Chứng khoán

Chứng khoán lên vùng 1.060 điểm

VN-Index hôm nay chốt phiên tăng 3 điểm, lên vùng 1.060 điểm, nối dài mạch tăng 8 phiên liên tiếp.

Trong buổi sáng, VN-Index có lúc đạt hơn 1.066 điểm. Về cuối phiên, áp lực chốt lời xuất hiện khiến chỉ số này lùi về 1.059,44 điểm, tăng hơn 3 điểm so với hôm qua.

Thị trường tích cực trước thông tin có thể thêm một đợt giảm lãi suất và đề xuất triển khai giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp giúp bất động sản có chỉ số ngành tăng mạnh nhất, góp phần lớn trong việc dẫn dắt thị trường. Trong đó, NVL tích lũy thêm 2% thị giá sau hai phiên liên tiếp đi lùi. Ngoài ra, bất động sản ghi nhận hai mã tím trần gồm ITC và PVL.

Ba mã “họ Vin” hôm nay vào top 10 cổ phiếu góp mức tăng mạnh nhất thị trường. Đứng đầu là VHM (vượt 3,2% so với tham chiếu), theo sau là VRE (tăng 2,2%) và VIC (tích lũy thêm 0,4%).

Nhóm ngân hàng cũng có diễn biến tốt. HDB tăng mạnh nhất với 3,3%. Các mã như PGB, MSB, STB đều tăng trên 2% so với tham chiếu. Trong đó, STB là cổ phiếu có tổng giá trị giao dịch lớn nhất thị trường, chiếm hơn 9%.

Tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn xuất hiện phổ biến khi toàn sàn HoSE vẫn nhận 176 mã giảm, gần bằng con số 190 mã tăng. Ở bất động sản, HQC giảm 3%, CII sụt 1,3%, NLG đi lùi 0,8% so với tham chiếu. Nhóm ngân hàng ghi nhận thị giá SHB mất 1,9%, TCB giảm 1,1% hay MBB lùi 0,3%.

Nhóm thép tiếp tục có diễn biến xấu trước dự báo giá có thể giảm ngay trong tháng tới, tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Thị giá HPG tăng trong đầu buổi sáng, sau đó dần đi lùi và về tham chiếu cuối ngày. Trong khi đó, NKG mất 4,3% thị giá và HSG giảm 1,8%.

Thanh khoản thị trường cải thiện lên mức trung bình khi tăng gần 2.700 tỷ lên hơn 10.870 tỷ đồng. Nhóm tài chính, thép và bất động sản tiếp tục ghi nhận tình hình giao dịch sôi động nhất.

Khối ngoại bơm tiền nhiều hơn nhưng tiếp tục giữ tâm thế thận trọng. Hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 400 tỷ đồng. STB, MWG, VRE là những mã được xả hàng nhiều nhất.

Tất Đạt

Cổ phiếu từng bị ông Đỗ Thành Nhân thao túng liên tục tăng trần

TGG nối dài mạch tăng trần và không có bên bán phiên thứ tư liên tiếp, đóng cửa tại 4.410 đồng – vùng giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

TGG là cổ phiếu của Công ty cổ phần Louis Capital, doanh nghiệp từng nằm trong “hệ sinh thái” Louis Holdings và bị ông Đỗ Thành Nhân dùng nhiều tài khoản để đẩy giá từ 1.800 đồng lên 74.800 đồng trong nửa đầu 2021.

Tín hiệu hồi phục của TGG xuất hiện gần đây khi Louis Capital họp bất thường để thông qua nhiều thay đổi quan trọng sau gần một năm từ khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt.

Cổ phiếu này đã đi lên 5 phiên liên tiếp, trong đó có 4 phiên chạm trần, làm giá tăng 33%. Khối lượng khớp lệnh cũng tăng mạnh, có phiên đạt gần 900.000 cổ phiếu – mức cao nhất trong hai tháng qua. Riêng hôm nay, khối lượng đặt mua tại giá trần nhưng không có bên bán để khớp đối ứng gần 600.000 cổ phiếu.

Trong phiên họp bất thuờng cách đây một tuần, Louis Capital đã thông qua việc thay đổi tên thành The Golden Group để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong giai đoạn mới. Công ty thống nhất đổi định hướng kinh doanh từ đa ngành (bất động sản, thủy sản, nông sản, mua bán nợ, chứng khoán) sang dược phẩm, đồng thời ủy quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành dược phẩm.

Ba ngày trước, Louis Capital cũng bổ nhiệm cổ đông lớn Ngô Quang Tuấn thành Chủ tịch hội đồng quản trị. Ông Tuấn là chủ tịch thứ ba của công ty trong vòng chưa đầy một năm. Sau quyết định bổ nhiệm, ông Tuấn đăng ký mua thêm 350.000 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên trên 10%.

Về phía ông Đỗ Thành Nhân, phiên tòa xét xử ông về tội Thao túng thị trường chứng khoán sẽ mở tại TAND TP Hà Nội ngày 11/4. Khung hình phạt cho tội này là phạt tiền 2-4 tỷ đồng hoặc phạt tù 2-7 năm. Cơ quan tố tụng đánh giá ông Nhân thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và cùng gia đình nộp khắc phục hơn 4 tỷ đồng nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

Phương Đông

Chứng khoán lên vùng 1.060 điểm

VN-Index hôm nay chốt phiên tăng 3 điểm, lên vùng 1.060 điểm, nối dài mạch tăng 8 phiên liên tiếp.

Trong buổi sáng, VN-Index có lúc đạt hơn 1.066 điểm. Về cuối phiên, áp lực chốt lời xuất hiện khiến chỉ số này lùi về 1.059,44 điểm, tăng hơn 3 điểm so với hôm qua.

Thị trường tích cực trước thông tin có thể thêm một đợt giảm lãi suất và đề xuất triển khai giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp giúp bất động sản có chỉ số ngành tăng mạnh nhất, góp phần lớn trong việc dẫn dắt thị trường. Trong đó, NVL tích lũy thêm 2% thị giá sau hai phiên liên tiếp đi lùi. Ngoài ra, bất động sản ghi nhận hai mã tím trần gồm ITC và PVL.

Ba mã “họ Vin” hôm nay vào top 10 cổ phiếu góp mức tăng mạnh nhất thị trường. Đứng đầu là VHM (vượt 3,2% so với tham chiếu), theo sau là VRE (tăng 2,2%) và VIC (tích lũy thêm 0,4%).

Nhóm ngân hàng cũng có diễn biến tốt. HDB tăng mạnh nhất với 3,3%. Các mã như PGB, MSB, STB đều tăng trên 2% so với tham chiếu. Trong đó, STB là cổ phiếu có tổng giá trị giao dịch lớn nhất thị trường, chiếm hơn 9%.

Tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn xuất hiện phổ biến khi toàn sàn HoSE vẫn nhận 176 mã giảm, gần bằng con số 190 mã tăng. Ở bất động sản, HQC giảm 3%, CII sụt 1,3%, NLG đi lùi 0,8% so với tham chiếu. Nhóm ngân hàng ghi nhận thị giá SHB mất 1,9%, TCB giảm 1,1% hay MBB lùi 0,3%.

Nhóm thép tiếp tục có diễn biến xấu trước dự báo giá có thể giảm ngay trong tháng tới, tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Thị giá HPG tăng trong đầu buổi sáng, sau đó dần đi lùi và về tham chiếu cuối ngày. Trong khi đó, NKG mất 4,3% thị giá và HSG giảm 1,8%.

Thanh khoản thị trường cải thiện lên mức trung bình khi tăng gần 2.700 tỷ lên hơn 10.870 tỷ đồng. Nhóm tài chính, thép và bất động sản tiếp tục ghi nhận tình hình giao dịch sôi động nhất.

Khối ngoại bơm tiền nhiều hơn nhưng tiếp tục giữ tâm thế thận trọng. Hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 400 tỷ đồng. STB, MWG, VRE là những mã được xả hàng nhiều nhất.

Tất Đạt

Từ ngày 22/2, eBox tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, eBox nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống.

Cổ phiếu từng bị ông Đỗ Thành Nhân thao túng liên tục tăng trần

TGG nối dài mạch tăng trần và không có bên bán phiên thứ tư liên tiếp, đóng cửa tại 4.410 đồng – vùng giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

TGG là cổ phiếu của Công ty cổ phần Louis Capital, doanh nghiệp từng nằm trong “hệ sinh thái” Louis Holdings và bị ông Đỗ Thành Nhân dùng nhiều tài khoản để đẩy giá từ 1.800 đồng lên 74.800 đồng trong nửa đầu 2021.

Tín hiệu hồi phục của TGG xuất hiện gần đây khi Louis Capital họp bất thường để thông qua nhiều thay đổi quan trọng sau gần một năm từ khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt.

Cổ phiếu này đã đi lên 5 phiên liên tiếp, trong đó có 4 phiên chạm trần, làm giá tăng 33%. Khối lượng khớp lệnh cũng tăng mạnh, có phiên đạt gần 900.000 cổ phiếu – mức cao nhất trong hai tháng qua. Riêng hôm nay, khối lượng đặt mua tại giá trần nhưng không có bên bán để khớp đối ứng gần 600.000 cổ phiếu.

Trong phiên họp bất thuờng cách đây một tuần, Louis Capital đã thông qua việc thay đổi tên thành The Golden Group để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong giai đoạn mới. Công ty thống nhất đổi định hướng kinh doanh từ đa ngành (bất động sản, thủy sản, nông sản, mua bán nợ, chứng khoán) sang dược phẩm, đồng thời ủy quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành dược phẩm.

Ba ngày trước, Louis Capital cũng bổ nhiệm cổ đông lớn Ngô Quang Tuấn thành Chủ tịch hội đồng quản trị. Ông Tuấn là chủ tịch thứ ba của công ty trong vòng chưa đầy một năm. Sau quyết định bổ nhiệm, ông Tuấn đăng ký mua thêm 350.000 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên trên 10%.

Về phía ông Đỗ Thành Nhân, phiên tòa xét xử ông về tội Thao túng thị trường chứng khoán sẽ mở tại TAND TP Hà Nội ngày 11/4. Khung hình phạt cho tội này là phạt tiền 2-4 tỷ đồng hoặc phạt tù 2-7 năm. Cơ quan tố tụng đánh giá ông Nhân thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và cùng gia đình nộp khắc phục hơn 4 tỷ đồng nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

Phương Đông

Từ ngày 22/2, eBox tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, eBox nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống.

Chứng khoán giữ đà tăng 6 phiên liên tiếp

VN-Index vẫn giữ được đà tăng nhưng chỉ tích lũy thêm 2 điểm do thị trường giằng co trước áp lực bán các bluechip.

Trong nhóm cổ phiếu có giá trị giao dịch cao, VPB giảm 1,2%, dứt chuỗi năm phiên tăng. Mã này được hưởng lợi trước đó nhờ thông tin tập đoàn tài chính Nhật SMBC trở thành cổ đông lớn. NVL cũng kết thúc chuỗi bốn phiên tăng (trong đó có hai phiên trần), ghi nhận thị giá giảm 0,8%.

16 trên 26 mã có thanh khoản trên trăm tỷ đồng mang sắc đỏ hôm nay.

Nhìn chung, toàn sàn HoSE có 201 mã tăng, 185 mã giảm thị giá. Riêng VN30 cho thấy sự giằng co nhiều hơn khi chỉ số này tăng 2 điểm, nhưng có 13 mã giảm, 12 mã tăng.

VN-Index và VN30 giằng co ở cuối phiên hôm nay. Ảnh: VNDirect

VN-Index và VN30 chịu áp lực bán vào cuối phiên. Ảnh: VNDirect

Lực bán đẩy chỉ số ngành bất động sản, tài chính và nguyên vật liệu lùi về mức âm. Sự giằng co của thị trường thể hiện rõ khi các mã thuộc ba ngành trên đều cùng đóng góp cả mức tăng và giảm.

Với bất động sản, ngoài NVL còn một số mã có thanh khoản cao chịu sắc đỏ. DIG giảm 2,1%; trong khi CEO mất 1,8% và KBC giảm 1,5%. Các mã PDR, VHM, VRE, TDH, NLG cũng giảm thị giá. Tuy vậy, vẫn có nhiều cổ phiếu tăng, chủ yếu là các mã có vốn hóa trung bình – thấp, trong đó có ba mã kịch trần là PTN, LEC, PVL.

Nhóm ngân hàng có sự phân hóa mạnh hơn. Các mã giảm nhiều nhất hôm nay gồm VPB, EIB, LPB, STB, HDB. Trong khi đó, nhóm này có 12 mã tăng, riêng TCB có thêm 4%, PGB tăng 3,6%.

Thanh khoản thị trường cải thiện khi tăng gần 1.500 tỷ đồng lên hơn 11.200 tỷ. Đây là mức cao nhất trong nửa tháng qua. Khối ngoại duy trì đà mua ròng gần 130 tỷ đồng, chủ yếu gom hàng ở REE, VHM, MWG, TCB.

Tất Đạt

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

VPbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 vượt 24.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022 và lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD.

Kế hoạch này được nhắc tới trong tài liệu họp cổ đông thường niên năm 2023 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB) công bố. Năm ngoái, VPBank ghi nhận khoản thu nhập bất thường khoảng 7.000 tỷ đồng từ doanh thu trả trước của hợp đồng bảo hiểm độc quyền tái ký với AIA. Do đó, mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến năm nay sẽ đạt 53% nếu tính trên hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Hiện các ngân hàng báo lãi tỷ USD có Vietcombank và Techcombank.

Với các chỉ tiêu khác, VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2023 đạt gần 880.000 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm. Huy động vốn và dư nợ cấp tín dụng tăng lần lượt 41% và 33%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ dưới 3%.

Ngân hàng cũng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn, gồm phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và phát hành cho cổ đông chiến lược. Vốn điều lệ sau phát hành đạt hơn 79.000 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống ngân hàng.

Trong đó, VPBank dự kiến phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu cho đối tác chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), với giá chào bán hơn 30.000 đồng. Thỏa thuận này đã được VPBank và SMBC ký cách đây ít ngày.

Ngân hàng sẽ chào bán hơn 30 triệu cổ phiếu cho người lao động với mức giá dự kiến là 10.000 đồng. Số cổ phiếu này phát hành từ nguồn cổ phiếu quỹ và bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm, với mức phong tỏa được nới từng phần theo quyết định của hội đồng quản trị.

Với mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 21.200 tỷ đồng trong năm 2022, VPBank dự định chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Tổng mức chi trả dự kiến hơn 7.900 tỷ đồng, tính trên tổng cổ phiếu lưu hành sau các khi phát hành ESOP và chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho SMBC. Thời gian thực hiện vào quý II-III năm nay.

Minh Sơn

Thế Giới Di Động định chia cổ tức thấp nhất từ khi niêm yết

Ban lãnh đạo MWG dự kiến chia cổ tức 5% bằng tiền trong năm nay, mức thấp nhất từ khi niêm yết khi lần đầu không hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Dộng (MWG) vừa bổ sung nội dung chia cổ tức trong tài liệu họp thường niên sắp tới. Theo đó, đại gia ngành bán lẻ lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5% (mỗi cổ phiếu nhận cổ tức 500 đồng), dự kiến thực hiện trong năm 2023.

Mức cổ tức năm nay là thấp nhất kể từ khi Thế Giới Di Động lên sàn chứng khoán. Năm ngoái, doanh nghiệp này chia cổ tức tỷ lệ 110%, với 10% bằng tiền và 100% bằng cổ phiếu. Những năm trước đó, nếu chỉ chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ cũng gấp ba lần năm nay.

2022 là lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, MWG chỉ hoàn thành được 95% chỉ tiêu doanh thu và 65% chỉ tiêu lợi nhuận so với kế hoạch.

Trong báo cáo thường niên mới công bố, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG đánh giá 2022 là một năm đầy thách thức do yếu tố khách quan là tình hình vĩ mô không thuận lợi và cả nguyên nhân chủ quan là quyết định tái cấu trúc một cách quyết liệt để vận hành tinh gọn, hiệu quả hơn.

Năm nay, ban lãnh đạo MWG cũng đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng. Doanh thu hợp nhất chỉ ước tăng 1% lên 135.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 2% lên 4.200 tỷ đồng. Nếu đúng như kế hoạch, 2023 sẽ là năm MWG tăng trưởng chậm nhất kể từ khi niêm yết.

Kế hoạch kinh doanh khiêm tốn này dựa trên đánh giá tình hình thực tế hiện tại và giả định sức mua chỉ có thể phục hồi tích cực từ quý III.

Sức mua điện thoại và điện máy tại hệ thống này được dự báo giảm mạnh. Tâm lý thận trọng, trì hoãn trong quyết định chi tiêu với các sản phẩm lâu bền và giá trị cao đang diễn ra, ngay cả với nhóm khách hàng trung cao cấp. Nguyên nhân là niềm tin tiêu dùng của nhóm này bị suy giảm. Trong khi đó, khách hàng có nhu cầu ở phân khúc thấp cũng gặp khó khăn hơn khi tiếp cận vay tiêu dùng qua mua trả góp.

Trong báo cáo mới công bố, doanh thu thuần của MWG trong hai tháng đầu năm nay mới đạt hơn 19.000 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ và tương ứng 14% kế hoạch doanh thu.

Do đó, MWG xác định duy trì doanh thu và ưu tiên bảo vệ dòng tiền là định hướng lớn năm nay. Việc thu hút và giữ khách hàng có ý nghĩa quan trọng để gia tăng thị phần và tăng trưởng khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại.

Minh Sơn

Chứng khoán có chuỗi tăng dài nhất hai tháng

VN-Index giảm trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng đến cuối phiên lại xuất hiện bên mua kéo lên, nhờ đó nối dài mạch tăng 7 phiên liên tiếp.

Đây là chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối tháng 1 đến nay dù biên độ mỗi phiên không lớn. Điển hình như hôm nay, chỉ số đại diện cho sàn TP HCM chỉ tăng 2 điểm, lên 1.056 điểm. Một số công ty chứng khoán cho rằng thị trường sẽ không có nhiều đột biến trong những phiên cuối tháng bởi xu hướng chủ đạo vẫn là đi ngang.

Chỉ số đi lên nhưng số lượng cổ phiếu giảm lại áp đảo cổ phiếu tăng, lần lượt 216 mã và 147 mã.

Phiên tăng hôm nay có sự đóng góp lớn của cổ phiếu thuộc rổ VN30. 8 trong số 10 mã tác động tích cực nhất đến VN-Index thuộc rổ này, lần lượt là VCB, MSN, TCB, MBB, VNM, HPG và CTG. Hầu hết cổ phiếu đều giảm nhẹ sau khi mở cửa nhưng càng về cuối càng khởi sắc.

Ở chiều ngược lại, GAS giảm suốt phiên, đóng cửa mất 1% so với tham chiếu và trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Một số cổ phiếu ngân hàng và bán lẻ như VPB, SSB, MWG, PNJ cũng diễn biến tương tự.

Thanh khoản thị trường giảm gần 3.000 tỷ đồng so với hôm qua, đạt 8.300 tỷ đồng. Không cổ phiếu nào ghi nhận giá trị khớp lệnh trên 500 tỷ đồng. STB là mã đứng đầu, đạt 425 tỷ đồng, sau đó đến HPG, ACB, HSG, VPB.

Không chỉ nhà đầu tư trong nước dè dặt mà khối ngoại cũng giao dịch thận trọng. Nhóm này cắt đứt chuỗi mua ròng 6 phiên liên tiếp, chuyển sang bán ròng hơn 200 tỷ đồng. STB và VPB là hai mã chịu áp lực xả hàng mạnh nhất từ khối ngoại với giá trị bán ròng lần lượt 82 tỷ đồng và 77 tỷ đồng.

Phương Đông

Từ ngày 22/2, eBox tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, eBox nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống.

Chứng khoán giữ đà tăng 6 phiên liên tiếp

VN-Index vẫn giữ được đà tăng nhưng chỉ tích lũy thêm 2 điểm do thị trường giằng co trước áp lực bán các bluechip.

Trong nhóm cổ phiếu có giá trị giao dịch cao, VPB giảm 1,2%, dứt chuỗi năm phiên tăng. Mã này được hưởng lợi trước đó nhờ thông tin tập đoàn tài chính Nhật SMBC trở thành cổ đông lớn. NVL cũng kết thúc chuỗi bốn phiên tăng (trong đó có hai phiên trần), ghi nhận thị giá giảm 0,8%.

16 trên 26 mã có thanh khoản trên trăm tỷ đồng mang sắc đỏ hôm nay.

Nhìn chung, toàn sàn HoSE có 201 mã tăng, 185 mã giảm thị giá. Riêng VN30 cho thấy sự giằng co nhiều hơn khi chỉ số này tăng 2 điểm, nhưng có 13 mã giảm, 12 mã tăng.




VN-Index và VN30 giằng co ở cuối phiên hôm nay. Ảnh: VNDirect

VN-Index và VN30 chịu áp lực bán vào cuối phiên. Ảnh: VNDirect

Lực bán đẩy chỉ số ngành bất động sản, tài chính và nguyên vật liệu lùi về mức âm. Sự giằng co của thị trường thể hiện rõ khi các mã thuộc ba ngành trên đều cùng đóng góp cả mức tăng và giảm.

Với bất động sản, ngoài NVL còn một số mã có thanh khoản cao chịu sắc đỏ. DIG giảm 2,1%; trong khi CEO mất 1,8% và KBC giảm 1,5%. Các mã PDR, VHM, VRE, TDH, NLG cũng giảm thị giá. Tuy vậy, vẫn có nhiều cổ phiếu tăng, chủ yếu là các mã có vốn hóa trung bình – thấp, trong đó có ba mã kịch trần là PTN, LEC, PVL.

Nhóm ngân hàng có sự phân hóa mạnh hơn. Các mã giảm nhiều nhất hôm nay gồm VPB, EIB, LPB, STB, HDB. Trong khi đó, nhóm này có 12 mã tăng, riêng TCB có thêm 4%, PGB tăng 3,6%.

Thanh khoản thị trường cải thiện khi tăng gần 1.500 tỷ đồng lên hơn 11.200 tỷ. Đây là mức cao nhất trong nửa tháng qua. Khối ngoại duy trì đà mua ròng gần 130 tỷ đồng, chủ yếu gom hàng ở REE, VHM, MWG, TCB.

Tất Đạt

Cổ phiếu Novaland tiếp tục tăng trần

Cổ phiếu NVL “trắng bảng bên bán” phiên thứ hai liên tiếp khi nhà đầu tư kỳ vọng những chuyển biến mới sau thông tin tăng vốn và cơ cấu nợ.

Chứng khoán phiên đầu tuần diễn biến giằng co, khi cả bên mua và bán giữ tâm lý thận trọng. Tuy nhiên, giao dịch đột biến vẫn diễn ra ở một số cổ phiếu, trong đó có NVL.

Cổ phiếu này mở cửa vượt nhẹ trên tham chiếu, đi ngang cho tới cuối phiên sáng rồi bất ngờ vọt lên khi lực mua tăng nhanh. Chốt phiên, NVL tăng kịch trần lên 12.700 đồng, với khối lượng giao dịch đạt hơn 24 triệu cổ phiếu. Mã này bắt đầu tăng mạnh từ phiên cuối tuần trước khi thông báo gia hạn thành công hai lô trái phiếu, thông qua kế hoạch tăng vốn và bầu nhân sự mới tham gia Hội đồng quản trị.

Cùng với NVL, các cổ phiếu chứng khoán cũng là nhóm được quan tâm. Trong VN30, SSI đứng thứ hai về biên độ tăng với gần 3% thị giá, chỉ sau NVL. Các mã chứng khoán khác cũng đồng loạt tăng mạnh như FTS, BSI tăng kịch trần, VCI, CTS có thêm hơn 3%, HCM, MBS, VND vượt tham chiếu hơn 1%.

Ở phần còn lại của thị trường, một số mã ngân hàng, bất động sản, thép, xây dựng cũng giao dịch tích cực.

Ba mã chủ chốt nhóm thép là HPG, HSG, NKG đều tăng trên 2%, một số mã xây dựng như HBC, CTD cũng tương tự. Nhóm bất động sản phân khúc mid-cap như NLG, DIG, SCR, CEO, CII cũng giữ sắc xanh khi đóng cửa. Ở nhóm ngân hàng, cổ phiếu VPB hôm nay chỉ tăng 0,5% dù ra tin bán 1,5 tỷ USD cổ phần cho đối tác chiến lược. Tuy nhiên, mã này trước đó đã tăng gần 25% tính từ đầu tháng 3, khi thông tin bán cổ phần được đồn đoán.

Ngược lại, một số mã ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, hàng tiêu dùng đóng cửa trong sắc đỏ. Trong VN30, MSN, VHM, SAB giảm trên 1%, VNM, TPB, ACB khép phiên dưới tham chiếu.

VN-Index chốt phiên tăng nhẹ hơn 5 điểm (0,52%), lên 1.052,25 điểm. VN30-Index cũng tăng với biên độ tương đương, đạt 1.056,45 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index vượt trên tham chiếu, trong khi UPCOM-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

Thanh khoản thị trường có phần tích cực hơn tuần trước, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm VN30 giao dịch gần 4.400 tỷ. Khối ngoại hôm nay mua ròng với quy mô gần 200 tỷ đồng trên HoSE.

Minh Sơn