Chứng khoán

Chứng khoán LPBank sẽ mua cổ phiếu của Công ty bầu Đức

Chứng khoán LPBank, Quỹ Việt Cát dự kiến tham gia đợt phát hành riêng lẻ 1,3 triệu cổ phiếu HAG sắp tới

Thông tin vừa được Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE, tối 23/11.

Trong phương án chào bán riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu, thành phần nhà đầu tư dự kiến tham gia gồm: Công ty cổ phần chứng khoán LPBank, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Việt Cát (Quỹ Việt Cát) và nhà đầu tư chuyên nghiệp Nguyễn Đức Tùng Quân.

Theo đó, chứng khoán LPBank sẽ mua 50 triệu cổ phiếu, tương đương 4,73%; Quỹ Việt Cát mua 60 triệu cổ phiếu, tương đương 5,67%; ông Nguyễn Đức Tùng Quân mua 20 triệu, tương đương 1,89%.




Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Đức Đồng

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Đức Đồng

Chứng khoán LPBank thành lập năm 2009. Hiện, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank) cũng là một trong những cổ đông lớn của công ty này chiếm 5,5% cổ phần.

Liên quan đến LPBank, trước đó ngân hàng này đã ký hợp tác toàn diện với HAG. Hôm 2/11, CLB bóng đá HAGL công bố đổi tên thành CLB bóng đá LPBank Hoàng Anh Gia Lai. Hiện, ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) là Chủ tịch Hội đồng quản trị của LPBank.

Còn Quỹ Việt Cát được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài thông qua việc tận dụng các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Công ty đặt trụ sở tại tầng 11, tòa nhà Doji Tower (Hà Nội).

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho TPBank góp vốn, mua cổ phần để mua lại Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Việt Cát với số tiền tối đa 125 tỷ đồng. Nhà băng này phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được chấp thuận.

Ông Nguyễn Đức Quân Tùng là một trong số các nhà đầu tư dự kiến tham gia đợt chào bán trước đó của HAGL. Ông chưa từng mua cổ phiếu HAG.

Tháng 9 năm ngoái, HAG từng triển khai phương án bán gần 162 triệu cổ phiếu với giá 10.500 đồng, dự kiến thu về 1.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, diễn biến thị trường không phù hợp nên các nhà đầu tư đã từ chối mua, kế hoạch trên thất bại.

Đợt này, nếu triển khai phát hàng riêng lẻ thành công, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 1.300 tỷ đồng dùng bổ sung vốn lưu động cho công ty con, thanh toán các khoản nợ của tập đoàn.

Theo đó, công ty của bầu Đức sẽ dùng 323 tỷ đồng thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu phát hành ngày 18/6/2012; cơ cấu lại khoản nợ tại TPBank cho công ty con là Gia súc Lơ Pang (277 tỷ đồng); bổ sung vốn lưu động và cơ cấu lại nợ cho công ty con Hưng Thắng Lợi Gia Lai (700 tỷ đồng). Thời gian giải ngân dự kiến từ 2023-2024.

Chốt phiên giao dịch 23/11, cổ phiếu HAG đạt 9.800 đồng, tăng 4,7%.

Thi Hà

Chứng khoán lao dốc cuối phiên

VN-Index đi quanh tham chiếu cả ngày, sau đó bất ngờ giảm mạnh ở phiên ATC với nhiều mã chứng khoán và bất động sản nằm sàn.

Tâm lý thăm dò chiếm ưu thế trên thị trường hôm nay khiến VN-Index biến động không quá mạnh trong phần lớn thời gian giao dịch. Chỉ số này chủ yếu đi quanh vùng 1.112 – 1.120 điểm từ sáng đến nửa đầu buổi chiều.

Đến khoảng 14h10, bảng điện bắt đầu phủ đầy lệnh bán. Chỉ số đại diện sàn HoSE giảm hơn 8 điểm trước khi bước vào phiên ATC. Sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường và VN-Index rớt thẳng đứng, sau đó chốt phiên ở 1.088,5 điểm, giảm hơn 25 điểm so với tham chiếu. Đây là phiên chỉ số lùi sâu nhất kể từ ngày 26/10, tức gần một tháng qua.

Thị trường biến động mạnh trong phiên ATC diễn ra phổ biến trong khoảng hai tháng qua. Trước đó, phiên 17/10, giao dịch ATC khiến VN-Index giảm gần 20 điểm. Hôm sau, đồ thị chỉ số này tiếp tục giảm gần 40 điểm so với tham chiếu trong những phút cuối. Đến phiên 19/10, thị trường sụt hơn 15 điểm phần lớn do rung lắc trong khoản thời gian ATC. Ở những phiên như 20/10, 25/10 hay 27/10, những phút cuối phiên cũng là diễn biến quyết định điểm số.

Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên giảm giá với gần 70%. HPG là mã góp mức giảm nhiều nhất cho VN-Index khi cổ phiếu này sụt 5% với gần 580 tỷ đồng thanh khoản. Theo sau là các mã VCB, GAS, SAB, MWG. Ở chiều ngược lại, HAG là mã có thanh khoản trăm tỷ duy nhất giữ được sắc xanh với mức tăng 4,7%.

Sàn HoSE có 30 mã nằm sàn, chủ yếu thuộc nhóm bất động sản và chứng khoán. Ngoài ra, các nhóm ngành khác cũng xuất hiện nhiều mã giảm hết biên độ như CTD, GEX, HSG, NKG.

Chứng khoán là ngành mất điểm mạnh nhất hôm nay. Các mã như VND, SSI, SHS, HCM… cùng sụt trên 5%. Nhóm này còn ghi nhận 6 mã giảm sàn, trong đó có VIX, VCI và FTS đạt thanh khoản trên trăm tỷ.

Xếp sau chứng khoán là nhóm bất động sản. Loạt mã DIG, PDR, DXG, NLG, TCH, HDC, SZC cùng chốt phiên ở mức sàn. Nhiều cổ phiếu đồng loạt sụt hơn 5% như CEO, KBC, CII, IDC.




Nhà đầu tư đang theo dõi các mã chứng khoán và bất động sản giảm sàn hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi các mã chứng khoán và bất động sản giảm sàn hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Điệp khúc chỉ số giảm, thanh khoản tăng được tái diễn. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE hôm nay nhích nhẹ gần 400 tỷ, lên khoảng 20.600 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuộng xả hàng nhưng giảm ở chiều bán ra và tăng giá trị ở chiều mua vào. Họ bán ròng gần 440 tỷ đồng, chủ yếu ở các mã VHM, FUESSVFL, VPB, BCM và VRE.

Tất Đạt

Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ?

Thời điểm mua sắm cuối năm, tác động của các chính sách cùng chiến lược kích cầu được kỳ vọng tạo sóng cho nhóm ngành tiêu dùng.

Trong báo cáo phân tích mới đây của VinaCapital, nhóm chuyên gia nói từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10, chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức giảm 16% và bị bán tháo do sự kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước. Cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ không nằm ngoài quy luật chung của thị trường. Nửa đầu năm 2023 được đánh giá là vùng trũng của nhóm này khi chỉ số tiêu dùng sụt giảm, xu hướng kém tích cực.

Tuy nhiên, tất cả yếu tố tiêu cực nhất lúc này đã hoặc đang giảm bớt và triển vọng hồi phục của chứng khoán Việt Nam trong những tháng tới được hỗ trợ bởi tăng trưởng lợi nhuận và nền kinh tế phục hồi, kết hợp với định giá rẻ của thị trường.

Nhận định riêng ngành bán lẻ, chứng khoán VNDirect đánh giá, thời điểm ảm đạm đã qua trong nửa đầu năm nay, đang hướng tới giai đoạn phục hồi với nhiều dấu hiệu tích cực. Sau khi chạm đáy từ giai đoạn tiêu thụ yếu, VNDirect cho rằng các công ty phân phối và bán lẻ điện tử tiêu dùng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh nhất kể từ quý IV trở đi nhờ triển vọng phục hồi vẫn tương đối lạc quan. Lạm phát ổn định và mặt bằng lãi suất thấp đủ lâu có thể sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vào mùa cao điểm cuối năm.




Khách mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Masan

Khách mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Masan Group

Cơ sở để VNDirect đưa ra nhận định trên là những chuyển biến tích cực tại Mỹ khi CPI dần hạ nhiệt, gánh nặng tiêu dùng sẽ được giải tỏa không chỉ tại thị trường này mà tác động lan tỏa toàn cầu. Các đơn hàng mới từ thị trường xuất khẩu chính được kỳ vọng sẽ tăng tốc từ nửa cuối năm sẽ giúp giảm bớt lo ngại về lạm phát, thất nghiệp và kinh tế suy thoái, từng bước ổn định thu nhập và đưa Việt Nam bước vào chu kỳ tiêu dùng mới.

Trong một báo cáo mới đây, chứng khoán DSC cho rằng, những yếu tố xấu nhất của ngành bán lẻ đã qua đi, dự báo thời điểm cuối quý III sẽ là điểm rơi thích hợp cho các doanh nghiệp bán lẻ bứt phá sau khi có đủ thời gian thẩm thấu các chính sách. Bên cạnh đó, giai đoạn nhiều người mạnh tay chi tiêu hơn vào cuối năm được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động mua sắm, bán lẻ ấm dần trở lại.

Với FRT, bất chấp diễn biến thị trường trồi sụt, mã này vẫn tăng với mức ổn định gần 67%. Thậm chí phiên 15/11, cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) tiếp tục duy trì sắc xanh, tăng 0,7% lên mức giá 104.900 đồng/cp. Đây cũng là mức giá cao nhất của mã này kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE năm 2018. Từ đầu tháng 10 đến nay, FRT liên tục vượt đỉnh. So với nhiều cổ phiếu khác trong lĩnh vực bán lẻ FRT được đánh giá có bứt phá nổi bật.

Còn với MSN, từ đầu tháng 8 đến nay, cổ phiếu MSN đã giảm hơn 30%, lùi về mức 57.000 đồng, vùng giá thấp nhất kể từ cuối năm 2020. Đến đầu tháng 11 giảm về đáy 3 năm ở mức giá 56.000 đồng /cp sau đó tăng dần và hồi phục quanh ngưỡng 66.000 đồng/cp, tăng 20% so với đáy tạo vào phiên 30/10.




Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát MEATDeli. Ảnh: Masan

Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát MEATDeli. Ảnh: Masan Group

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 7, JP Morgan cho rằng thị trường tiêu dùng khó khăn nửa đầu năm là cơ hội mua tốt cho tăng trưởng hấp dẫn trong nhiều năm tới của cổ phiếu Masan (MSN). JP Morgan đưa giá mục tiêu tháng 12/2024 cho cổ phiếu MSN là 102.000 đồng, mức tăng tiềm năng khoảng 38% so với mức giá 73.800 đồng của ngày 11/10. P/E mục tiêu cho năm 2024 là 34 lần và EV/EBITDA là 12 lần.

Điều này có được do doanh nghiệp nhận được một số tín hiệu khả quan như Bain Capital – quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD – đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào doanh nghiệp này. Với số tiền từ thương vụ giao dịch cùng Bain Capital và các nhà đầu tư tiềm năng khác, Masan sẽ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu trở thành một tập đoàn sở hữu nền tảng tiêu dùng bán lẻ, hướng đến tăng trưởng xuyên suốt chuỗi giá trị tiêu dùng.

Trong vòng 12 tháng qua, Masan cũng thu hút thành công khoản vốn 1,25 tỷ USD thông qua gói tín dụng hợp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm ngân hàng BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC, Standard Chartered và United Overseas với thời hạn 5 năm, giúp Masan gia tăng nguồn vốn dài hạn và củng cố thanh khoản.

Trong báo cáo quý III, mảng kinh doanh tiêu dùng bao gồm WinCommerce (WCM), Masan Consumer Holdings (MCH), Masan MEATLife (MML) và Phúc Long Heritage (PLH) ghi nhận lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) tăng trưởng 45,5% trong 9 tháng đầu năm 2023 và 47,3% trong quý III/2023 so với cùng kỳ. Theo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, với mức giá hiện tại, cổ phiếu MSN của Masan có thể tăng cao hơn. Thậm chí, theo đánh giá của Chứng khoán KB Việt Nam, giá cổ phiếu MSN có thể hồi phục lên mức 97.100 đồng.

Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.105 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ.




WinCommerce mang đến nhiều sản phẩm mới, liên tục đưa ra các khuyến mại để thu hút khách hàng. Ảnh: Masan

WinCommerce mang đến nhiều sản phẩm mới, liên tục đưa ra các khuyến mại để thu hút khách hàng. Ảnh: Masan Group

Tại diễn đàn “Theo dấu dòng tiền”, chiều 9/11, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khả quan hơn vì “những điều tồi tệ nhất đã xuất hiện trong năm nay”. Theo đó, các tổ chức theo dõi vĩ mô đều đưa ra kịch bản GDP tăng trưởng 6-6,5%. HSBC đánh giá Việt Nam đang phục hồi ổn định từ suy thoái thương mại toàn cầu và xuất khẩu có khả năng tiếp tục tăng tốc khi đơn hàng cải thiện. Yếu tố tích cực tiếp theo là giải ngân vốn đầu tư công với cao điểm cuối năm nay đến đầu năm 2024.

Nhờ những điểm sáng cuối năm, các chuyên gia VNDirect còn cho rằng đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư trung và dài hạn bắt đầu tích lũy cổ phiếu cho năm sau. Mặc dù rủi ro ngắn hạn của thị trường còn hiện hữu, mức chiết khấu định giá hiện tại đang tương đương đáy trung hạn thời điểm tháng 11/2022 và đáy Covid.

Trong đó, cổ phiếu bán lẻ đã góp mặt trong các nhóm ngành tiềm năng tại những báo cáo mới cập nhật của loạt công ty chứng khoán. Hiện tại được đánh giá là khoảng thời gian lý tưởng để giải ngân với những cổ phiếu định giá thấp cũng như các mã thuộc nhóm bán lẻ.

Thái Anh

Chứng khoán lao dốc cuối phiên

VN-Index đi quanh tham chiếu cả ngày, sau đó bất ngờ giảm mạnh ở phiên ATC với nhiều mã chứng khoán và bất động sản nằm sàn.

Tâm lý thăm dò chiếm ưu thế trên thị trường hôm nay khiến VN-Index biến động không quá mạnh trong phần lớn thời gian giao dịch. Chỉ số này chủ yếu đi quanh vùng 1.112 – 1.120 điểm từ sáng đến nửa đầu buổi chiều.

Đến khoảng 14h10, bảng điện bắt đầu phủ đầy lệnh bán. Chỉ số đại diện sàn HoSE giảm hơn 8 điểm trước khi bước vào phiên ATC. Sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường và VN-Index rớt thẳng đứng, sau đó chốt phiên ở 1.088,5 điểm, giảm hơn 25 điểm so với tham chiếu. Đây là phiên chỉ số lùi sâu nhất kể từ ngày 26/10, tức gần một tháng qua.

Thị trường biến động mạnh trong phiên ATC diễn ra phổ biến trong khoảng hai tháng qua. Trước đó, phiên 17/10, giao dịch ATC khiến VN-Index giảm gần 20 điểm. Hôm sau, đồ thị chỉ số này tiếp tục giảm gần 40 điểm so với tham chiếu trong những phút cuối. Đến phiên 19/10, thị trường sụt hơn 15 điểm phần lớn do rung lắc trong khoản thời gian ATC. Ở những phiên như 20/10, 25/10 hay 27/10, những phút cuối phiên cũng là diễn biến quyết định điểm số.

Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên giảm giá với gần 70%. HPG là mã góp mức giảm nhiều nhất cho VN-Index khi cổ phiếu này sụt 5% với gần 580 tỷ đồng thanh khoản. Theo sau là các mã VCB, GAS, SAB, MWG. Ở chiều ngược lại, HAG là mã có thanh khoản trăm tỷ duy nhất giữ được sắc xanh với mức tăng 4,7%.

Sàn HoSE có 30 mã nằm sàn, chủ yếu thuộc nhóm bất động sản và chứng khoán. Ngoài ra, các nhóm ngành khác cũng xuất hiện nhiều mã giảm hết biên độ như CTD, GEX, HSG, NKG.

Chứng khoán là ngành mất điểm mạnh nhất hôm nay. Các mã như VND, SSI, SHS, HCM… cùng sụt trên 5%. Nhóm này còn ghi nhận 6 mã giảm sàn, trong đó có VIX, VCI và FTS đạt thanh khoản trên trăm tỷ.

Xếp sau chứng khoán là nhóm bất động sản. Loạt mã DIG, PDR, DXG, NLG, TCH, HDC, SZC cùng chốt phiên ở mức sàn. Nhiều cổ phiếu đồng loạt sụt hơn 5% như CEO, KBC, CII, IDC.

Nhà đầu tư đang theo dõi các mã chứng khoán và bất động sản giảm sàn hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi các mã chứng khoán và bất động sản giảm sàn hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Điệp khúc chỉ số giảm, thanh khoản tăng được tái diễn. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE hôm nay nhích nhẹ gần 400 tỷ, lên khoảng 20.600 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuộng xả hàng nhưng giảm ở chiều bán ra và tăng giá trị ở chiều mua vào. Họ bán ròng gần 440 tỷ đồng, chủ yếu ở các mã VHM, FUESSVFL, VPB, BCM và VRE.

Tất Đạt

Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ?

Thời điểm mua sắm cuối năm, tác động của các chính sách cùng chiến lược kích cầu được kỳ vọng tạo sóng cho nhóm ngành tiêu dùng.

Trong báo cáo phân tích mới đây của VinaCapital, nhóm chuyên gia nói từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10, chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức giảm 16% và bị bán tháo do sự kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước. Cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ không nằm ngoài quy luật chung của thị trường. Nửa đầu năm 2023 được đánh giá là vùng trũng của nhóm này khi chỉ số tiêu dùng sụt giảm, xu hướng kém tích cực.

Tuy nhiên, tất cả yếu tố tiêu cực nhất lúc này đã hoặc đang giảm bớt và triển vọng hồi phục của chứng khoán Việt Nam trong những tháng tới được hỗ trợ bởi tăng trưởng lợi nhuận và nền kinh tế phục hồi, kết hợp với định giá rẻ của thị trường.

Nhận định riêng ngành bán lẻ, chứng khoán VNDirect đánh giá, thời điểm ảm đạm đã qua trong nửa đầu năm nay, đang hướng tới giai đoạn phục hồi với nhiều dấu hiệu tích cực. Sau khi chạm đáy từ giai đoạn tiêu thụ yếu, VNDirect cho rằng các công ty phân phối và bán lẻ điện tử tiêu dùng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh nhất kể từ quý IV trở đi nhờ triển vọng phục hồi vẫn tương đối lạc quan. Lạm phát ổn định và mặt bằng lãi suất thấp đủ lâu có thể sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vào mùa cao điểm cuối năm.

Khách mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Masan

Khách mua sắm tại siêu thị. Ảnh: Masan Group

Cơ sở để VNDirect đưa ra nhận định trên là những chuyển biến tích cực tại Mỹ khi CPI dần hạ nhiệt, gánh nặng tiêu dùng sẽ được giải tỏa không chỉ tại thị trường này mà tác động lan tỏa toàn cầu. Các đơn hàng mới từ thị trường xuất khẩu chính được kỳ vọng sẽ tăng tốc từ nửa cuối năm sẽ giúp giảm bớt lo ngại về lạm phát, thất nghiệp và kinh tế suy thoái, từng bước ổn định thu nhập và đưa Việt Nam bước vào chu kỳ tiêu dùng mới.

Trong một báo cáo mới đây, chứng khoán DSC cho rằng, những yếu tố xấu nhất của ngành bán lẻ đã qua đi, dự báo thời điểm cuối quý III sẽ là điểm rơi thích hợp cho các doanh nghiệp bán lẻ bứt phá sau khi có đủ thời gian thẩm thấu các chính sách. Bên cạnh đó, giai đoạn nhiều người mạnh tay chi tiêu hơn vào cuối năm được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động mua sắm, bán lẻ ấm dần trở lại.

Với FRT, bất chấp diễn biến thị trường trồi sụt, mã này vẫn tăng với mức ổn định gần 67%. Thậm chí phiên 15/11, cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) tiếp tục duy trì sắc xanh, tăng 0,7% lên mức giá 104.900 đồng/cp. Đây cũng là mức giá cao nhất của mã này kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE năm 2018. Từ đầu tháng 10 đến nay, FRT liên tục vượt đỉnh. So với nhiều cổ phiếu khác trong lĩnh vực bán lẻ FRT được đánh giá có bứt phá nổi bật.

Còn với MSN, từ đầu tháng 8 đến nay, cổ phiếu MSN đã giảm hơn 30%, lùi về mức 57.000 đồng, vùng giá thấp nhất kể từ cuối năm 2020. Đến đầu tháng 11 giảm về đáy 3 năm ở mức giá 56.000 đồng /cp sau đó tăng dần và hồi phục quanh ngưỡng 66.000 đồng/cp, tăng 20% so với đáy tạo vào phiên 30/10.

Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát MEATDeli. Ảnh: Masan

Người tiêu dùng lựa chọn thịt mát MEATDeli. Ảnh: Masan Group

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 7, JP Morgan cho rằng thị trường tiêu dùng khó khăn nửa đầu năm là cơ hội mua tốt cho tăng trưởng hấp dẫn trong nhiều năm tới của cổ phiếu Masan (MSN). JP Morgan đưa giá mục tiêu tháng 12/2024 cho cổ phiếu MSN là 102.000 đồng, mức tăng tiềm năng khoảng 38% so với mức giá 73.800 đồng của ngày 11/10. P/E mục tiêu cho năm 2024 là 34 lần và EV/EBITDA là 12 lần.

Điều này có được do doanh nghiệp nhận được một số tín hiệu khả quan như Bain Capital – quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD – đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào doanh nghiệp này. Với số tiền từ thương vụ giao dịch cùng Bain Capital và các nhà đầu tư tiềm năng khác, Masan sẽ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu trở thành một tập đoàn sở hữu nền tảng tiêu dùng bán lẻ, hướng đến tăng trưởng xuyên suốt chuỗi giá trị tiêu dùng.

Trong vòng 12 tháng qua, Masan cũng thu hút thành công khoản vốn 1,25 tỷ USD thông qua gói tín dụng hợp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm ngân hàng BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC, Standard Chartered và United Overseas với thời hạn 5 năm, giúp Masan gia tăng nguồn vốn dài hạn và củng cố thanh khoản.

Trong báo cáo quý III, mảng kinh doanh tiêu dùng bao gồm WinCommerce (WCM), Masan Consumer Holdings (MCH), Masan MEATLife (MML) và Phúc Long Heritage (PLH) ghi nhận lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) tăng trưởng 45,5% trong 9 tháng đầu năm 2023 và 47,3% trong quý III/2023 so với cùng kỳ. Theo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, với mức giá hiện tại, cổ phiếu MSN của Masan có thể tăng cao hơn. Thậm chí, theo đánh giá của Chứng khoán KB Việt Nam, giá cổ phiếu MSN có thể hồi phục lên mức 97.100 đồng.

Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.105 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ.

WinCommerce mang đến nhiều sản phẩm mới, liên tục đưa ra các khuyến mại để thu hút khách hàng. Ảnh: Masan

WinCommerce mang đến nhiều sản phẩm mới, liên tục đưa ra các khuyến mại để thu hút khách hàng. Ảnh: Masan Group

Tại diễn đàn “Theo dấu dòng tiền”, chiều 9/11, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ khả quan hơn vì “những điều tồi tệ nhất đã xuất hiện trong năm nay”. Theo đó, các tổ chức theo dõi vĩ mô đều đưa ra kịch bản GDP tăng trưởng 6-6,5%. HSBC đánh giá Việt Nam đang phục hồi ổn định từ suy thoái thương mại toàn cầu và xuất khẩu có khả năng tiếp tục tăng tốc khi đơn hàng cải thiện. Yếu tố tích cực tiếp theo là giải ngân vốn đầu tư công với cao điểm cuối năm nay đến đầu năm 2024.

Nhờ những điểm sáng cuối năm, các chuyên gia VNDirect còn cho rằng đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư trung và dài hạn bắt đầu tích lũy cổ phiếu cho năm sau. Mặc dù rủi ro ngắn hạn của thị trường còn hiện hữu, mức chiết khấu định giá hiện tại đang tương đương đáy trung hạn thời điểm tháng 11/2022 và đáy Covid.

Trong đó, cổ phiếu bán lẻ đã góp mặt trong các nhóm ngành tiềm năng tại những báo cáo mới cập nhật của loạt công ty chứng khoán. Hiện tại được đánh giá là khoảng thời gian lý tưởng để giải ngân với những cổ phiếu định giá thấp cũng như các mã thuộc nhóm bán lẻ.

Thái Anh

Cổ phiếu công ty của Shark Thủy bị hủy niêm yết

Mã IBC do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm chủ tịch, bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Nguyên nhân là IBC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố nhiều văn bản gồm báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý I và quý II, báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 và báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, Apax Holdings còn chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Trước đó, IBC đã bị HoSE đưa vào các diện theo dõi gồm đình chỉ giao dịch, kiểm soát và cảnh báo. Kể từ khi bị đình chỉ giao dịch đến nay, công ty chưa khắc phục các vi phạm công bố thông tin kể trên. HoSE cho rằng doanh nghiệp này có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Apax Holdings là công ty con duy nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc Egroup – hệ sinh thái giáo dục của ông Nguyễn Ngọc Thủy. Công ty này đứng sau Apax Leaders, mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia…. Sau nhiều đợt bị bán giải chấp, hiện Egroup mất quyền công ty mẹ khi tỷ lệ sở hữu tại Apax Holdings giảm về mức 17,66%. Tuy nhiên, ông Thủy vẫn đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hồi tháng 7, ông Thủy giải thích rằng thời gian qua công tác quản trị nội bộ phát sinh vấn đề, thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính. Công ty dự kiến họp thường niên vào tháng 11, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tổ chức.

Từ khi bị đình chỉ giao dịch vào ngày 18/9, IBC có thị giá 1.770 đồng một đơn vị. Mức này được thiết lập sau 5 phiên nằm sàn liên tiếp. Mã chứng khoán Apax Holdings rớt giá mạnh so với mức 12.550 đồng hồi cuối tháng 11. Thời gian trước, cổ phiếu này cũng liên tục bị bán tháo, các công ty chứng khoán cũng thường xuyên bị bán giải chấp.

Trong buổi gặp cổ đông cuối tuần rồi, ông Nguyễn Ngọc Thủy cho biết chiến lược sắp tới của Apax Leaders là khôi phục lại hoạt động kinh doanh ở thị trường TP HCM. Sau thời gian tái cấu trúc hậu khủng hoảng, chuỗi này đang có 38 trung tâm, chủ yếu ở miền Bắc. Công ty ghi nhận hơn 11.000 học sinh, nhưng có đến 10.000 người thuộc dạng đã đóng tiền trước đó, nên doanh thu ghi nhận mới chưa cao.

Tất Đạt

Cổ phiếu công ty của Shark Thủy bị hủy niêm yết

Mã IBC do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm chủ tịch, bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Nguyên nhân là IBC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố nhiều văn bản gồm báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý I và quý II, báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 và báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, Apax Holdings còn chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Trước đó, IBC đã bị HoSE đưa vào các diện theo dõi gồm đình chỉ giao dịch, kiểm soát và cảnh báo. Kể từ khi bị đình chỉ giao dịch đến nay, công ty chưa khắc phục các vi phạm công bố thông tin kể trên. HoSE cho rằng doanh nghiệp này có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Apax Holdings là công ty con duy nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc Egroup – hệ sinh thái giáo dục của ông Nguyễn Ngọc Thủy. Công ty này đứng sau Apax Leaders, mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia…. Sau nhiều đợt bị bán giải chấp, hiện Egroup mất quyền công ty mẹ khi tỷ lệ sở hữu tại Apax Holdings giảm về mức 17,66%. Tuy nhiên, ông Thủy vẫn đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hồi tháng 7, ông Thủy giải thích rằng thời gian qua công tác quản trị nội bộ phát sinh vấn đề, thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính. Công ty dự kiến họp thường niên vào tháng 11, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tổ chức.

Từ khi bị đình chỉ giao dịch vào ngày 18/9, IBC có thị giá 1.770 đồng một đơn vị. Mức này được thiết lập sau 5 phiên nằm sàn liên tiếp. Mã chứng khoán Apax Holdings rớt giá mạnh so với mức 12.550 đồng hồi cuối tháng 11. Thời gian trước, cổ phiếu này cũng liên tục bị bán tháo, các công ty chứng khoán cũng thường xuyên bị bán giải chấp.

Trong buổi gặp cổ đông cuối tuần rồi, ông Nguyễn Ngọc Thủy cho biết chiến lược sắp tới của Apax Leaders là khôi phục lại hoạt động kinh doanh ở thị trường TP HCM. Sau thời gian tái cấu trúc hậu khủng hoảng, chuỗi này đang có 38 trung tâm, chủ yếu ở miền Bắc. Công ty ghi nhận hơn 11.000 học sinh, nhưng có đến 10.000 người thuộc dạng đã đóng tiền trước đó, nên doanh thu ghi nhận mới chưa cao.

Tất Đạt

Cổ phiếu Thế Giới Di Động tiếp tục bị khối ngoại xả hàng

Cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động giảm mạnh nhất nhóm bluechip trong phiên 22/11, mất gần 3% thị giá, khi bị khối ngoại bán ròng gần 1,5 triệu đơn vị.

Chứng khoán trở lại xu hướng giằng co, sau nhiều phiên biến động mạnh gần đây. VN-Index dao động trong biên độ chỉ còn hơn 10 điểm, với sắc xanh trong phiên sáng, lùi về dưới tham chiếu trong nửa đầu phiên chiều, trước khi bật ngược trở lại gần ATC.

Chỉ số của sàn HoSE chốt phiên hôm nay tại 1.113,82 điểm, tăng hơn ba điểm so với tham chiếu. VN30-Index chỉ nhích nhẹ hơn 1 điểm, tiến gần 1.110 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 22.900 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên HoSE đạt hơn 20.000 tỷ đồng, tăng hơn 5.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 700 tỷ đồng, cao nhất trong gần một tuần.

Sự phân hóa được đẩy lên cao giữa các nhóm ngành và trong nội bộ từng ngành, tập trung vào câu chuyện riêng của từng mã.

Trong nhóm bất động sản, các mã đa phần giữ sắc xanh nhưng biên độ tăng chỉ quanh ngưỡng 1-2%. Cá biệt là cổ phiếu Novaland, khi mã này tăng vọt sau thông tin về cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho một số dự án, trong đó có Aqua City Đồng Nai.

NVL mở cửa phiên hôm nay ở tham chiếu, có lúc giảm về 16.200 đồng nhưng đóng cửa tăng kịch trần, lên 17.350 đồng.

Ở nhóm bán lẻ, cổ phiếu MWG tiếp tục bị khối ngoại “quay lưng” khi bị bán ròng gần 1,5 triệu cổ phiếu. Mã này cũng là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm bluechip khi đóng cửa giảm gần 3%. “Room” ngoại của MWG giảm về dưới 45%, với đà giảm liên tục trong hai tháng nay khi bị các quỹ ngoại giảm tỷ trọng.

Trong nhóm Vingroup, VIC chốt phiên giảm 1,4%, VHM đóng cửa gần tham chiếu, còn VRE tăng gần 1%.

Nhóm ngân hàng cũng ghi nhận biến động tương tự. BID, STB, HDB, MBB đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng ngược lại VIB, CTG có thêm gần 1%, TCB, ACB, SHB vượt tham chiếu.

5 cổ phiếu đứng đầu về giá trị giao dịch trên sàn HoSE hôm nay là NVL (1.160 tỷ đồng), GEX (gần 980 tỷ đồng), DXG (gần 800 tỷ đồng), SSI và VIX giao dịch trên 700 tỷ đồng.

Minh Sơn

Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình tăng kịch trần

Sau thông tin có hai cổ đông nước ngoài dự kiến mua 220 triệu cổ phiếu, mã HBC tăng hết biên độ, lên mức cao nhất một tháng qua.

Mã chứng khoán của Công ty cổ phần Xây dựng Hòa Bình nhanh chóng tăng lên mức giá trần chỉ sau 15 phút bắt đầu giao dịch. Do còn trong diện hạn chế, chỉ được phép mua bán vào buổi chiều, HBC đạt 7.770 đồng một cổ phiếu vào khoảng 13h15. Sắc tím được duy trì liên tục đến khi thị trường đóng cửa. Đây là mức giá cao nhất của HBC kể từ ngày 26/10, tức gần một tháng qua.

Theo thống kê của VNDirect, gần 55% khớp lệnh của cổ phiếu này đến từ bên mua chủ động. Tổng khối lượng giao dịch HBC đạt hơn 2 triệu đơn vị, tăng gấp đôi phiên hôm trước và đạt mức lớn nhất gần một tháng qua.

Cổ phiếu HBC tăng mạnh sau thông tin doanh nghiệp này lên kế hoạch phát hành gần 252,5 triệu cổ phiếu. Trong số đó, 220 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ với giá dao động 12.000-14.500 đồng, tức gấp đôi giá thị trường. Hòa Bình công bố có hai nhà đầu tư nước ngoài dự kiến tham gia đợt chào bán lần này gồm Tumaz and Tumaz Enterprises Ltd và Primetech VN Development and Investment Joint Stock Company.

Số tiền thu được sau thương vụ khoảng 2.640-3.190 tỷ đồng. Hòa Bình sẽ dùng để thanh toán các khoản nợ vay với các tổ chức tín dụng. Đây được xem là động thái nằm trong chiến lược tái thiết công ty sau nhiều quý kinh doanh thua lỗ và tranh chấp quyền lực.

HBC là một trong bốn mã tăng hết biên độ trên sàn HoSE hôm nay. Toàn sàn có 333 cổ phiếu tăng giá, trong khi có 173 cổ phiếu giảm.

Nhìn chung cả ngày, chỉ số đại diện sàn này giữ sắc xanh trọn vẹn. Thị trường thiếu lực cầu ở các bước giá cao và chưa xuất hiện nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Điều này khiến VN-Index không biến động mạnh, đóng cửa ở 1.110,5 điểm, tăng gần 7 điểm so với hôm qua.

Trong khi điểm số cải thiện, thanh khoản thị trường TP HCM lại giảm gần 2.100 tỷ đồng, còn khoảng 14.900 tỷ đồng. Hầu hết thời gian giao dịch trong ngày đều kém sôi động hơn hôm qua. Khối ngoại đảo chiều sang bán ròng gần 570 tỷ đồng.

Tất Đạt

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp sang tay hàng triệu cổ phiếu

Từ nhóm ngân hàng, chứng khoán cho tới sản xuất, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, quỹ đầu tư đã giao dịch, đăng ký mua, bán cổ phiếu với quy mô lớn.

Quyền tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã đăng ký bán tổng cộng 22 triệu cổ phiếu SSB trên 24 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, dự kiến hoàn tất trong hai tháng cuối năm. Hầu hết lãnh đạo này sẽ chỉ giữ lại khoảng 5-10% cổ phiếu đang sở hữu.

Ông Trần Sỹ Tiến, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã bán toàn bộ hơn 1,1 triệu cổ phiếu (0,14%) trong phiên 10/11. Từ tháng 7 đến nay, nhiều lãnh đạo khác của SHS cũng thoái toàn bộ hoặc phần lớn lượng cổ phần sở hữu với cùng mục đích “đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân”.

Trong nhóm sản xuất, với mục đích đầu tư, bà Đỗ Thị Nguyệt và bà Đỗ Nhung, chị và em gái của Chủ tịch Thép Pomina Đỗ Duy Thái đăng ký bán tổng cộng hơn 10 triệu cổ phiếu POM trong hai tháng 11 và 12. Trước đó, giai đoạn tháng 8-10, bà Nhung đã đăng ký bán cổ phiếu nhưng bất thành do giá không đạt kỳ vọng.

Ông Nguyễn Tấn Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải (JOS) đã đăng ký bán thỏa thuận gần 3,7 triệu cổ phiếu JOS (24% vốn điều lệ công ty), từ ngày 21/11 đến 13/12.

Với các quỹ đầu tư, Arisaig Asian Fund Limited – thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore) – vừa bán 114.000 cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trong phiên 10/11. Động thái nối tiếp đà bán ra cổ phiếu liên tục của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp này.

Ngược lại, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng đăng ký mua vào cổ phiếu với quy mô lớn. Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank vừa đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu với mục đích đầu tư.

Ông Nguyễn Đức Minh, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu, từ ngày 24/11 đến 23/12. Động thái mới đưa ra sau khi hai cổ đông khác của Petrosetco đã đăng ký bán ra hàng triệu cổ phiếu. Tổng giám đốc Đường Quảng Ngãi Võ Thành Đàng cũng mới đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu từ nay đến 15/12, sau khi mua bất thành vào tháng 10 do giá không như kỳ vọng.

Theo trưởng phòng tư vấn đầu tư một công ty chứng khoán tại Hà Nội, việc các lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm tài chính – ngân hàng, đồng loạt đăng ký bán có thể do lượng cổ phiếu này vừa hết thời gian hạn chế giao dịch. Những doanh nghiệp lớn trong nhóm tài chính thường có chính sách phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) định kỳ hàng năm. Lượng cổ phiếu này thường bị hạn chế giao dịch trong năm đầu và mở khóa từng phần những năm tiếp theo.

“ESOP cũng là một phần lợi ích của người lao động, và lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần hiện thực hóa lợi nhuận khi thời gian hạn chế qua đi”, chuyên gia này cho biết.

Trong khi đó, với một số giao dịch khác, động thái bán ra có thể do thay đổi kỳ vọng, có cơ hội đầu tư mới hoặc đánh giá triển vọng của ngành, doanh nghiệp, không như trước.

Động thái thoái vốn của người thân Chủ tịch Thép Pomina diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu POM đã giảm hơn 42% từ đỉnh giữa tháng 7, sau khi công ty này công bố kết quả kinh doanh tiếp tục sụt giảm.

Việc thoái vốn tại Thế Giới Di Động của cổ đông ngoại cũng đi cùng với đà giảm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp top đầu nhóm bán lẻ. Quý III, doanh nghiệp này lãi sau thuế 39 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ. Lấy lợi nhuận của một quý bất kỳ từ khi doanh nghiệp công bố thông tin vào quý III/2013 đến năm 2022, đều có được con số cao hơn tổng lợi nhuận lũy kế trong ba quý năm nay.

Trong buổi họp với nhà đầu tư thông tin kết quả kinh doanh quý III, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG, cho rằng việc khối ngoại rời đi và giá cổ phiếu giảm sâu có thể xem như một cơ hội, vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua thời điểm khó khăn, thách thức lòng tin của nhà đầu tư.

Minh Sơn