Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường

EIB kịch trần, hàng loạt mã như STB, SHB, VPB, MSB, VIB… cùng tăng trên 2%, đóng góp lớn giúp VN-Index tích lũy gần 10 điểm hôm nay.

Từ sáng, sắc xanh đã phủ khắp bảng điện nhóm ngân hàng. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như gồm TCB, VPB, VIB, TPB và STB đồng loạt tăng 2-3%. Riêng SHB tăng gần 5%. Các mã nhỏ hơn cũng diễn biến tích cực như MSB, OCB và LPB cùng có thị giá cao hơn tham chiếu 3-4%.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu EIB khi mã này tăng kịch trần hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu EIB khi mã này tăng kịch trần hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Bảng điện ngân hàng gần như đứng vững trong cơn rung lắc ở phiên chiều. Cuối ngày, nhiều mã cùng tăng trên 2% như STB, SHB, VPB, MSB, VIB… Theo VNDirect, ngành ngân hàng góp đến 8 đại diện trong nhóm 10 cổ phiếu dẫn dắt đà tăng cho VN-Index, lần lượt gồm BID, VCB, VPB, TCB, EIB, CTG, MBB và SHB.

Riêng EIB chạm trần chỉ sau một tiếng rưỡi giao dịch. Thị giá cổ phiếu Eximbank được kéo lên 19.000 đồng một đơn vị với thanh khoản cả ngày gần 450 tỷ đồng, cao thứ 10 sàn HoSE. Sắc tím được duy trì khá liên tục, mã này đóng cửa với lượng dư mua gần 1,2 triệu đơn vị.

Ngoài ngân hàng, cổ phiếu nhóm bán lẻ và chứng khoán cũng có diễn biến tích cực. MWG có thanh khoản cao thứ hai trên thị trường và đóng cửa tăng 3,8%. Mã này được hưởng lợi sau thông tin kết quả kinh doanh tháng 10 khả quan trên toàn hệ thống bán lẻ thuộc Thế Giới Di Động. Ở nhóm chứng khoán, thị trường ghi nhận cơn sóng ở mã EVF. Cổ phiếu này tăng hết biên độ, lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2022.

Nhờ đóng góp của nhóm ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán, VN-Index giữ sắc xanh cả ngày. Chỉ số này đóng cửa ở 1.109,7 điểm, tích lũy thêm gần 10 điểm. Sàn HoSE có 365 cổ phiếu tăng, cao gấp đôi so với 171 cổ phiếu giảm.

Thanh khoản thị trường TP HCM đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 335 tỷ đồng, phiên thứ 6 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

Vietnam Airlines tiếp tục hoãn họp đại hội cổ đông

Vietnam Airlines vừa cho biết tiếp tục hoãn đại hội cổ đông thường niên do công tác chuẩn bị chưa hoàn thành.

Thông tin này được Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) hôm nay.

Theo đó, đại hội đồng cổ đông của hãng sẽ được lùi từ ngày 22/11 sang ngày 16/12. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự vẫn giữ nguyên là ngày 12/10.

Lý do được hãng này đưa ra là do “công tác chuẩn bị chưa hoàn thành”. Đây là lần thứ 4 doanh nghiệp này lùi ngày họp đại hội đồng cổ đông thường niên. Trước đó, công ty dự kiến tổ chức họp vào 20/6, sau đó lùi tới trước 30/8, tiếp tục dự kiến họp vào 15/11, sau đó là 22/11.

Theo Luật Doanh nghiệp, cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên phải diễn ra trong 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác, hội đồng quản trị có thể quyết định gia hạn phiên họp này trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 6 tháng kể từ lúc hết năm tài chính.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines ở trong diện hạn chế giao dịch, chỉ được mua bán phiên chiều theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.

Chốt phiên 13/11, giá HVN đạt 10.950 đồng một cổ phiếu, giảm 0,9%. Hồi tháng 2, HoSE cũng đã cảnh báo cổ phiếu HVN có thể bị hủy niêm yết nếu lãi sau thuế của Vietnam Airlines âm. Theo báo cáo tự lập, đến hết năm ngoái, lợi nhuận lũy kế của cổ đông công ty mẹ Vietnam Airlines âm xấp xỉ 32.000 tỷ đồng. Vốn chủ của công ty âm hơn 10.000 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, tổng công ty đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 68.089 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế âm hơn 3.300 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ năm ngoái (-7.573 tỷ đồng).

Thi Hà

HoREA: Áp lực trả nợ trái phiếu năm 2024 sẽ lên mức cao nhất ba năm

Năm sau, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có thể lên đến 329.500 tỷ đồng, cao nhất trong ba năm gần đây, theo HoREA.

Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm 2024 sẽ lên đến 329.500 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này ở năm ngoái là 144.500 tỷ đồng, năm nay là 271.400 tỷ đồng.

Trước mắt trong giai đoạn cuối năm, áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp cũng rất lớn. Theo HoREA, quý IV là giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của cả năm nay với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô trái phiếu đã giãn và hoãn). Gần 80% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

Còn theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), hai tháng cuối năm ước tính có hơn 41.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong số đó, có 16 mã chậm trả lãi và gốc với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng và 47 mã trái phiếu được gia hạn hoặc thay đổi lãi suất.

Áp lực trả nợ trái phiếu lớn trong khi nhiều doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Từ tháng 8, giá trị mua lại trái phiếu trước hạn luôn thấp hơn giá trị đáo hạn trái phiếu.

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, thay vì mua lại trái phiếu đến hạn. Theo VBMA, trong tháng 10, các doanh nghiệp mua lại 13.645 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Còn hoạt động thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu ghi nhận hơn 60 tổ chức phát hành thực hiện thành công và đã báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 27/10. Theo VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn kể trên là khoảng 107.000 tỷ đồng.

Thời gian qua, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu có trách nhiệm với nghĩa vụ trả nợ, nỗ lực cân đối dòng tiền để thu xếp thanh toán đúng hạn. Các công ty gặp khó khăn có thể căn cứ Nghị định 08 để thực hiện các phương án như đàm phán với nhà đầu tư hoán đổi nợ bằng tài sản hợp pháp hoặc đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Với trường hợp gia hạn trái phiếu, thời gian tối đa không quá hai năm.

Tất Đạt

‘Yếu tố tiêu cực tới chứng khoán có thể đã qua’

Giới phân tích cho rằng, các thông tin xấu, bất lợi cho chứng khoán đã qua hoặc đang giảm bớt, thị trường có triển vọng hồi phục.

Trong báo cáo phân tích mới đây của VinaCapital, nhóm chuyên gia nói từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10, chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức giảm 16% và bị bán tháo do sự kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước. Các yếu tố kể trên bao gồm lo ngại tăng lãi suất khi tỷ giá USD lên cao, biến động cổ phiếu Vingroup và Vinhomes liên quan trái phiếu chuyển đổi, các lệnh bán giải chấp của nhiều công ty chứng khoán, tin đồn về việc kiểm soát một số nguồn cho vay ký quỹ (margin) không chính thức và lợi nhuận doanh nghiệp trong quý III không như kỳ vọng.

Theo VinaCapital, yếu tố lớn nhất đè nặng thị trường là sự mất giá của tiền đồng làm dấy lên mối lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với sự mất giá, đồng thời cũng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài bán ra.

Tuy nhiên diễn biến thực tế lại không như những gì nhà đầu tư phỏng đoán. Tỷ giá USD đã ổn định trong nhiều tuần qua mà Ngân hàng Nhà nước không cần phải tăng lãi suất. Song song đó, đà tăng của USD dường như đã kết thúc, đặc biệt sau khi các chỉ số ISM/PMI ở mức thấp vào tuần trước, càng khiến VinaCapital tin rằng cơ quan này sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong những tháng tới.

Nhóm phân tích này kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ giảm 3% vào cuối năm nay nhờ được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng của thặng dư thương mại Việt Nam, từ 3% GDP năm 2023 lên đến 7% trong năm 2024. Kỳ vọng này càng được củng cố bởi sự tăng giá khoảng 1% của VND trong vài ngày qua, đưa mức giảm giá so với đầu năm trở lại 3%.

“Tất cả yếu tố tiêu cực nhất lúc này đã hoặc đang giảm bớt và triển vọng hồi phục của chứng khoán Việt Nam trong những tháng tới được hỗ trợ bởi tăng trưởng lợi nhuận và nền kinh tế phục hồi, kết hợp với định giá rẻ của thị trường”, báo cáo của VinaCapital nêu.

Về chính sách tiền tệ, VNDirect cùng quan điểm rằng Ngân hàng Nhà nước ít khả năng tăng lãi suất. Lãi suất huy động đang ở mức thấp nhất so với giai đoạn từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2022 do thanh khoản hệ thống dư thừa trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu. Đơn vị này kỳ vọng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ duy trì ở mức bình quân 5,4% một năm trong thời gian còn lại của năm 2023. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ duy trì xu hướng giảm đến cuối năm nay nhờ chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại giảm nhanh trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngừng phát hành tín phiếu sau hơn một tháng thực hiện nghiệp vụ này. Đến ngày 9/11, VNDirect thống kê có gần 185.700 tỷ đồng trở lại hệ thống qua lượng tín phiếu đáo hạn.

Thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc. Kết thúc tuần này, VN-Index tích lũy thêm gần 25 điểm so với cuối tuần trước, thanh khoản tăng trên mức trung bình. Chỉ số đại diện sàn HoSE có tuần thứ hai liên tiếp hồi phục, hiện vượt trên hỗ trợ 1.100 điểm. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), diễn biến này giúp loại trừ khả năng thị trường trở lại downtrend (xu hướng giảm giá).

Tuy nhiên, VN-Index vẫn đang trong nhịp hồi phục đầu tiên và vận động lỏng lẻo. Chỉ số này sẽ cần nhiều thời gian để tìm đến khu vực cân bằng cho quá trình tích lũy. SHS kỳ vọng nền tích lũy sẽ hình thành trên 1.100 điểm khi phiên cuối tuần có xu hướng kiểm tra lại mốc hỗ trợ này. Nhóm phân tích dự báo nhiều khả năng quá trình kiểm tra sẽ thành công.

SHS lưu ý, dù các hoạt động kinh tế có thể diễn ra sôi động trong quý cuối năm và GDP đang có xu hướng phục hồi, các yếu tố vĩ mô vẫn còn rủi ro. Tình hình địa chính trị thế giới tồn tại nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp, mặt khác tình hình lạm phát toàn cầu vẫn chưa thực sự được kiểm soát do xu hướng giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng, kinh tế khu vực EU dễ bước vào suy thoái.

Chứng khoán Mirae Asset cũng cho rằng đang có ba rủi ro lớn nhất đến từ tình hình thế giới. Thứ nhất, lãi suất toàn cầu neo ở mức cao trong thời gian dài và ảnh hưởng tới việc đảo nợ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sức mua. Thứ hai là tác động tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc. Thứ ba là kịch bản đồng USD mạnh hơn kỳ vọng và áp lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên chiến lược bán ròng của họ với 2.720 tỷ đồng trong tháng 10. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã xả hàng khoảng 10.500 tỷ đồng trong bối cảnh đồng USD tăng giá và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao.

Tất Đạt

‘Yếu tố tiêu cực tới chứng khoán có thể đã qua’

Giới phân tích cho rằng, các thông tin xấu, bất lợi cho chứng khoán đã qua hoặc đang giảm bớt, thị trường có triển vọng hồi phục.

Trong báo cáo phân tích mới đây của VinaCapital, nhóm chuyên gia nói từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10, chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức giảm 16% và bị bán tháo do sự kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước. Các yếu tố kể trên bao gồm lo ngại tăng lãi suất khi tỷ giá USD lên cao, biến động cổ phiếu Vingroup và Vinhomes liên quan trái phiếu chuyển đổi, các lệnh bán giải chấp của nhiều công ty chứng khoán, tin đồn về việc kiểm soát một số nguồn cho vay ký quỹ (margin) không chính thức và lợi nhuận doanh nghiệp trong quý III không như kỳ vọng.

Theo VinaCapital, yếu tố lớn nhất đè nặng thị trường là sự mất giá của tiền đồng làm dấy lên mối lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với sự mất giá, đồng thời cũng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài bán ra.

Tuy nhiên diễn biến thực tế lại không như những gì nhà đầu tư phỏng đoán. Tỷ giá USD đã ổn định trong nhiều tuần qua mà Ngân hàng Nhà nước không cần phải tăng lãi suất. Song song đó, đà tăng của USD dường như đã kết thúc, đặc biệt sau khi các chỉ số ISM/PMI ở mức thấp vào tuần trước, càng khiến VinaCapital tin rằng cơ quan này sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong những tháng tới.

Nhóm phân tích này kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ giảm 3% vào cuối năm nay nhờ được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng của thặng dư thương mại Việt Nam, từ 3% GDP năm 2023 lên đến 7% trong năm 2024. Kỳ vọng này càng được củng cố bởi sự tăng giá khoảng 1% của VND trong vài ngày qua, đưa mức giảm giá so với đầu năm trở lại 3%.

“Tất cả yếu tố tiêu cực nhất lúc này đã hoặc đang giảm bớt và triển vọng hồi phục của chứng khoán Việt Nam trong những tháng tới được hỗ trợ bởi tăng trưởng lợi nhuận và nền kinh tế phục hồi, kết hợp với định giá rẻ của thị trường”, báo cáo của VinaCapital nêu.

Về chính sách tiền tệ, VNDirect cùng quan điểm rằng Ngân hàng Nhà nước ít khả năng tăng lãi suất. Vâng Lãi suất huy động đang ở mức thấp nhất so với giai đoạn từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2022 do thanh khoản hệ thống dư thừa trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu. Đơn vị này kỳ vọng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ duy trì ở mức bình quân 5,4% một năm trong thời gian còn lại của năm 2023. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ duy trì xu hướng giảm đến cuối năm nay nhờ chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại giảm nhanh trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngừng phát hành tín phiếu sau hơn một tháng thực hiện nghiệp vụ này. Đến ngày 9/11, VNDirect thống kê có gần 185.700 tỷ đồng trở lại hệ thống qua lượng tín phiếu đáo hạn.

Thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc. Kết thúc tuần này, VN-Index tích lũy thêm gần 25 điểm so với cuối tuần trước, thanh khoản tăng trên mức trung bình. Chỉ số đại diện sàn HoSE có tuần thứ hai liên tiếp hồi phục, hiện vượt trên hỗ trợ 1.100 điểm. Theo Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), diễn biến này giúp loại trừ khả năng thị trường trở lại downtrend (xu hướng giảm giá).

Tuy nhiên, VN-Index vẫn đang trong nhịp hồi phục đầu tiên và vận động lỏng lẻo. Chỉ số này sẽ cần nhiều thời gian để tìm đến khu vực cân bằng cho quá trình tích lũy. SHS kỳ vọng nền tích lũy sẽ hình thành trên 1.100 điểm khi phiên cuối tuần có xu hướng kiểm tra lại mốc hỗ trợ này. Nhóm phân tích dự báo nhiều khả năng quá trình kiểm tra sẽ thành công.

SHS lưu ý, dù các hoạt động kinh tế có thể diễn ra sôi động trong quý cuối năm và GDP đang có xu hướng phục hồi, các yếu tố vĩ mô vẫn còn rủi ro. Tình hình địa chính trị thế giới tồn tại nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp, mặt khác tình hình lạm phát toàn cầu vẫn chưa thực sự được kiểm soát do xu hướng giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng, kinh tế khu vực EU dễ bước vào suy thoái.

Chứng khoán Mirae Asset cũng cho rằng đang có ba rủi ro lớn nhất đến từ tình hình thế giới. Thứ nhất, lãi suất toàn cầu neo ở mức cao trong thời gian dài và ảnh hưởng tới việc đảo nợ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sức mua. Thứ hai là tác động tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc. Thứ ba là kịch bản đồng USD mạnh hơn kỳ vọng và áp lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên chiến lược bán ròng của họ với 2.720 tỷ đồng trong tháng 10. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã xả hàng khoảng 10.500 tỷ đồng trong bối cảnh đồng USD tăng giá và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao.

Tất Đạt

Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai lội ngược dòng

Tím trần trong buổi sáng và giữ sắc xanh lúc thị trường trượt mạnh ở phiên chiều, HAG trở thành một trong những cổ phiếu tích cực nhất hôm nay.

Sáng nay, trong khi khoảng 70% cổ phiếu sàn HoSE giảm giá, HAG lại có diễn biến ngược dòng. Mã chứng khoán của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được kéo lên từ sớm, đến khoảng 10h45 đã tăng hết biên độ với khối lượng cao nhất thị trường hơn 25,7 triệu đơn vị. Mức 9.090 đồng thời điểm đó là vùng giá cao nhất trong hơn hai tháng qua.

Từ đầu tháng 9, cổ phiếu HAG có diễn biến không thuận lợi sau khi tiếp tục bị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) giữ nguyên diện cảnh báo. Đến cuối tháng 9, mã này từng hạ về 7.510 đồng, thấp nhất trong 5 tháng. Sau đó, cổ phiếu này có nhiều biến động, nhà đầu tư nhiều lần kỳ vọng có thể “về bờ” nhưng thị giá trung bình trong hai tháng qua chỉ khoảng 8.300 đồng.

Sang buổi chiều, thị giá cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai hạ nhiệt nhưng vẫn giữ mức tăng tốt so với nhiều mã khác. HAG đóng cửa ở 8.710 đồng một đơn vị, tăng 2,5%.

Diễn biến của HAG trái chiều thị trường chứng khoán hôm nay. Sau phiên ATO, VN-Index giảm hơn 10 điểm, sau đó rung lắc chủ yếu quanh vùng 1.104-1.108 điểm trong cả buổi sáng. Lệnh bán chiếm ưu thế trên thị trường nhưng thanh khoản sáng nay thấp hơn hẳn cùng kỳ hôm trước.

Sắc đỏ duy trì sang đầu giờ chiều. Tuy nhiên đến khoảng 13h30, chỉ số đại diện sàn HoSE có sự cải thiện và vượt trên tham chiếu chỉ sau 15 phút. Đà tăng duy trì không lâu khi bên bán chủ động bắt đầu lấn áp, chỉ số này sụt hơn 9 điểm trong phiên ATC. VN-Index đóng cửa ở 1.101,7 điểm, giảm hơn 12 điểm so với hôm qua.

Toàn sàn HoSE có 417 cổ phiếu giảm, cao hơn nhiều lần so với 148 cổ phiếu tăng. Rổ VN30 có 27 mã ghi nhận sắc đỏ. Điểm sáng là toàn thị trường TP HCM không có cổ phiếu nằm sàn.

Góp mức giảm nhiều nhất lần lượt là các mã VCB, BID, VPB, GAS, VHM. Tương ứng, cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, hóa chất và bất động sản là những nhóm có chỉ số ngành lùi sâu nhất.

Thanh khoản thị trường TP HCM đạt gần 20.800 tỷ đồng, giảm hơn 1.200 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài có bốn phiên bán ròng liên tiếp, chênh lệch giữa hai chiều trong hôm nay hơn 230 tỷ đồng.

Như vậy, thị trường chứng khoán quay đầu đi lùi sau hai phiên tăng điểm. Tính chung cả tuần, VN-Index tích lũy thêm gần 25 điểm so với cuối tuần trước, khả quan hơn hẳn giai đoạn trước đây.

Tất Đạt

Chuyên gia dự báo những cổ phiếu có thể tăng giá năm 2024

Những cổ phiếu hưởng lợi từ xuất khẩu, đầu tư công và lãi suất thấp có thể tăng giá trong năm tới, theo các chuyên gia.

Tại diễn đàn “Theo dấu dòng tiền”, chiều 9/11, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khả quan hơn vì “những điều tồi tệ nhất đã xuất hiện trong năm nay”. Theo đó, các tổ chức theo dõi vĩ mô đều đưa ra kịch bản GDP tăng trưởng 6-6,5%.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Chuyên gia kinh tế của Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, phân tích rằng xuất khẩu là chỉ báo phục hồi đầu tiên và sẽ tăng vào 3 tháng cuối năm khi thị trường lớn như Mỹ đang giảm hàng tồn kho. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng 9 và tăng 5,9% so với cùng kỳ 2022. HSBC đánh giá Việt Nam đang phục hồi ổn định từ suy thoái thương mại toàn cầu và xuất khẩu có khả năng tiếp tục tăng tốc khi đơn hàng cải thiện.

Ông cho biết yếu tố tích cực tiếp theo là giải ngân vốn đầu tư công với cao điểm cuối năm nay đến đầu năm 2024. Từ đầu năm đến ngày 31/10, giải ngân đầu tư công đạt hơn 430.600 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch năm. Hiện tại Chính phủ đang đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhanh chóng giải ngân.

“Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng cũng là yếu tố quan trọng khi Chính phủ đang muốn duy trì nền lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, ông Thành nói.

Với đánh giá vĩ mô kể trên, các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đưa ra dự báo về những nhóm ngành sở hữu tiềm năng tốt cho năm sau.

Bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc SSI Research – cho rằng “phục hồi” sẽ là chủ đề đầu tư thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những ngành đã có kết quả kinh doanh thấp năm nay nhưng có xác suất cao sẽ vượt qua khó khăn trong năm sau. Bà gợi ý hai ngành nổi bật là vật liệu cơ bản và bán lẻ. Bên cạnh đó, những ngành hưởng lợi từ phục hồi xuất khẩu, tăng giải ngân đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là nhóm đáng cân nhắc.

Chia sẻ cụ thể về các nhóm ngành mà Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) đang nắm giữ, Phó giám đốc đầu tư Nguyễn Triệu Vinh cũng cho biết quỹ này đang tập trung vào bốn nhóm gồm: FDI, đầu tư công, công nghệ thông tin và tiêu dùng. Thời gian qua, chỉ có nhóm tiêu dùng chưa đạt hiệu suất tốt nhưng ông tin sẽ còn nhiều tiềm năng thời gian tới vì thu nhập người dân và nhu cầu mua sắm sẽ trở lại.

Trong khi đó, dựa trên triển vọng lợi nhuận, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư và điều hành quỹ VinaCapital VESAF, lưu ý nhà đầu tư cần quan sát thêm sự phân hóa sâu sắc giữa các doanh nghiệp. Thực tế năm nay, thị trường ghi nhận một số công ty có kết quả kinh doanh và thị phần rất tốt dù ngành của họ sụt giảm lớn. Bà lấy ví dụ FPT ở mảng công nghệ, PNJ ở mảng bán lẻ, Gemadept (GMD) ở mảng vận tải biển hay Kinh Bắc (KBC) ở mảng bất động sản.

Ngoài các ngành kể trên, MBS Research còn điểm danh thêm dầu khí và điện trong nhóm dẫn dắt thị trường năm sau. Với dầu khí, các cổ phiếu này có cơ hội từ xu hướng dịch chuyển năng lượng và các dự án có thể triển khai như Lô B Ô Môn, Nam Du – U Minh, Sư tử trắng GĐ2B, Lạc Đà Vàng… Còn ngành điện sẽ hưởng lợi từ kế hoạch đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện trong bối cảnh mất cân đối năng lượng hiện tại. Tổng mức đầu tư cho nguồn điện dự kiến đạt gần 10 tỷ USD mỗi năm cho giai đoạn 2021-2030.

Bên cạnh gợi ý các nhóm ngành đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Phương Lam – Giám đốc Phân tích VDSC – gợi ý nhà đầu tư có thể lọc thêm các cổ phiếu đang có định giá rẻ và nhiều khả năng sẽ được định giá lại năm tới. Trong số những ngành sở hữu triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ phần mềm, hàng tiêu dùng lâu bền (dệt may), năng lượng (dầu khí) và dược là nhóm đang có định giá rẻ.

VNDirect còn cho rằng đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư trung và dài hạn bắt đầu tích lũy cổ phiếu cho năm sau. Mặc dù rủi ro ngắn hạn của thị trường còn hiện hữu, mức chiết khấu định giá hiện tại đang tương đương đáy trung hạn thời điểm tháng 11/2022 và đáy Covid. Tuy nhiên đơn vị này lưu ý, các nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy ký quỹ để giải ngân cổ phiếu trong trung và dài hạn, không đầu tư tập trung một cổ phiếu hoặc một nhóm ngành duy nhất. Nhà đầu tư cũng nên tránh rót khoản tiền lớn vào một thời điểm mà nên chia thành nhiều phần và giải ngân từ từ hoặc áp dụng phương pháp tích sản.

Các chuyên gia cũng cho rằng nhà đầu tư nên kết hợp nhiều phương pháp như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng để chọn ra cổ phiếu phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư, bà Phương nói mỗi người cần có tính kỹ luật cho bản thân.

“Nhà đầu tư cần có danh mục cổ phiếu theo dõi và quan tâm sát sao về giá trị nội tại của doanh nghiệp để tránh rơi vào tình trạng FOMO (hội chứng bị bỏ lỡ) hay nuối tiếc khi thị trường biến động ngắn hạn”, Giám đốc SSI Research nói.

Tất Đạt

Chuyên gia dự báo những cổ phiếu có thể tăng giá năm 2024

Những cổ phiếu hưởng lợi từ xuất khẩu, đầu tư công và lãi suất thấp có thể tăng giá trong năm tới, theo các chuyên gia.

Tại diễn đàn “Theo dấu dòng tiền”, chiều 9/11, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khả quan hơn vì “những điều tồi tệ nhất đã xuất hiện trong năm nay”. Theo đó, các tổ chức theo dõi vĩ mô đều đưa ra kịch bản GDP tăng trưởng 6-6,5%.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Chuyên gia kinh tế của Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, phân tích rằng xuất khẩu là chỉ báo phục hồi đầu tiên và sẽ tăng vào 3 tháng cuối năm khi thị trường lớn như Mỹ đang giảm hàng tồn kho. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng 9 và tăng 5,9% so với cùng kỳ 2022. HSBC đánh giá Việt Nam đang phục hồi ổn định từ suy thoái thương mại toàn cầu và xuất khẩu có khả năng tiếp tục tăng tốc khi đơn hàng cải thiện.

Ông cho biết yếu tố tích cực tiếp theo là giải ngân vốn đầu tư công với cao điểm cuối năm nay đến đầu năm 2024. Từ đầu năm đến ngày 31/10, giải ngân đầu tư công đạt hơn 430.600 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch năm. Hiện tại Chính phủ đang đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhanh chóng giải ngân.

“Ngoài ra, chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng cũng là yếu tố quan trọng khi Chính phủ đang muốn duy trì nền lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, ông Thành nói.

Với đánh giá vĩ mô kể trên, các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đưa ra dự báo về những nhóm ngành sở hữu tiềm năng tốt cho năm sau.

Bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc SSI Research – cho rằng “phục hồi” sẽ là chủ đề đầu tư thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những ngành đã có kết quả kinh doanh thấp năm nay nhưng có xác suất cao sẽ vượt qua khó khăn trong năm sau. Bà gợi ý hai ngành nổi bật là vật liệu cơ bản và bán lẻ. Bên cạnh đó, những ngành hưởng lợi từ phục hồi xuất khẩu, tăng giải ngân đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là nhóm đáng cân nhắc.

Chia sẻ cụ thể về các nhóm ngành mà Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) đang nắm giữ, Phó giám đốc đầu tư Nguyễn Triệu Vinh cũng cho biết quỹ này đang tập trung vào bốn nhóm gồm: FDI, đầu tư công, công nghệ thông tin và tiêu dùng. Thời gian qua, chỉ có nhóm tiêu dùng chưa đạt hiệu suất tốt nhưng ông tin sẽ còn nhiều tiềm năng thời gian tới vì thu nhập người dân và nhu cầu mua sắm sẽ trở lại.

Trong khi đó, dựa trên triển vọng lợi nhuận, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư và điều hành quỹ VinaCapital VESAF, lưu ý nhà đầu tư cần quan sát thêm sự phân hóa sâu sắc giữa các doanh nghiệp. Thực tế năm nay, thị trường ghi nhận một số công ty có kết quả kinh doanh và thị phần rất tốt dù ngành của họ sụt giảm lớn. Bà lấy ví dụ FPT ở mảng công nghệ, PNJ ở mảng bán lẻ, Gemadept (GMD) ở mảng vận tải biển hay Kinh Bắc (KBC) ở mảng bất động sản.

Ngoài phân tích tiềm năng tăng trưởng, bà Nguyễn Thị Phương Lam – Giám đốc Phân tích VDSC – gợi ý nhà đầu tư có thể lọc thêm các cổ phiếu đang có định giá rẻ và nhiều khả năng sẽ được định giá lại năm tới. Trong số những ngành sở hữu triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ phần mềm, hàng tiêu dùng lâu bền (dệt may), năng lượng (dầu khí) và dược là nhóm đang có định giá rẻ.

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên kết hợp nhiều phương pháp như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng để chọn ra cổ phiếu phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư, bà Phương nói mỗi người cần có tính kỹ luật cho bản thân.

“Nhà đầu tư cần có danh mục cổ phiếu theo dõi và quan tâm sát sao về giá trị nội tại của doanh nghiệp để tránh rơi vào tình trạng FOMO (hội chứng bị bỏ lỡ) hay nuối tiếc khi thị trường biến động ngắn hạn”, Giám đốc SSI Research nói.

Tất Đạt

Cổ phiếu nào sẽ tăng giá năm 2024?

Những cổ phiếu hưởng lợi từ xuất khẩu, đầu tư công và lãi suất thấp có thể tăng giá trong năm tới, theo các chuyên gia.

Tại diễn đàn “Theo dấu dòng tiền”, chiều 9/11, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khả quan hơn vì “những điều tồi tệ nhất đã xuất hiện trong năm nay”. Theo đó, các tổ chức theo dõi vĩ mô đều đưa ra kịch bản GDP tăng trưởng 6-6,5%.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Chuyên gia kinh tế của Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, phân tích rằng xuất khẩu là chỉ báo phục hồi đầu tiên và sẽ tăng vào 3 tháng cuối năm khi thị trường lớn như Mỹ đang giảm hàng tồn kho. Yếu tố tích cực tiếp theo là giải ngân vốn đầu tư công với cao điểm cuối năm nay đến đầu năm 2024. Chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng cũng là yếu tố quan trọng khi Chính phủ đang muốn duy trì nền lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Với đánh giá vĩ mô kể trên, các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đưa ra dự báo về những nhóm ngành sở hữu tiềm năng tốt.

Bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc SSI Research – cho rằng “phục hồi” sẽ là chủ đề đầu tư thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những ngành đã có kết quả kinh doanh thấp năm nay nhưng có xác suất cao sẽ vượt qua khó khăn trong năm sau. Bà gợi ý hai ngành nổi bật là vật liệu cơ bản và bán lẻ. Bên cạnh đó, những ngành hưởng lợi từ phục hồi xuất khẩu, tăng giải ngân đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là nhóm đáng cân nhắc.

Chia sẻ cụ thể về các nhóm ngành mà Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) đang nắm giữ, Phó giám đốc đầu tư Nguyễn Triệu Vinh cũng cho biết quỹ này đang tập trung vào bốn nhóm gồm: FDI, đầu tư công, công nghệ thông tin và tiêu dùng. Thời gian qua, chỉ có nhóm tiêu dùng chưa đạt hiệu suất tốt nhưng ông tin sẽ còn nhiều tiềm năng vì thu nhập người dân và nhu cầu mua sắm sẽ trở lại.

Trong khi đó, dựa trên triển vọng lợi nhuận, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư và điều hành quỹ VinaCapital VESAF, lưu ý nhà đầu tư cần quan sát thêm sự phân hóa sâu sắc giữa các doanh nghiệp. Thực tế năm nay, thị trường ghi nhận một số công ty có kết quả kinh doanh và thị phần rất tốt dù ngành của họ sụt giảm lớn. Bà lấy ví dụ FPT ở mảng công nghệ, PNJ ở mảng bán lẻ, Gemadept (GMD) ở mảng vận tải biển hay Kinh Bắc (KBC) ở mảng bất động sản.

Ngoài phân tích tiềm năng tăng trưởng, bà Nguyễn Thị Phương Lam – Giám đốc Phân tích VDSC – gợi ý nhà đầu tư có thể lọc thêm các cổ phiếu đang có định giá rẻ và nhiều khả năng sẽ được định giá lại năm tới. Trong số những ngành sở hữu triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ phần mềm, hàng tiêu dùng lâu bền (dệt may), năng lượng (dầu khí) và dược là nhóm đang có định giá rẻ.

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên kết hợp nhiều phương pháp như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng để chọn ra cổ phiếu phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư, bà Phương nói mỗi người cần có tính kỹ luật cho bản thân.

“Nhà đầu tư cần có danh mục cổ phiếu theo dõi và quan tâm sát sao về giá trị nội tại của doanh nghiệp để tránh rơi vào tình trạng FOMO (hội chứng bị bỏ lỡ) hay nuối tiếc khi thị trường biến động ngắn hạn”, Giám đốc SSI Research nói.

Tất Đạt

Cổ phiếu Vingroup đồng loạt tăng mạnh

Bộ ba cổ phiếu nhóm Vingroup dẫn đầu đà tăng của thị trường, với riêng VIC tăng 5,8%, sau khi ông Phạm Nhật Vượng gặp tỷ phú giàu thứ hai Ấn Độ.

Sắc xanh lan rộng trên thị trường từ đầu phiên hôm nay, nối tiếp phiên tăng mạnh hôm qua.

Các mã trụ, đặc biệt là nhóm Vingroup, được đẩy lên ngay sau ATO giúp VN-Index vượt trên tham chiếu. Thông tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và ông Gautam Adani, tỷ phú giàu thứ hai Ấn Độ với khối tài sản hiện tại hơn 52 tỷ USD, giúp cả ba mã VIC, VHM và VRE được chú ý. Đến cuối phiên sáng, chỉ số của sàn HoSE tăng hơn 10 điểm, vượt 1.120 điểm.

Tuy nhiên, áp lực bán ra cũng gia tăng khi nhiều cổ phiếu có lợi nhuận tích cực sau nhịp tăng gần đây của thị trường. Sang phiên chiều, một số nhóm cổ phiếu dần thu hẹp đà tăng. Trong khi nhóm bất động sản vẫn tích cực, cổ phiếu ngân hàng, một số mã chứng khoán, hàng tiêu dùng lùi về sắc đỏ. Điểm tích cực là lực mua đỡ giá cũng mạnh không kém giúp thị trường nhanh chóng tìm được điểm cân bằng.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.113,89 điểm, tăng 0,46 điểm. Ngược lại, VN30-Index giảm 7 điểm (0,62%) trước áp lực bán ra của một số mã ngân hàng. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.

Cuối phiên, sàn HoSE có 342 cổ phiếu tăng giá so với 202 cổ phiếu giảm giá. Áp lực giảm chủ yếu ở nhóm vốn hóa lớn khi VN30 có 18/30 mã đóng cửa trong sắc đỏ.

Dẫn dắt thị trường hôm nay là nhóm cổ phiếu Vingroup. VIC là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 2,3 điểm khi mã này chốt phiên tăng 5,6%, lên 45.400 đồng. VHM tăng 4,6%, trong khi VRE có thêm 2,5%. Ba mã này cũng là ba mã tăng mạnh nhất nhóm VN30 trong phiên hôm nay.

Ngoài nhóm này, BCM, MWG, SSI, CTG cũng giao dịch tích cực.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, áp lực lên nhóm ngân hàng, hàng không khiến VN30-Index giảm 7 điểm khi đóng cửa. VJC đóng cửa giảm hơn 4%, các mã ngân hàng như SSB, VCB, VPB, STB, ACB, SHB, TCB, TPB giảm 1-2%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, sắc xanh có phần ưu thế hơn. Đà tăng của thị trường cùng sự trở lại của dòng tiền giúp cổ phiếu chứng khoán giao dịch tích cực, một số mã bất động sản cũng ở trạng thái tương tự.

Cổ phiếu PDR, DXS đóng cửa tăng kịch trần, HQC, NVL có thêm hơn 5%, SCR, DIG, QCG tăng trên 2%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 25.000 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 3.450 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 800 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 16/10.

Minh Sơn