quả kinh doanh hai quý đầu năm nay với lý do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa cấp phép thay đổi người đại diện theo pháp luật nên không thể phát hành báo cáo tài chính.

Minh Sơn

IFC rót 600 tỷ đồng vào một công ty nuôi heo của Việt Nam

Công ty Nông nghiệp BaF Việt Nam phát hành trái phiếu 600 tỷ đồng cho Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) với lãi suất danh nghĩa 5,25% một năm.

Nghị quyết phát hành trái phiếu cho IFC, thành viên của Ngân hàng Thế giới (World Bank), vừa được Hội đồng quản trị BaF Việt Nam thông qua. Đợt phát hành dự kiến thực hiện trong hai quý cuối năm.

Đây là trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn tối đa 7 năm với lãi suất danh nghĩa 5,25% một năm. Giá chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn phụ thuộc vào tỷ giá, cổ phiếu phát hành thêm và cổ tức. Nếu không chuyển đổi, IFC sẽ nhận lãi suất bổ sung 5,25% một năm và phần lãi suất này được tính lãi kép 10,5% một năm.

Đại diện BaF Việt Nam cho biết đã làm việc với IFC từ đầu năm ngoái cho thương vụ này. Sau khi phát hành trái phiếu, IFC sẽ cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho công ty.

Công ty dự kiến dùng 600 tỷ đồng thu từ đợt phát hành để góp vốn cho công ty con xây dựng trang trại chăn nuôi heo và bổ sung vốn lưu động. Nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi, chuồng trại và thực phẩm trong giai đoạn 2023-2028 sẽ dùng để trả gốc và lãi trái phiếu cho IFC.

BaF Việt Nam đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Nửa đầu năm nay, công ty có doanh thu gần 3.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 128 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái bởi chiến lược giảm tỷ trọng mảng kinh doanh nông sản để dồn sức cho chăn nuôi heo theo mô hình khép kín.

Công ty này đặt mục tiêu đến 2025 có khoảng 40 trang trại khắp cả nước và tổng đàn heo nái sinh sản đạt 65.000 con, còn heo thịt thương phẩm đạt 2,5 triệu con.

Phương Đông

Cổ phiếu FLC sắp bị đình chỉ giao dịch

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) sẽ đình chỉ giao dịch cổ phiếu FLC vì chưa khắc phục vi phạm về công bố thông tin.

Trong công văn gửi Tập đoàn FLC chiều 16/8, HoSE cho biết doanh nghiệp này đến nay chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm nay.

Do cổ phiếu FLC đã bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch buổi chiều) từ ngày 1/6 vì chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán nên lần này HoSE sẽ “nâng lên diện đình chỉ giao dịch”. Thời gian đình chỉ chưa được công bố.

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Nông dược HAI – một doanh nghiệp có liên quan với Tập đoàn FLC – cũng nhận thông báo về khả năng đình chỉ giao dịch với lý do tương tự.

HoSE cũng đề nghị FLC và HAI giải trình về lộ trình tổ chức đại hội cổ đông thường niên và lựa chọn đơn vị kiểm toán trước ngày 19/8.

Hôm qua, FLC đóng cửa tại 5.710 đồng, còn HAI chốt phiên ở mức 2.620 đồng.

Trước hai mã này, cổ phiếu của FLC Faros cũng bị đình chỉ giao dịch từ 12/8 vì vi phạm công bố thông tin báo cáo tài chính quý II. Trong văn bản giải trình, đại diện doanh nghiệp này cho biết theo Luật Kế toán, báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Sau khi bà Hương Trần Kiều Dung bị bắt vào cuối tháng 3, công ty đã thay đổi người đại diện pháp luật từ 21/4 nhưng đến nay chưa được Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) chấp thuận.

Tập đoàn FLC đã có những thay đổi lớn về nhân sự sau khi ông Trịnh Văn Quyết và một số lãnh đạo cấp cao bị bắt. Hội đồng quản trị công ty có thêm 3 thành viên mới vào đầu tháng 7, trong đó ông Lê Bá Nguyên được bầu giữa chức Chủ tịch. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh vẫn chưa cải thiện khi quý II lỗ sau thuế 640 tỷ đồng và nâng luỹ kế nửa đầu năm lên trên 1.100 tỷ đồng.

Phương Đông

Cổ phiếu FLC giảm sàn

FLC và HAI mất hết biên độ sau thông tin Sở HoSE sắp đình chỉ giao dịch trong khi các mã khác có liên quan như AMD, KLF và ART cũng giảm mạnh.

VN-Index có thêm một phiên giữ sắc xanh, nhưng diễn biến không khác nhiều so với phiên hôm qua. Chỉ số của sàn HoSE chốt phiên chỉ tăng chưa tới 1 điểm, chủ yếu nhờ nhóm vốn hóa lớn. Điều này được thể hiện qua biên độ tăng hơn 5 điểm của VN30-Index. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index biến động ngược chiều gần tham chiếu.

Giao dịch giằng co ở những nhóm chiếm tỷ trọng cao trong vốn hóa, như ngân hàng hay bất động sản, khiến VN-Index chỉ biến động trong biên độ hẹp. Áp lực bán gia tăng ở vùng giá xanh, trong khi lực mua vẫn thận trọng.

Trong nhóm ngân hàng, MBB, TCB, HDB, ACB giữ sắc xanh, còn BID, VIB, TPB, STB chốt phiên trong sắc đỏ. Ở nhóm bất động sản, CII, NBB đều giảm dù tăng đột biến trong phiên 16/8, các mã khác cũng trong tình trạng tương tự.

Ở chiều ngược lại, lực đỡ đến từ nhóm vốn hóa lớn. PDR khép phiên tăng kịch trần, MSN, VIC cùng tăng hơn 2%, NVL có thêm 1,7%.

Khác với phần còn lại của thị trường, các mã đầu cơ biến động mạnh. Nhóm FLC bị bán tháo với riêng FLC giảm kịch sàn, dư bán cuối phiên gần 20 triệu đơn vị. HAI, AMD cũng “trắng bảng bên mua”, với dư bán hơn 4,4 triệu cổ phiếu HAI. KLF mất 3%, còn ART giảm gần 6%.




Diễn biến nhóm cổ phiếu liên quan tới FLC sau phiên 17/8. Ảnh: VNDirect

Diễn biến nhóm cổ phiếu liên quan tới FLC sau phiên 17/8. Ảnh: VNDirect

Diễn biến giảm mạnh sau khi HoSE cho biết đang xem xét đình chỉ giao dịch với cổ phiếu FLC và HAI vì chưa khắc phục vi phạm về công bố thông tin.

Trong công văn gửi Tập đoàn FLC chiều 16/8, HoSE cho biết doanh nghiệp này đến nay chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán năm nay. Do cổ phiếu FLC đã bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch nên lần này HoSE sẽ “nâng lên diện đình chỉ giao dịch”. Thời gian đình chỉ chưa được công bố.

Ngoài nhóm FLC, nhóm cổ phiếu họ Louis cũng tương tự. BII, TGG cùng giảm trên 5% khi chốt phiên.

Thanh khoản sàn HoSE ghi nhận hơn 17.600 tỷ đồng, trong đó riêng nhóm vốn hóa lớn giao dịch hơn 6.000 tỷ.

Minh Sơn