Chứng khoán

Nhà đầu tư gom cổ phiếu LDG

Sau hai phiên nằm sàn với thanh khoản nhỏ giọt, cổ phiếu LDG hôm nay được sang tay gần 38 triệu đơn vị, cao nhất lịch sử giao dịch.

Ngay lúc mở cửa phiên hôm nay, hàng loạt lệnh mua được đặt sẵn ở mã LDG (cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư LDG, công ty chuyên về đầu tư, bất động sản) với mức giá sàn 2.990 đồng, bên mua chủ động chiếm đến hơn 90%. Tổng cộng lượng khớp lệnh trong 15 phút đầu giờ của mã này đạt khoảng 15,5 triệu cổ phiếu.

Sau đó, thị giá LDG nhanh chóng đi lên, đạt 3.390 đồng lúc 9h30, tức tăng gần 6%. Đến cuối buổi sáng, mã này xuống 3.200 đồng và duy trì quanh mức này đến hết buổi chiều. Chốt phiên, LDG về 3.130 đồng một cổ phiếu. Tổng khối lượng đạt hơn 37,7 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào giữa tháng 8/2015 đến nay.

Diễn biến trên có phần tích cực hơn so với hai phiên trước đó khi LDG nằm sàn liên tục với thanh khoản nhỏ giọt và “trắng” bên mua sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai.

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Biểu đồ thị giá của cổ phiếu trên cũng mang nét tương đồng với đồ thị VN-Index hôm nay. Trong nửa đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh với thanh khoản tương đương hôm qua. Độ rộng thị trường có hơn một nửa nghiêng về các cổ phiếu tăng. Tuy nhiên đến khoảng 10h30, chỉ số này rung lắc khi dòng tiền chững lại, sau đó rớt xuống dưới tham chiếu đến cuối giờ. Trong đó, khoản thời gian sau 14h ghi nhận nhiều đợt giằng co nhưng thị trường vẫn giữ được trên mốc 1.110 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 4,5 điểm về gần 1.116 điểm. Toàn sàn có 356 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 141 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản đi lùi cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM sụt gần 30% về gần 17.100 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ngành hóa chất, tài nguyên, xây dựng và vật liệu.

Trên sàn HoSE, riêng khối ngoại hôm nay mạnh tay xả hàng khi họ bán ra hơn 2.100 tỷ đồng, chênh lệch với chiều mua vào khoảng 1.555 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 1 đến nay. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

Nhà đầu tư gom cổ phiếu LDG

Sau hai phiên nằm sàn với thanh khoản nhỏ giọt, cổ phiếu LDG hôm nay được sang tay gần 38 triệu đơn vị, cao nhất lịch sử giao dịch.

Ngay lúc mở cửa phiên hôm nay, hàng loạt lệnh mua được đặt sẵn ở mã LDG (cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư LDG, công ty chuyên về đầu tư, bất động sản) với mức giá sàn 2.990 đồng, bên mua chủ động chiếm đến hơn 90%. Tổng cộng lượng khớp lệnh trong 15 phút đầu giờ của mã này đạt khoảng 15,5 triệu cổ phiếu.

Sau đó, thị giá LDG nhanh chóng đi lên, đạt 3.390 đồng lúc 9h30, tức tăng gần 6%. Đến cuối buổi sáng, mã này xuống 3.200 đồng và duy trì quanh mức này đến hết buổi chiều. Chốt phiên, LDG về 3.130 đồng một cổ phiếu. Tổng khối lượng đạt hơn 37,7 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào giữa tháng 8/2015 đến nay.

Diễn biến trên có phần tích cực hơn so với hai phiên trước đó khi LDG nằm sàn liên tục với thanh khoản nhỏ giọt và “trắng” bên mua sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Biểu đồ thị giá của cổ phiếu trên cũng mang nét tương đồng với đồ thị VN-Index hôm nay. Trong nửa đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh với thanh khoản tương đương hôm qua. Độ rộng thị trường có hơn một nửa nghiêng về các cổ phiếu tăng. Tuy nhiên đến khoảng 10h30, chỉ số này rung lắc khi dòng tiền chững lại, sau đó rớt xuống dưới tham chiếu đến cuối giờ. Trong đó, khoản thời gian sau 14h ghi nhận nhiều đợt giằng co nhưng thị trường vẫn giữ được trên mốc 1.110 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 4,5 điểm về gần 1.116 điểm. Toàn sàn có 356 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 141 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản đi lùi cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM sụt gần 30% về gần 17.100 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ngành hóa chất, tài nguyên, xây dựng và vật liệu.

Riêng khối ngoại hôm nay mạnh tay xả hàng khi họ bán ra hơn 2.100 tỷ đồng, còn mua vào khoảng 1.555 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 1 đến nay. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

Nhà đầu tư gom cổ phiếu LDG

Sau hai phiên nằm sàn với thanh khoản nhỏ giọt, cổ phiếu LDG hôm nay được sang tay gần 38 triệu đơn vị, cao nhất lịch sử giao dịch.

Ngay lúc mở cửa phiên hôm nay, hàng loạt lệnh mua được đặt sẵn ở mã LDG (cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư LDG, công ty chuyên về đầu tư, bất động sản) với mức giá sàn 2.990 đồng, bên mua chủ động chiếm đến hơn 90%. Tổng cộng lượng khớp lệnh trong 15 phút đầu giờ của mã này đạt khoảng 15,5 triệu cổ phiếu.

Sau đó, thị giá LDG nhanh chóng đi lên, đạt 3.390 đồng lúc 9h30, tức tăng gần 6%. Đến cuối buổi sáng, mã này xuống 3.200 đồng và duy trì quanh mức này đến hết buổi chiều. Chốt phiên, LDG về 3.130 đồng một cổ phiếu. Tổng khối lượng đạt hơn 37,7 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào giữa tháng 8/2015 đến nay.

Diễn biến trên có phần tích cực hơn so với hai phiên trước đó khi LDG nằm sàn liên tục với thanh khoản nhỏ giọt và “trắng” bên mua sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Biểu đồ thị giá của cổ phiếu trên cũng mang nét tương đồng với đồ thị VN-Index hôm nay. Trong nửa đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh với thanh khoản tương đương hôm qua. Độ rộng thị trường có hơn một nửa nghiêng về các cổ phiếu tăng. Tuy nhiên đến khoảng 10h30, chỉ số này rung lắc khi dòng tiền chững lại, sau đó rớt xuống dưới tham chiếu đến cuối giờ. Trong đó, khoản thời gian sau 14h ghi nhận nhiều đợt giằng co nhưng thị trường vẫn giữ được trên mốc 1.110 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 4,5 điểm về gần 1.116 điểm. Toàn sàn có 356 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 141 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản đi lùi cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM sụt gần 30% về gần 17.100 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ngành hóa chất, tài nguyên, xây dựng và vật liệu.

Riêng khối ngoại hôm nay mạnh tay xả hàng khi họ bán ra hơn 2.100 tỷ đồng, chênh lệch với chiều mua vào khoảng 1.555 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 1 đến nay. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

Nhà đầu tư gom cổ phiếu LDG

Sau hai phiên nằm sàn với thanh khoản nhỏ giọt, cổ phiếu LDG hôm nay được sang tay gần 38 triệu đơn vị, cao nhất lịch sử giao dịch.

Ngay lúc mở cửa phiên hôm nay, hàng loạt lệnh mua được đặt sẵn ở mã LDG (cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư LDG, công ty chuyên về đầu tư, bất động sản) với mức giá sàn 2.990 đồng, bên mua chủ động chiếm đến hơn 90%. Tổng cộng lượng khớp lệnh trong 15 phút đầu giờ của mã này đạt khoảng 15,5 triệu cổ phiếu.

Sau đó, thị giá LDG nhanh chóng đi lên, đạt 3.390 đồng lúc 9h30, tức tăng gần 6%. Đến cuối buổi sáng, mã này xuống 3.200 đồng và duy trì quanh mức này đến hết buổi chiều. Chốt phiên, LDG về 3.130 đồng một cổ phiếu. Tổng khối lượng đạt hơn 37,7 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào giữa tháng 8/2015 đến nay.

Diễn biến trên có phần tích cực hơn so với hai phiên trước đó khi LDG nằm sàn liên tục với thanh khoản nhỏ giọt và “trắng” bên mua sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai.

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Biểu đồ thị giá của cổ phiếu trên cũng mang nét tương đồng với đồ thị VN-Index hôm nay. Trong nửa đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh với thanh khoản tương đương hôm qua. Độ rộng thị trường có hơn một nửa nghiêng về các cổ phiếu tăng. Tuy nhiên đến khoảng 10h30, chỉ số này rung lắc khi dòng tiền chững lại, sau đó rớt xuống dưới tham chiếu đến cuối giờ. Trong đó, khoản thời gian sau 14h ghi nhận nhiều đợt giằng co nhưng thị trường vẫn giữ được trên mốc 1.110 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 4,5 điểm về gần 1.116 điểm. Toàn sàn có 356 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 141 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản đi lùi cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM sụt gần 30% về gần 17.100 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ngành hóa chất, tài nguyên, xây dựng và vật liệu.

Riêng khối ngoại hôm nay mạnh tay xả hàng khi họ bán ra hơn 2.100 tỷ đồng, còn mua vào khoảng 1.555 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 1 đến nay. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

Khối ngoại ‘quay lưng’ với cổ phiếu Thế Giới Di Động

Khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu MWG 6 tháng liên tiếp trên kênh giao dịch khớp lệnh, với quy mô tăng liên tục những tháng gần đây.

Tính tới hết tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 76 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) qua kênh khớp lệnh, trong 6 tháng liên tiếp.

MWG từng là một trong những mã bluechip được ưa thích trong danh mục những quỹ đầu tư lớn, luôn trong tình trạng kín “room” ở mức 49%. Tuy nhiên, tới cuối tháng 11, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp này đã giảm về dưới 45%. Đến cuối phiên 4/12, “room” ngoại tại MWG đang dư hơn 72 triệu cổ phiếu.

Áp lực bán ra của khối ngoại bắt đầu tăng mạnh hai tháng gần đây, thời điểm MWG công bố kết quả kinh doanh sụt giảm và giá cổ phiếu cũng lao dốc. So với đầu tháng 9, thị giá MWG hiện tại thấp hơn khoảng 30%.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất mới đây, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu gần 30.300 tỷ đồng trong quý III. Đây là quý thứ hai liên tiếp doanh thu của công ty được cải thiện nhưng còn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 5%.

Giá vốn bán hàng giảm không đáng kể khiến lợi nhuận gộp của MWG sụt 23%. Theo đó, doanh nghiệp top đầu mảng bán lẻ lãi sau thuế chỉ gần 39 tỷ đồng. Cải thiện so với hai quý đầu năm nhưng giảm 96% so với cùng kỳ năm trước.

Sức mua điện thoại và điện máy, theo MWG, còn yếu và chưa có dấu hiệu hồi phục đáng kể. Khách hàng vẫn có nhu cầu mua sắm, thay thế sản phẩm hư hỏng nhưng dè dặt, cẩn trọng hơn. Với các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh, dược phẩm, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm vẫn diễn ra.

Chiến lược cạnh tranh bằng giá giúp MWG tăng thị phần, doanh thu không giảm quá mạnh so với năm trước. Theo công ty, nhu cầu ngành giảm 25-30% trong 9 tháng đầu năm, trong khi doanh thu của MWG giảm 23%. Trong đó, MWG cho biết đã tăng được thị phần với các sản phẩm của Apple – phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến giá cả.

Tuy nhiên, bất chấp việc giành thêm được thị phần, MWG dự kiến doanh thu sẽ chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2024 do thị trường bão hòa, nhu cầu tiêu dùng yếu và số lượng mở cửa hàng mới không đáng kể. Ngoài ra, đánh đổi trong cuộc đua về giá là lợi nhuận bị bào mòn khi biên lãi gộp giảm.

“Chưa đạt được điểm hòa vốn vào cuối năm 2023 về mặt lợi nhuận ròng kế toán cũng có thể khiến các nhà đầu tư đã chờ đợi nhiều năm thất vọng”, báo cáo cập nhật mới nhất của Chứng khoán SSI về MWG nhận xét.

Lợi nhuận ròng quý cuối năm nay của Thế Giới Di Động có thể đạt hơn 330 tỷ đồng, giảm 46% so cùng kỳ và tăng mạnh so với mức 39 tỷ đồng trong quý III. Mặc dù phục hồi so với quý trước, SSI cho rằng điều này phản ánh hiệu ứng thời vụ hơn là sự phục hồi nhu cầu thực tế.

Trong buổi họp với nhà đầu tư đầu tháng 11, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG – cho rằng việc khối ngoại rời đi và giá cổ phiếu giảm sâu cũng có thể xem là một cơ hội, “vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua thời điểm khó khăn, thách thức lòng tin của nhà đầu tư”.

Người đứng đầu MWG cho rằng ai có niềm tin sẽ tin tưởng vào hoạt động tái cơ cấu của công ty và coi đây là cơ hội để mua vào. “Còn ai không đủ niềm tin với doanh nghiệp có thể bán ra”, ông Tài nói.

Minh Sơn

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp vẫn nóng

Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất hai con số, có lô lên đến 14% một năm, gấp 2-3 lần mặt bằng lãi tiền gửi ngân hàng.

Trong hai tháng gần đây, thị trường ghi nhận 91 doanh nghiệp chào bán trái phiếu và thông báo trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Trong số đó, có 16 đơn vị đưa ra mức lãi suất từ 10% trở lên cho tổng số vốn huy động hơn 14.600 tỷ đồng. Phần lớn là các doanh nghiệp bất động sản hoặc có ngành nghề hoạt động liên quan đến kinh doanh địa ốc.

14% một năm là mức lãi suất cao nhất được Công ty TNHH Dịch vụ và Tư vấn xây dựng Anh Quân đưa ra. Doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Hà Nội huy động 1.495 tỷ đồng với lô trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 11/2028.

Theo sau là mức lãi suất 13,5% một năm mà Khải Hoàn Land dùng để phát hành lô trái phiếu 240 tỷ đồng. Thấp hơn là mức 12,5% một năm thuộc các lô trái phiếu của Sài Gòn Capital và Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh. Trong khi Khu đô thị mới Trung Minh dùng mức lãi trên để huy động 300 tỷ đồng, Sài Gòn Capital lại áp dụng cho ba lô trái phiếu tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng.

Lãi suất 10-14% một năm của các lô trái phiếu kể trên đang cao hơn mặt bằng lãi tiền gửi ngân hàng khoảng 2-3 lần. Theo khảo sát của VnExpress, hiện các nhà băng trả lãi 5-6% một năm cho khoản tiết kiệm 12 tháng, có đơn vị còn thấp hơn.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán MB (MBS) thống kê rằng lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bình quân trong 11 tháng năm nay đạt 8,5% một năm, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022. Riêng nhóm bất động sản đưa ra lãi suất bình quân lên đến 9,7% mỗi năm.

Xét riêng tháng 11, con số này ở nhóm địa ốc đạt 12% một năm, tăng trong hai tháng gần đây. Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đã có 4 tháng liên tiếp dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận. Theo sau là nhóm chứng khoán với mức lãi suất bình quân đạt 9,3% một năm. Ngân hàng đứng thứ ba với mức 7% một năm, nhích lên sau nhiều tháng đi ngang.

Nhóm địa ốc dẫn đầu việc trả lãi cao khi huy động vốn qua kênh trái phiếu. Tuy nhiên thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng liên tục chậm thanh toán lãi và gốc cho trái chủ, làn sóng xin khất nợ diễn ra sôi nổi.

Báo cáo gần đây của tổ chức xếp hạng tín nhiệm VIS Rating cũng nêu quan điểm, khả năng trả nợ của phần lớn công ty bất động sản tiếp tục suy giảm do đòn bẩy cao và dòng tiền yếu khi triển vọng kinh doanh chưa khả quan. Tổng nợ của các doanh nghiệp địa ốc niêm yết đã giảm 16% trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) tiếp tục tăng do doanh thu và lợi nhuận suy yếu, dẫn tới EBITDA giảm tới 44%. Song song đó, dòng tiền hoạt động tiếp tục giảm trong 9 tháng do bán hàng sụt giảm và hàng tồn kho vẫn dâng cao.

VIS Rating lưu ý tổng nguồn tiền mặt của các công ty bất động sản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua. Lượng trái phiếu đáo hạn lớn khoảng 114.000 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2023-2024 cũng sẽ làm gia tăng rủi ro tái cấp vốn.

Tất Đạt

Hơn 39 triệu cổ phiếu LDG treo giá sàn

Sau thông tin Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng bị bắt, mã chứng khoán của công ty này nằm sàn từ đầu đến cuối phiên với hơn 39 triệu cổ phiếu dư bán.

Cổ phiếu LDG rớt về giá sàn ngay khi mở cửa phiên giao dịch hôm nay và được giữ đến kết thúc phiên. Với mức 3.450 đồng, thị giá mã này đã mất gần một nửa so với mức đỉnh của năm – 6.370 đồng một cổ phiếu vào cuối tháng 7.

Thanh khoản LDG chỉ hơn 3 tỷ đồng với lượng khớp lệnh nhỏ giọt, phần lớn thời gian giao dịch là “trắng” bên mua. Trên các diễn đàn, hội nhóm về chứng khoán, nhiều nhà đầu tư kêu gọi nhau “tháo chạy”. Đến cuối ngày, cổ phiếu này dư bán sàn hơn 39,4 triệu cổ phiếu.

Mã chứng khoán của Công ty cổ phần Đầu tư LDG nằm sàn sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép. Đây là dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Trảng Bom, Đồng Nai) chưa được giao đất và chuyển mục đích sử dụng, chưa được cấp giấy phép xây dựng và nhiều sai phạm trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Mới đây, LDG cho biết công ty vẫn hoạt động bình thường. Ban lãnh đạo khẳng định vụ việc ông Hưng bị bắt không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược và hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của LDG. “Các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và đối tác đang có giao dịch, hợp tác với công ty vẫn được đảm bảo”, thông báo của doanh nghiệp này nêu rõ.

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG khi mã này liên tục trắng bên mua. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG khi mã này liên tục “trắng” bên mua. Ảnh: Tất Đạt

LDG là một trong ba cổ phiếu giảm hết biên độ trên sàn HoSE. Nhìn chung, thị trường hôm nay thể hiện sự giằng co rõ nét khi số lượng cổ phiếu tăng và giảm giá khá tương đương, lần lượt là 254 mã và 227 mã.

Trong buổi sáng, VN-Index giữ sắc xanh chủ đạo nhưng nhà đầu tư ít giao dịch hơn cùng thời điểm hôm qua. Thị trường chủ yếu nằm trong tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”. Lực bán lớn dần vào cuối buổi đã kéo chỉ số này về sát dưới tham chiếu.

Sắc đỏ duy trì trong đầu buổi chiều. Đến khoảng 14h, chỉ số đại diện sàn HoSE lại đảo lên màu xanh. VN-Index tăng dần và chốt phiên ở mức trên 1.102 điểm, tăng hơn 8 điểm so với hôm qua.

Với dòng tiền lớn, nhóm chứng khoán nâng đỡ thị trường. Các mã có thanh khoản cao như VIX, SHS, VND, VCI đều tăng trên 1%. Riêng SSI có giá trị giao dịch cao thứ nhì thị trường (hơn 635 tỷ đồng) đóng cửa cao hơn 2,2% so với tham chiếu.

Cổ phiếu thực phẩm và đồ uống cũng có diễn biến khá tích cực. VNM và DBC tăng lần lượt 1,5% và 1,6%. Thanh khoản thấp hơn, hai mã KDC và SBT lần lượt nhích thêm 5,2% và 5,3% so với hôm qua. Riêng HAG gần chạm giá trần khi tích lũy được 5,8% về thị giá.

Điệp khúc điểm số tăng, thanh khoản giảm lại tái diễn. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE giảm hơn 3.000 tỷ, đạt khoảng 12.200 tỷ đồng. Thị trường TP HCM đã có một tuần liên tiếp ghi nhận thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ưu tiên xả hàng khi chênh lệch so với chiều mua vào đạt khoảng 310 tỷ đồng. Đây là phiên thứ ba liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

Hơn 39 triệu cổ phiếu LDG treo giá sàn

Sau thông tin Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng bị bắt, mã chứng khoán của công ty này nằm sàn từ đầu đến cuối phiên với hơn 39 triệu cổ phiếu dư bán.

Cổ phiếu LDG rớt về giá sàn ngay khi mở cửa phiên giao dịch hôm nay và được giữ đến kết thúc phiên. Với mức 3.450 đồng, thị giá mã này đã mất gần một nửa so với mức đỉnh của năm – 6.370 đồng một cổ phiếu vào cuối tháng 7.

Thanh khoản LDG chỉ hơn 3 tỷ đồng với lượng khớp lệnh nhỏ giọt, phần lớn thời gian giao dịch là “trắng” bên mua. Trên các diễn đàn, hội nhóm về chứng khoán, nhiều nhà đầu tư kêu gọi nhau “tháo chạy”. Đến cuối ngày, cổ phiếu này dư bán sàn hơn 39,4 triệu cổ phiếu.

Mã chứng khoán của Công ty cổ phần Đầu tư LDG nằm sàn sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép. Đây là dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Trảng Bom, Đồng Nai) chưa được giao đất và chuyển mục đích sử dụng, chưa được cấp giấy phép xây dựng và nhiều sai phạm trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Mới đây, LDG cho biết công ty vẫn hoạt động bình thường. Ban lãnh đạo khẳng định vụ việc ông Hưng bị bắt không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược và hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của LDG. “Các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và đối tác đang có giao dịch, hợp tác với công ty vẫn được đảm bảo”, thông báo của doanh nghiệp này nêu rõ.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG khi mã này liên tục trắng bên mua. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG khi mã này liên tục “trắng” bên mua. Ảnh: Tất Đạt

LDG là một trong ba cổ phiếu giảm hết biên độ trên sàn HoSE. Nhìn chung, thị trường hôm nay thể hiện sự giằng co rõ nét khi số lượng cổ phiếu tăng và giảm giá khá tương đương, lần lượt là 254 mã và 227 mã.

Trong buổi sáng, VN-Index giữ sắc xanh chủ đạo nhưng nhà đầu tư ít giao dịch hơn cùng thời điểm hôm qua. Thị trường chủ yếu nằm trong tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”. Lực bán lớn dần vào cuối buổi đã kéo chỉ số này về sát dưới tham chiếu.

Sắc đỏ duy trì trong đầu buổi chiều. Đến khoảng 14h, chỉ số đại diện sàn HoSE lại đảo lên màu xanh. VN-Index tăng dần và chốt phiên ở mức trên 1.102 điểm, tăng hơn 8 điểm so với hôm qua.

Với dòng tiền lớn, nhóm chứng khoán nâng đỡ thị trường. Các mã có thanh khoản cao như VIX, SHS, VND, VCI đều tăng trên 1%. Riêng SSI có giá trị giao dịch cao thứ nhì thị trường (hơn 635 tỷ đồng) đóng cửa cao hơn 2,2% so với tham chiếu.

Cổ phiếu thực phẩm và đồ uống cũng có diễn biến khá tích cực. VNM và DBC tăng lần lượt 1,5% và 1,6%. Thanh khoản thấp hơn, hai mã KDC và SBT lần lượt nhích thêm 5,2% và 5,3% so với hôm qua. Riêng HAG gần chạm giá trần khi tích lũy được 5,8% về thị giá.

Điệp khúc điểm số tăng, thanh khoản giảm lại tái diễn. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE giảm hơn 3.000 tỷ, đạt khoảng 12.200 tỷ đồng. Thị trường TP HCM đã có một tuần liên tiếp ghi nhận thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ưu tiên xả hàng khi chênh lệch so với chiều mua vào đạt khoảng 310 tỷ đồng. Đây là phiên thứ ba liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

VN-Index lại giảm điểm ở những phút cuối

Đi trên tham chiếu gần như cả ngày, thị trường đỏ sắc sau 14h và lần lượt đi lùi ở những phút cuối, chốt phiên giảm gần 9 điểm.

Đồ thị VN-Index hôm nay chia làm hai nửa. Trong buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE luôn giữ sắc xanh, có thời điểm gần chạm 1.108 điểm, được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu chứng khoán. Đến cuối buổi, chỉ số này giảm dần về sát tham chiếu.

Sang buổi chiều, VN-Index bắt đầu rung lắc. Chỉ số này giằng co giữa hai màu xanh – đỏ. Đến khoảng 14h, bên bán chiếm ưu thế và nhuộm đỏ thị trường. VN-Index lần lượt đi lùi và chốt phiên ở mức hơn 1.094 điểm, giảm gần 9 điểm so với hôm qua.

Thị trường biến động mạnh trong phiên ATC diễn ra phổ biến trong khoảng hai tháng qua. Trước đó, phiên 17/10, giao dịch ATC khiến VN-Index giảm gần 20 điểm. Hôm sau, đồ thị chỉ số này tiếp tục giảm gần 40 điểm so với tham chiếu trong những phút cuối. Phiên 19/10, thị trường sụt hơn 15 điểm phần lớn do rung lắc trong khoản thời gian ATC. Hay gần nhất là phiên 23/11, những phút cuối ghi nhận sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường và VN-Index rớt thẳng đứng, sau đó chốt phiên ở 1.088,5 điểm, giảm hơn 25 điểm so với tham chiếu.

Hơn 61% cổ phiếu trên sàn HoSE giảm giá, trong khi tỷ lệ tăng giá chỉ khoảng 24%. Thị trường chịu ảnh hưởng lớn bởi VN30 khi rổ này có 25 mã giảm giá. Trong đó, VRE, VJC và MSN là ba cổ phiếu có mức sụt nghiêm trọng nhất, lần lượt là 4,7 – 4,5 – 3,8%. Đây cũng là ba mã nằm trong top góp mức giảm nhiều nhất thị trường.

Bảng điện ngành bất động sản phân hóa mạnh, nhưng tình trạng giảm giá nhiều lại phổ biến ở nhóm có thanh khoản cao. NVL đóng cửa thấp hơn 2,2% so với tham chiếu, các mã DIG, CEO, VIC đều giảm trên 1%.

Ở chiều ngược lại, ngành này ghi nhận mã ITA “miễn nhiễm” với thị trường, tăng kịch trần từ sáng sớm. Diễn biến này xuất hiện sau 10 ngày Tân Tạo có báo cáo đề nghị đưa mã chứng khoán của họ ra khỏi diện cảnh báo vì đã khắc phục hết vi phạm.

Nhóm chứng khoán từng là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho VN-Index trong buổi sáng, nhanh chóng đảo chiều ở những phút cuối phiên. Tuy nhiên mức sụt giảm ở các mã VIX, VND, SSI, VCI hay HCM đều dưới 1%.

Thị trường tái diễn tình trạng thanh khoản ngược chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE hôm nay tăng gần 2.400 tỷ đồng, đạt khoảng 14.670 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng thứ hai liên tiếp với biên độ gần 400 tỷ đồng.

Tất Đạt

Hưng Thịnh Land xin khất nợ 1.600 tỷ đồng trái phiếu

Hưng Thịnh Land gia hạn ngày tất toán 15 tháng cho 6 lô trái phiếu tổng mệnh giá 1.600 tỷ đồng, dời áp lực trả nợ sang tháng 11/2024.

Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land vừa công bố thông tin dời ngày đáo hạn 6 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 1.600 tỷ đồng. Đây là những lô trái phiếu được phát hành vào năm 2020, trong đó có 5 lô đáo hạn ban đầu vào cuối tháng 8 và một lô vào cuối tháng 10. Sau điều chỉnh, tất cả sẽ đáo hạn vào cuối tháng 11/2024.

Đây không phải là lần đầu hệ sinh thái Hưng Thịnh đàm phán lùi thời hạn tất toán các lô trái phiếu. Trong tháng 9, các doanh nghiệp trong nhóm này dời ngày đáo hạn thêm khoảng 24 tháng cho 7 lô, giá trị khoảng 9.200 tỷ đồng.

Trước khi gia hạn, Tập đoàn Hưng Thịnh và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái nhiều lần công bố thông tin về việc chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu. Lý do chung là thị trường tài chính, thị trường giao dịch bất động sản diễn biến không thuận lợi dẫn đến doanh nghiệp chưa thu xếp kịp nguồn tiền để thanh toán đúng hạn so với kế hoạch.

Thời gian qua, hoạt động đàm phán kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu vẫn diễn ra sôi nổi trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), hơn 60 tổ chức phát hành thực hiện thành công hoạt động thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu và đã báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 27/10. VNDirect ước tính tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn kể trên là khoảng 107.000 tỷ đồng.

Tương ứng, hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn cũng chững lại. Báo cáo mới đây của Chứng khoán MB (MBS) thống kê, trong tháng 11, giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ước tính hơn 2.000 tỷ đồng, giảm 82% so với tháng trước.

Tuy nhiên hoạt động thỏa thuận gia hạn trái phiếu không phải dễ thực hiện. Do đó, thị trường vẫn có nhiều doanh nghiệp chậm hoặc hoãn thanh toán gốc và lãi. Theo MBS, tính đến ngày 21/11 có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo về việc này. Nhóm phân tích ước tính tổng giá trị chậm thanh toán vào khoảng 192.000 tỷ đồng, chiếm gần 19% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường. Trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70%.

Tất Đạt