Chứng khoán

Thủ tướng rung chuông mở cửa sàn chứng khoán lớn nhất thế giới

New YorkThủ tướng Phạm Minh Chính tham quan sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và rung chuông khai mạc phiên giao dịch sáng 21/9.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đến thăm sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới theo lời mời của lãnh đạo NYSE. Đón Thủ tướng ở cửa trụ sở, Phó chủ tịch NYSE John Tuttle cho biết rất vui khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm.




Thủ tướng Phạm Minh Chình (thứ 3 từ trái qua) ấn nút rung chuông khai mạc phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/9. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ ba từ trái qua) ấn nút rung chuông khai mạc phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/9. Ảnh: Nhật Bắc

“Chúng tôi sẵn sàng giúp các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên NYSE và hợp tác niêm yết chéo trên thị trường của nhau”, ông John Tuttle nói.

Sau khi trò chuyện với lãnh đạo NYSE, viết sổ lưu bút, Thủ tướng Phạm Minh Chính bước lên bục và rung chuông khai mạc phiên giao dịch trong ngày lúc 9h30.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ vinh dự lần thứ hai được mời đến thăm và rung chuông tại Sàn chứng khoán New York. Ông cho biết rất ấn tượng về NYSE với vốn hóa lên đến 40.000 tỷ USD.

Thủ tướng đề nghị NYSE thông tin tới các nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam trên cơ sở mối quan hệ nồng ấm về chính trị Việt – Mỹ, nhất là sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Ông mong NYSE khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam và hỗ trợ kết nối giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với NYSE và các sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu thế giới; đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong lĩnh vực này.




Thủ tướng Phạm Minh Chính viết lưu bút tại sàn chứng khoán NYSE - Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, sáng 21/9 (tối 21/9 giờ Hà Nội). Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính viết lưu bút tại sàn chứng khoán NYSE – Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, sáng 21/9 (tối 21/9 giờ Hà Nội). Ảnh: Nhật Bắc

Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất của Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) trên các bản tin tài chính là tiếng chuông lớn, báo hiệu việc mở hoặc đóng cửa giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới.

NYSE cho biết việc rung chuông không chỉ là truyền thống mà rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, nhằm bảo đảm không có giao dịch nào diễn ra trước khi mở cửa (9h30) hoặc sau khi đóng cửa (16h).




Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với lãnh đạo sàn chứng khoán NYSE. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với lãnh đạo sàn chứng khoán NYSE. Ảnh: Dương Giang

Hồi tháng 5/2022, trong chuyến công tác tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tới tham quan và gõ búa kết thúc phiên giao dịch trong ngày tại NYSE.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang trong chuyến công tác tại Mỹ ngày 17-23/9, qua ba thành phố San Francisco, Washington và New York để dự họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kết hợp hoạt động song phương.

Hoàng Thùy

Chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư đua nhau thoát hàng, VN-Index có lúc sụt gần 38 điểm xuống dưới mốc 1.175 điểm, trước khi phục hồi nhẹ và chốt buổi sáng giảm khoảng 33 điểm.

Vừa kết thúc phiên ATO, chỉ số đại diện sàn TP HCM rớt một mạch về khoảng 1.192 điểm lúc 9h20. Bảng điện liên tục nhảy lệnh khớp khi nhà đầu tư đua nhau bán ra để thoát hàng. Trừ một số mã ngành thủy sản và phân bón, hầu hết cổ phiếu đều mang sắc đỏ.

Đà bán tháo mạnh dần từ sau 10h. Thanh khoản thị trường vào 10h30 đã vượt 13.000 tỷ đồng, cao hơn 2,5 lần so với cùng kỳ phiên hôm qua. Có thời điểm, VN-Index mất 38 điểm về dưới mốc 1.175 điểm. Riêng rổ VN30, toàn bộ cổ phiếu đều giảm giá.




VN-Index giảm gần 33 điểm khi chốt phiên sáng. Ảnh: VNDirect

VN-Index giảm gần 33 điểm khi chốt phiên sáng. Ảnh: VNDirect

Từ sau 10h30, bên mua bắt đáy dần xuất hiện. Một số mã thủy sản, phân bón và thép được kéo lên sắc xanh. Tuy nhiên lực cầu không đủ sức, chỉ số đại diện sàn HoSE tiếp tục giảm điểm.

Chốt phiên buổi sáng, VN-Index giảm gần 33 điểm, về tiệm cận 1.180 điểm. Toàn sàn có 503 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ 30 cổ phiếu tăng.

Nhóm chứng khoán có diễn biến tiêu cực nhất. Toàn bộ mã có thanh khoản trên trăm tỷ đều mất giá hơn 5% so với tham chiếu, trong đó VND nhiều thời điểm bị kéo về mức sàn. SSI có giao dịch sôi động nhất thị trường khi thanh khoản vượt 1.600 tỷ đồng chỉ trong buổi sáng. Thống kê của VNDirect cho thấy gần ba phần tư giao dịch khớp lệnh của mã này đến từ bên bán chủ động. Chốt phiên sáng, SSI giảm 5,9%.




Nhiều mã chứng khoán giảm mạnh sáng nay. Ảnh: Tất Đạt

Nhiều mã chứng khoán giảm mạnh sáng nay. Ảnh: Tất Đạt

Bất động sản cũng là ngành gây sức ép lớn cho chỉ số chung. Toàn bộ cổ phiếu có thanh khoản trên trăm tỷ đều giảm hơn 3% về thị giá. Trong đó, CEO mất 7,3%; TCH đi lùi 6,6%; cả DXG và PDR cùng giảm 6,1%.

Hai mã “họ Vin” là VHM và VIC lần lượt đứng thứ nhất và thứ ba trong top cổ phiếu góp mức giảm cho thị trường sáng nay. Mã chứng khoán của Vingroup giảm 3,8% về thị giá với thanh khoản hơn 540 tỷ đồng. Cùng mức giảm, VHM được sang tay gần 190 tỷ đồng.

Ở nhóm ngân hàng, tuy sắc đỏ phủ lên toàn bộ bảng điện, biên độ mất giá của các cổ phiếu vẫn thấp hơn, chủ yếu quanh 2%. Trong nhóm có thanh khoản lớn, riêng MSB đi lùi 4,7% so với tham chiếu.

Ở ngành thép, trong khi một số cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ giữ sắc xanh, ba “ông lớn” của ngành đều trượt giá mạnh. HPG giảm 4,9%, trở thành cổ phiếu góp mức giảm nhiều thứ nhì cho thị trường. HSG và NKG cùng giảm thị giá trên 6%.

Thanh khoản cả buổi sáng đạt hơn 19.500 tỷ đồng, cao hơn 2,3 lần so với hôm qua. Nhà đầu tư chủ yếu giao dịch ở các ngành chứng khoán, bất động sản, ngân hàng và vật liệu xây dựng.

Tất Đạt

Thủ tướng rung chuông mở cửa sàn chứng khoán lớn nhất thế giới

New YorkThủ tướng Phạm Minh Chính tham quan sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và rung chuông khai mạc phiên giao dịch sáng 21/9.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đến thăm sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới theo lời mời của lãnh đạo NYSE. Đón Thủ tướng ở cửa trụ sở, Phó chủ tịch NYSE John Tuttle cho biết rất vui khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm.

“Chúng tôi sẵn sàng giúp các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên NYSE và hợp tác niêm yết chéo trên thị trường của nhau”, ông John Tuttle nói.

Sau khi trò chuyện với lãnh đạo NYSE, viết sổ lưu bút, Thủ tướng Phạm Minh Chính bước lên bục và rung chuông khai mạc phiên giao dịch trong ngày lúc 9h30.




Thủ tướng Phạm Minh Chình (thứ 3 từ trái qua) ấn nút rung chuông khai mạc phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/9. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ 3 từ trái qua) ấn nút rung chuông khai mạc phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/9. Ảnh: Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ vinh dự lần thứ hai được mời đến thăm và rung chuông tại Sàn chứng khoán New York. Ông cho biết rất ấn tượng về NYSE với vốn hóa lên đến 40.000 tỷ USD.

Thủ tướng đề nghị NYSE thông tin tới các nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam trên cơ sở mối quan hệ nồng ấm về chính trị Việt – Mỹ, nhất là sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Ông mong NYSE khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam và hỗ trợ kết nối giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với NYSE và các sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu thế giới; đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong lĩnh vực này.




Thủ tướng Phạm Minh Chính viết lưu bút tại sàn chứng khoán NYSE - Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, sáng 21/9 (tối 21/9 giờ Hà Nội). Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính viết lưu bút tại sàn chứng khoán NYSE – Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, sáng 21/9 (tối 21/9 giờ Hà Nội). Ảnh: Nhật Bắc

Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất của Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) trên các bản tin tài chính là tiếng chuông lớn, báo hiệu việc mở hoặc đóng cửa giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới.

NYSE cho biết việc rung chuông không chỉ là truyền thống mà rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, nhằm bảo đảm không có giao dịch nào diễn ra trước khi mở cửa (9h30) hoặc sau khi đóng cửa (16h).




Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với lãnh đạo sàn chứng khoán NYSE. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với lãnh đạo sàn chứng khoán NYSE. Ảnh: Dương Giang

Hồi tháng 5/2022, trong chuyến công tác tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tới tham quan và gõ búa kết thúc phiên giao dịch trong ngày tại NYSE.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang trong chuyến công tác tại Mỹ ngày 17-23/9, qua ba thành phố San Francisco, Washington và New York để dự họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kết hợp hoạt động song phương.

Hoàng Thùy

Chứng khoán giảm mạnh

Mở cửa thị trường giảm 20 điểm khi nhà đầu tư đua nhau thoát hàng, VN-Index thủng mốc 1.200 điểm và có lúc hạ tới 38 điểm.

Vừa kết thúc phiên ATO, chỉ số đại diện sàn TP HCM rớt một mạch về khoảng 1.192 điểm lúc 9h20. Bảng điện liên tục nhảy lệnh khớp khi nhà đầu tư đua nhau bán ra để thoát hàng. Trừ một số mã ngành thủy sản và phân bón, hầu hết cổ phiếu đều mang sắc đỏ.

Đà bán tháo mạnh dần từ sau 10h. Thanh khoản thị trường vào 10h30 đã vượt 13.000 tỷ đồng, cao hơn 2,5 lần so với cùng kỳ phiên hôm qua. Có thời điểm, VN-Index mất 38 điểm về dưới mốc 1.175 điểm. Riêng rổ VN30, toàn bộ cổ phiếu đều giảm giá.




VN-Index giảm hơn 31 điểm tính đến 11h20. Ảnh: VNDirect

VN-Index giảm hơn 31 điểm tính đến 11h20. Ảnh: VNDirect

Từ sau 10h30, bên mua bắt đáy dần xuất hiện. Một số mã thủy sản, phân bón và thép được kéo lên sắc xanh. Tuy nhiên lực cầu không đủ sức, chỉ số đại diện sàn HoSE tiếp tục giảm điểm.

Nhóm chứng khoán có diễn biến tiêu cực nhất sáng nay. Tính đến 11h, bộ mã có thanh khoản trên trăm tỷ đều mất giá hơn 5% so với tham chiếu, trong đó VND và VIX nhiều lúc giảm về mức sàn.

SSI có giao dịch sôi động nhất thị trường khi thanh khoản vượt 1.500 tỷ đồng chỉ trong buổi sáng. Thống kê của VNDirect cho thấy hơn hai phần ba giao dịch khớp lệnh của mã này đến từ bên bán chủ động. Đến 11h, SSI giảm 5,5%.

*Tiếp tục cập nhật

Tất Đạt

Sắc đỏ bao trùm nhóm cổ phiếu chứng khoán

SSI và VND lần lượt giảm hơn 4%, hàng loạt cổ phiếu khác của ngành chứng khoán chìm trong sắc đỏ, kéo thị trường đảo chiều giảm hơn 13 điểm.

Với 60% khớp lệnh đến từ bên bán, SSI chốt phiên hôm nay giảm 4,7% so với tham chiếu, thanh khoản đạt gần 1.750 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất và đứng thứ 4 trong nhóm cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho thị trường.

Các mã có thanh khoản trăm tỷ còn lại cũng mang sắc đỏ. VND giảm 4,2% và MBS mất 4,5% so với tham chiếu. Thị giá các mã SHS, VCI và FTS cùng giảm từ 5% trở lên.

Bảng điện ngành chứng khoán còn ghi nhận BSI nằm sàn, trắng bên mua. Tính chung, dịch vụ tài chính trở thành nhóm có chỉ số ngành giảm mạnh nhất hôm nay.

Sắc đỏ cũng lan đến nhóm ngân hàng. STB – cổ phiếu có thanh khoản cao thứ 3 toàn thị trường – giảm 2,7% về thị giá. Các mã có thanh khoản tốt như MSB, VIB, HDB, EIB, TPB cũng mất 1,7-2,3% so với tham chiếu.

Bảng điện nhóm chứng khoán và ngân hàng có diễn biến tiêu cực, trong khi cả hai là ngành dẫn dắt thị trường hôm nay. Thêm vào đó, chỉ số tất cả ngành khác đều giảm. Điều này khiến VN-Index đảo chiều.

Trong một tiếng đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE rung lắc mạnh, mở cửa với sắc xanh phiên ATO, rồi bị kéo về dưới tham chiếu, sau đó lại cải thiện. Nhưng từ khoảng 10h, áp lực bán dần áp đảo, trong khi dòng tiền bắt đáy xuất hiện rất thận trọng, đẩy VN-Index về dưới tham chiếu.

Sắc đỏ được duy trì cả phiên dù nhóm thép và nguyên vật liệu nhiều lần giúp thị trường có sự cải thiện về điểm số. Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 13 điểm về 1.212,7 điểm. Toàn sàn HoSE có 370 mã giảm, nhiều gấp 2,5 lần so với 150 mã tăng.

Thanh khoản sàn này đạt hơn 23.000 tỷ đồng, tăng hơn 2.600 tỷ đồng so với hôm qua. Thị trường tiếp tục “điệp khúc” VN-Index giảm, thanh khoản tăng và ngược lại. Điều này cho thấy tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn khá thận trọng và sức ép chốt lời vẫn ở mức cao.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng với biên độ khoảng 360 tỷ đồng. Đây là phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp của khối ngoại. HPG đứng đầu danh sách bị xả hàng với giá trị bán ròng hơn 200 tỷ đồng.

Tất Đạt

Bất động sản đẩy VN-Index tăng gần 15 điểm

Chứng khoán tăng vọt cuối phiên 20/9 khi dòng tiền đổ dồn vào nhóm bất động sản, NVL tăng kịch trần, VIC và VHM dẫn đầu nhóm bluechip.

Nhịp kéo lên của chỉ số vào cuối phiên hôm qua giúp tâm lý nhà đầu tư được cởi trói phần nào. Tuy nhiên, VN-Index vẫn giằng co gần ngưỡng 1.200 điểm khiến thị trường duy trì trạng thái thận trọng thăm dò, cả bên mua và bán đều chờ xu hướng được xác nhận.

VN-Index mở phiên hôm nay trong sắc xanh nhưng biên độ tăng chỉ quanh ngưỡng vài điểm. Các nhóm dẫn dắt thị trường như ngân hàng, bất động sản, thép, bán lẻ giao dịch gần tham chiếu. Trạng thái giằng co được duy trì đến hết phiên sáng.

Sang phiên chiều, dòng tiền bắt đầu tích cực hơn. Sắc xanh với một số nhóm dần được nới rộng. Cổ phiếu chứng khoán trở lại đường đua. VIC và VHM, vốn đã giảm mạnh gần đây, trở thành nhóm dẫn đầu trong VN30. NVL từ mức giá đỏ đầu phiên chuyển thành tăng kịch trần. Sắc xanh lan rộng sang phần còn lại của thị trường.

VN-Index tăng liên tục, chốt phiên ở mức 1.226,11 điểm, tăng 14,61 điểm (1,21%). VN30-Index tăng hơn 9 điểm (0,74%) lên 1.234,57 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng gần 2%, còn UPCOM-Index có thêm 0,3%.




VN-Index chốt phiên 20/9 tăng gần 15 điểm. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 20/9 tăng gần 15 điểm. Ảnh: VNDirect

Sắc xanh chiếm áp đảo khi đóng cửa, với hơn 400 mã tăng trên HoSE, so với chưa tới 100 mã giảm. Trong nhóm VN30, 22/30 mã tăng giá.

Dẫn đầu thị trường hôm nay là nhóm bất động sản. Trong VN30, VIC và VHM là hai mã đóng góp tích cực nhất khi tăng lần lượt 3,5% và 2,9%. GVR cũng tăng 3,6%, BCM có thêm 2,9%, VRE tăng 1,8%. Ở những nhóm khác, ngân hàng và chứng khoán cũng đồng loạt khởi sắc. Cổ phiếu TPB, VIC, TCB, SHB có thêm hơn 1% sau phiên hôm nay.

Ngoài VN30, NVL là cái tên được chú ý khi đảo chiều từ mức giá đỏ đầu phiên thành trạng thái “trắng bảng bên bán”. Mã này chốt phiên ở mức 18.500 đồng, với hơn 40 triệu cổ phiếu được sang tay. Các mã khác nhóm bất động sản như DIG, SCR, DIG, HQC, CEO cùng tăng mạnh. Nhóm chứng khoán, thép, xây dựng, bán lẻ cũng tương tự.

Thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 20.300 tỷ đồng, với riêng nhóm VN30 giao dịch hơn 7.000 tỷ.

Minh Sơn

Cổ phiếu thép tăng mạnh

VN-Index giao dịch dưới tham chiếu trong phần lớn thời gian, nhưng bật tăng trở lại trước khi đóng cửa phiên 19/9 nhờ sắc xanh của nhóm thép, công nghệ.

Thông tin công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng muốn mua 16 triệu cổ phiếu của Vinhomes đã giúp VHM tăng mạnh ngay đầu phiên hôm nay. Lực kéo từ mã này, cùng một số mã bất động sản, ngân hàng giúp thị trường khởi sắc ngay khi mở cửa. VN-Index bật lên gần ngưỡng 1.220 điểm.

Dù vậy, áp lực bán tăng nhanh sau đó khiến sắc xanh dần thu hẹp. Trụ đỡ VHM bị kéo về gần tham chiếu, các nhóm khác cũng trong trạng thái tương tự. Thị trường trở lại sắc đỏ, giảm với biên độ ngày càng lớn. Trước giờ nghỉ trưa, VN-Index lùi về sát ngưỡng 1.200 điểm.

Biên độ dao động được đẩy nhanh trong phiên chiều khi nhiều cổ phiếu trụ biến động mạnh. Trước ATC, VN-Index một lần nữa giảm trên 10 điểm. Tuy nhiên, ngay trước khi đóng cửa, dòng tiền vào mạnh hơn kéo thị trường tăng ngược trở lại.

HPG trở thành trụ đỡ chính, đóng cửa tăng 2% lên 28.150 đồng, cùng với các mã khác của ngành thép, giúp VN-Index chốt phiên chỉ giảm 0,3 điểm, đóng cửa ở mức 1.211,5 điểm. VN30-Index được kéo vượt tham chiếu, tăng gần 2 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cũng thu hẹp sắc đỏ.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 26.158 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE ghi nhận hơn 23.300 tỷ đồng, tăng hơn 3.500 tỷ đồng so với phiên đầu tuần. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 370 tỷ đồng.

Cuối phiên, sàn HoSE ở trạng thái cân bằng, với 255 cổ phiếu tăng và 244 mã giảm giá. Trong nhóm VN30, sắc xanh chiếm ưu thế hơn với tỷ lệ 15:12. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm ngành chính là bất động sản, ngân hàng và dịch vụ tài chính.

Trong VN30, STB cũng tăng hơn 2%, FPT, SSI có thêm hơn 1%, MWG tăng 0,9%. Ở chiều giảm, SAB mất hơn 2%, BVH, BID, VIB, VPB giảm trên 1%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, hai mã khác của ngành thép như HSG và NKG đóng cửa tăng trên 5%. Các nhóm khác như hóa chất, bán lẻ cũng giao dịch tích cực. Ngược lại, nhóm bất động sản vẫn chịu áp lực mạnh, như NVL đóng cửa mất hơn 4%.

Minh Sơn

Công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký mua 16 triệu cổ phiếu Vinhomes

Tập đoàn Đầu tư Việt Nam hiện không sở hữu bất kỳ cổ phiếu VHM nào, vừa đăng ký mua 16 triệu đơn vị trong một tháng tới.

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam dự kiến mua số cổ phiếu trên thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 21/9 đến 20/10. Nếu thực hiện thành công, công ty này sẽ nắm giữ 0,37% vốn điều lệ của Vinhomes.

Theo đăng ký giao dịch cổ phiếu, Tập đoàn Đầu tư Việt Nam cho biết ông Phạm Nhật Vượng – thành viên Hội đồng quản trị Vinhomes – đang sở hữu cổ phần chi phối tại doanh nghiệp. Căn cứ theo giá cổ phiếu VHM đóng cửa phiên hôm nay là 49.000 đồng, ước tính công ty liên quan ông Phạm Nhật Vượng phải chi gần 800 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Vinhomes là công ty thành viên phụ trách mảng bất động sản của Tập đoàn Vingroup (VIC). Nửa đầu năm 2023, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, gồm doanh thu hoạt động, các hợp đồng hợp tác kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính của Vinhomes đạt 75.578 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ 2022.

Tổng lợi nhuận hợp nhất sau thuế của doanh nghiệp này đạt hơn 21.600 tỷ đồng, gấp gần 4 lần giai đoạn 6 tháng năm 2022 và thực hiện 72% kế hoạch năm.

Minh Sơn

Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng kéo lùi thị trường

VIC, VHM, cùng với nhóm ngân hàng giảm sâu khiến VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần, về gần ngưỡng 1.200 điểm.

Sắc đỏ trở lại với thị trường khi áp lực bán vẫn chiếm áp đảo. VN-Index mở cửa hôm nay dưới tham chiếu sau ATO khi những mã cổ phiếu trụ giảm giá. Ngoại trừ nhóm thép và một số mã ngành xây dựng, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao trong vốn hóa như nhóm Vingroup, một số mã bất động sản hay ngân hàng gây áp lực lên thị trường. Chỉ số của sàn HoSE nới rộng đà giảm lên hơn 10 điểm.

Sang phiên chiều, áp lực lên thị trường còn lớn hơn. Dòng tiền thận trọng, chỉ bắt đáy thăm dò trong khi bên bán chấp nhận mức giá thấp hơn khiến nhiều cổ phiếu lùi sâu. Đà giảm của VN-Index nới rộng lên hơn 20 điểm vào giữa phiên chiều, trước khi thu hẹp lại sau ATC.

Chốt phiên, VN-Index giảm 15,55 điểm (1,27%), xuống 1.211,81 điểm. VN30-Index sụt hơn 15 điểm (1,22%) còn 1.223,7 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng đóng cửa dưới tham chiếu.

Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện với 399 mã giảm trên HoSE, so với 122 mã tăng. Riêng nhóm VN30, có 27/30 mã bluechip đóng cửa giảm giá.




VN-Index chốt phiên 18/9 giảm hơn 15 điểm. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 18/9 giảm hơn 15 điểm. Ảnh: VNDirect

Ba ngành giảm mạnh nhất hôm nay là dầu khí, bất động sản và ngân hàng.

Trong VN30, VHM là cổ phiếu có diễn biến tiêu cực nhất khi giảm hơn 3%; SAB, VIB mất 2,8%; VRE, TCB, BID, HDB, CTG giảm trên 2%; VIC, VCB, MBB thấp hơn tham chiếu khoảng 1%. Theo VNDirect, VHM là mã có ảnh hưởng mạnh nhất tới VN-Index khiến chỉ số giảm 1,7 điểm, theo sau là các mã ngân hàng và cổ phiếu VIC.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Ngoài nhóm thép và một số mã bất động sản, chứng khoán, phần lớn các cổ phiếu đều đóng cửa dưới tham chiếu. Nhóm cổ phiếu liên quan đến Gelex giảm sâu với GEX mất hơn 4%, MHC gần chạm giá sàn.

Thanh khoản sàn HoSE ghi nhận hơn 19.700 tỷ đồng, với riêng nhóm VN30 giao dịch trên 8.000 tỷ đồng.

Minh Sơn

Cổ phiếu nhóm Vingroup và ngân hàng kéo lùi thị trường

VIC, VHM, cùng với nhóm ngân hàng giảm sâu khiến VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên đầu tuần, về gần ngưỡng 1.200 điểm.

Sắc đỏ trở lại với thị trường khi áp lực bán vẫn chiếm áp đảo. VN-Index mở cửa hôm nay dưới tham chiếu sau ATO khi những mã cổ phiếu trụ giảm giá. Ngoại trừ nhóm thép và một số mã ngành xây dựng, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao trong vốn hóa như nhóm Vingroup, một số mã bất động sản hay ngân hàng gây áp lực lên thị trường. Chỉ số của sàn HoSE nới rộng đà giảm lên hơn 10 điểm.

Sang phiên chiều, áp lực lên thị trường còn lớn hơn. Dòng tiền thận trọng, chỉ bắt đáy thăm dò trong khi bên bán chấp nhận mức giá thấp hơn khiến nhiều cổ phiếu lùi sâu. Đà giảm của VN-Index nới rộng lên hơn 20 điểm vào giữa phiên chiều, trước khi thu hẹp lại sau ATC.

Chốt phiên, VN-Index giảm 15,55 điểm (1,27%), xuống 1.211,81 điểm. VN30-Index sụt hơn 15 điểm (1,22%) còn 1.223,7 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng đóng cửa dưới tham chiếu.

Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện với 399 mã giảm trên HoSE, so với 122 mã tăng. Riêng nhóm VN30, có 27/30 mã bluechip đóng cửa giảm giá.




VN-Index chốt phiên 18/9 giảm hơn 15 điểm. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 18/9 giảm hơn 15 điểm. Ảnh: VNDirect

Ba ngành giảm mạnh nhất hôm nay là dầu khí, bất động sản và ngân hàng.

Trong VN30, VHM là cổ phiếu có diễn biến tiêu cực nhất khi giảm hơn 3%; SAB, VIB mất 2,8%; VRE, TCB, BID, HDB, CTG giảm trên 2%; VIC, VCB, MBB thấp hơn tham chiếu khoảng 1%. Theo VNDirect, VHM là mã có ảnh hưởng mạnh nhất tới VN-Index khiến chỉ số giảm 1,7 điểm, theo sau là các mã ngân hàng và cổ phiếu VIC.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Ngoài nhóm thép và một số mã bất động sản, chứng khoán, phần lớn các cổ phiếu đều đóng cửa dưới tham chiếu. Nhóm cổ phiếu liên quan đến Gelex giảm sâu với GEX mất hơn 4%, MHC gần chạm giá sàn.

Thanh khoản sàn HoSE ghi nhận hơn 19.700 tỷ đồng, với riêng nhóm VN30 giao dịch trên 8.000 tỷ đồng.

Minh Sơn