Chứng khoán

Thanh khoản chứng khoán lên cao nhất hơn hai tháng

Tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE tăng mạnh, lên gần 27.500 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 9, trong phiên VN-Index đỏ sắc.

Thị trường hôm nay giao dịch sôi động hơn hẳn phiên trước đó. Chỉ sau một giờ đầu, thanh khoản đã tương đương cả buổi sáng hôm qua. Trước nghỉ trưa, thị trường TP HCM đã sang tay cổ phiếu hơn 17.100 tỷ đồng.

Sang buổi chiều, thanh khoản trên sàn HoSE tiếp tục dâng cao và đóng cửa ở mức hơn 27.446 tỷ đồng (tức vượt 1 tỷ USD) và là mức cao nhất kể từ ngày 22/9, tức hơn hai tháng rưỡi qua.

Không chỉ các nhà đầu tư trong nước, khối ngoại hôm nay cũng tham gia sôi nổi. Họ bán ra hơn 2.300 tỷ đồng và mua vào gần 1.490 tỷ đồng, đều tăng so với hôm qua. Tổng lại, nhóm này bán ròng hơn 810 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 7 liên tiếp khối ngoại bán ròng.

Thanh khoản tăng cao trong khi điểm số thị trường lại đi lùi. VN-Index chỉ giữ được sắc xanh khoảng 45 phút đầu giờ rồi nhanh chóng bị kéo về dưới tham chiếu. Nhóm bluechip là các cổ phiếu gây sức ép chính cho thị trường. Đến cuối buổi, chỉ số này thủng mốc 1.110 điểm.

Sang buổi chiều, bảng điện có phần khả quan hơn khi sắc đỏ thu hẹp dần. Chỉ số đại diện sàn HoSE lần lượt lấy lại các mốc và tiến sát tham chiếu trước khi vào phiên ATC. Sau đó, VN-Index đóng cửa ở 1.121,5 điểm, giảm gần 5 điểm so với hôm qua.

Sàn TP HCM có 289 cổ phiếu giảm giá và 205 cổ phiếu tăng. Ngân hàng và bảo hiểm là hai nhóm duy nhất có chỉ số ngành tăng.

Còn các cổ phiếu chứng khoán và bất động sản lại tác động xấu đến thị trường nhất. VND, SSI và VIX đều ghi nhận thanh khoản nghìn tỷ đồng nhưng có thị giá đi xuống. SSI đóng cửa thấp hơn 2,2% so với tham chiếu, hai mã VND và VIX cùng giảm 3,3%. Các cổ phiếu khác như SHS, VCI, MBS, FTS, CTS đều giảm mạnh hơn hai mức kể trên.

Ở nhóm bất động sản, các mã DIG, NVL, DXG, KBC, CII, IDC, HDC đều giảm từ 2% trở lên, riêng NVL sụt đến 4,4% thị giá. Các cổ phiếu vừa và nhỏ khác cũng đi lùi quanh 2%. Tuy nhiên ngành này ghi nhận HQC và QCG lội ngược dòng với mức giá tím trần.

Tất Đạt

eBox

Tiền vào cổ phiếu Hòa Phát cao nhất 3 tháng

Thanh khoản HPG đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm 8% toàn sàn HoSE và là mức cao nhất kể từ đầu tháng 9.

Hôm nay, mã chứng khoán của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ghi nhận giá trị giao dịch gần 1.500 tỷ đồng, cao nhất thị trường. Con số này tăng hơn 100 tỷ đồng so với hôm qua, giúp HPG có hai phiên liên tiếp giao dịch hơn nghìn tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu này hiện cao nhất 3 tháng qua. Nếu xét về khối lượng giao dịch, gần 52,8 triệu cổ phiếu được sang tay hôm nay là mức cao nhất kể từ đầu tháng 8.

Về thị giá, HPG tăng mạnh chỉ sau gần một tiếng mở cửa, có lúc đạt 28.250 đồng một cổ phiếu, cao hơn 2,4% so với tham chiếu. Mã này duy trì vùng giá trên 28.000 đồng gần suốt buổi sáng trước khi hạ nhiệt ở phiên chiều. Sau cơn rung lắc những phút cuối, HPG đóng cửa ở 27.700 đồng, nhích thêm 0,4% so với hôm qua.

Nhà đầu tư giao dịch sôi nổi sau thông tin Tập đoàn Hòa Phát bán 709.000 tấn thép các loại trong tháng 11, tăng 12% so với tháng trước và 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thép xây dựng và thép chất lượng cao tăng 63% so với cùng kỳ 2022.

Doanh nghiệp này cho biết, thị trường thép xây dựng trong nước tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ ở cả ba miền của Hòa Phát đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, mức tăng cao nhất là khu vực phía Nam, cao hơn 47% so với tháng trước.

Riêng mã HPG đã chiếm hơn 8% thanh khoản toàn sàn HoSE. Tổng giá trị giao dịch ở thị trường này đạt hơn 17.700 tỷ đồng, giảm hơn 9.700 tỷ so với hôm qua. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm bất động sản, chứng khoán và tài nguyên.

Thanh khoản thị trường hôm nay giảm mạnh dù điểm số có sự cải thiện. Trong phần lớn thời gian giao dịch, VN-Index giữ sắc xanh. Chỉ số đại diện sàn HoSE còn có xu hướng kiểm tra mốc 1.130 nhưng không thành. Chốt phiên, VN-Index tăng gần 3 điểm lên 1.124,4 điểm.

Tuy nhiên, tâm lý giằng co thể hiện rõ khi thị trường có 283 cổ phiếu cải thiện thị giá, không quá cách biệt so với 221 cổ phiếu giảm. Nhóm bán lẻ có chỉ số ngành tăng mạnh nhất nhờ sự đóng góp của MWG. Ở chiều ngược lại, chứng khoán là nhóm tác động xấu đến chỉ số chung.

Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, HNX hôm nay giảm 0,64 điểm sau cơn rung lắc cuối phiên, áp lực chủ yếu đến từ nhóm chứng khoán và bất động sản. Hơn 70% cổ phiếu trên sàn này giảm giá hoặc đi ngang so với tham chiếu.

Tất Đạt

eBox

Tiền vào cổ phiếu Hòa Phát cao nhất 3 tháng

Thanh khoản HPG đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm 8% toàn sàn HoSE và là mức cao nhất kể từ đầu tháng 9.

Hôm nay, mã chứng khoán của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ghi nhận giá trị giao dịch gần 1.500 tỷ đồng, cao nhất thị trường. Con số này tăng hơn 100 tỷ đồng so với hôm qua, giúp HPG có hai phiên liên tiếp giao dịch hơn nghìn tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu này hiện cao nhất 3 tháng qua. Nếu xét về khối lượng giao dịch, gần 52,8 triệu cổ phiếu được sang tay hôm nay là mức cao nhất kể từ đầu tháng 8.

Về thị giá, HPG tăng mạnh chỉ sau gần một tiếng mở cửa, có lúc đạt 28.250 đồng một cổ phiếu, cao hơn 2,4% so với tham chiếu. Mã này duy trì vùng giá trên 28.000 đồng gần suốt buổi sáng trước khi hạ nhiệt ở phiên chiều. Sau cơn rung lắc những phút cuối, HPG đóng cửa ở 27.700 đồng, nhích thêm 0,4% so với hôm qua.

Nhà đầu tư giao dịch sôi nổi sau thông tin Tập đoàn Hòa Phát bán 709.000 tấn thép các loại trong tháng 11, tăng 12% so với tháng trước và 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thép xây dựng và thép chất lượng cao tăng 63% so với cùng kỳ 2022.

Doanh nghiệp này cho biết, thị trường thép xây dựng trong nước tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ ở cả ba miền của Hòa Phát đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, mức tăng cao nhất là khu vực phía Nam, cao hơn 47% so với tháng trước.

Riêng mã HPG đã chiếm hơn 8% thanh khoản toàn sàn HoSE. Tổng giá trị giao dịch ở thị trường này đạt hơn 17.700 tỷ đồng, giảm hơn 9.700 tỷ so với hôm qua. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm bất động sản, chứng khoán và tài nguyên.

Thanh khoản thị trường hôm nay giảm mạnh dù điểm số có sự cải thiện. Trong phần lớn thời gian giao dịch, VN-Index giữ sắc xanh. Chỉ số đại diện sàn HoSE còn có xu hướng kiểm tra mốc 1.130 nhưng không thành. Chốt phiên, VN-Index tăng gần 3 điểm lên 1.124,4 điểm.

Tuy nhiên, tâm lý giằng co thể hiện rõ khi thị trường có 283 cổ phiếu cải thiện thị giá, không quá cách biệt so với 221 cổ phiếu giảm. Nhóm bán lẻ có chỉ số ngành tăng mạnh nhất nhờ sự đóng góp của MWG. Ở chiều ngược lại, chứng khoán là nhóm tác động xấu đến chỉ số chung.

Tất Đạt

eBox

Nhà đầu tư gom cổ phiếu LDG

Sau hai phiên nằm sàn với thanh khoản nhỏ giọt, cổ phiếu LDG hôm nay được sang tay gần 38 triệu đơn vị, cao nhất lịch sử giao dịch.

Ngay lúc mở cửa phiên hôm nay, hàng loạt lệnh mua được đặt sẵn ở mã LDG (cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư LDG, công ty chuyên về đầu tư, bất động sản) với mức giá sàn 2.990 đồng, bên mua chủ động chiếm đến hơn 90%. Tổng cộng lượng khớp lệnh trong 15 phút đầu giờ của mã này đạt khoảng 15,5 triệu cổ phiếu.

Sau đó, thị giá LDG nhanh chóng đi lên, đạt 3.390 đồng lúc 9h30, tức tăng gần 6%. Đến cuối buổi sáng, mã này xuống 3.200 đồng và duy trì quanh mức này đến hết buổi chiều. Chốt phiên, LDG về 3.130 đồng một cổ phiếu. Tổng khối lượng đạt hơn 37,7 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào giữa tháng 8/2015 đến nay.

Diễn biến trên có phần tích cực hơn so với hai phiên trước đó khi LDG nằm sàn liên tục với thanh khoản nhỏ giọt và “trắng” bên mua sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai.

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Biểu đồ thị giá của cổ phiếu trên cũng mang nét tương đồng với đồ thị VN-Index hôm nay. Trong nửa đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh với thanh khoản tương đương hôm qua. Độ rộng thị trường có hơn một nửa nghiêng về các cổ phiếu tăng. Tuy nhiên đến khoảng 10h30, chỉ số này rung lắc khi dòng tiền chững lại, sau đó rớt xuống dưới tham chiếu đến cuối giờ. Trong đó, khoản thời gian sau 14h ghi nhận nhiều đợt giằng co nhưng thị trường vẫn giữ được trên mốc 1.110 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 4,5 điểm về gần 1.116 điểm. Toàn sàn có 356 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 141 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản đi lùi cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM sụt gần 30% về gần 17.100 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ngành hóa chất, tài nguyên, xây dựng và vật liệu.

Trên sàn HoSE, riêng khối ngoại hôm nay mạnh tay xả hàng khi họ bán ra hơn 2.100 tỷ đồng, chênh lệch với chiều mua vào khoảng 1.555 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 1 đến nay. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt

eBox

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp

Chứng khoán chốt phiên 6/12 trong sắc xanh, với VN-Index tăng hơn 10 điểm, nhưng áp lực bán ra của khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Khác với phiên hôm qua, đồ thị của chứng khoán hôm nay là một đường đi lên. VN-Index giữ sắc xanh sau ATO, giằng co gần tham chiếu cho tới giữa phiên sáng. Tuy nhiên, lực mua tham gia tích cực hơn từ sớm giúp chỉ số của HoSE nhanh chóng bật lên. Đến trước giờ nghỉ trưa, VN-Index tiến gần ngưỡng 1.125 điểm.

Sắc xanh có phần chững lại vào đầu phiên chiều, nhưng dòng tiền tích cực nhanh chóng đẩy thị trường vượt lên. Các nhóm trụ chính như ngân hàng, bất động sản hay bán lẻ giữ sắc xanh. Nhiều cổ phiếu có vốn hóa trung bình (mid-cap) tiến gần giá trần, như HAG, DXS hay các mã nhóm thủy sản.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.126,43 điểm, tăng 10,46 điểm (0,94%). VN30-Index tăng gần 9 điểm (0,8%) lên 1.109,27 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm gần 1% còn UPCOM-Index tăng 0,34%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 20.600 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE hơn 18.000 tỷ đồng, tăng gần 800 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục giữ trạng thái bán ròng với quy mô hơn 550 tỷ đồng, phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp của nhóm này.

Cuối phiên, sắc xanh có phần ưu thế hơn khi sàn HoSE có 359 cổ phiếu tăng giá, so với 122 cổ phiếu giảm giá.

Trong VN30, BCM có mức tăng tốt nhất với hơn 4%, MWG, TPB có thêm hơn 2%, HPG, VPB, TCB, MSN, STB có thêm hơn 1%. VHM là mã bluechip duy nhất chốt phiên trong sắc đỏ, giảm nhẹ 0,1%.

Áp lực bán ròng của khối ngoại cũng tập trung vào nhóm VN30, chủ yếu là ngân hàng và bất động sản. VHM bị bán ròng hơn 6 triệu cổ phiếu, một số mã ngân hàng như VPB, STB, SHB cũng bị bán ra hàng triệu đơn vị.

Trong nhóm vốn hóa trung bình, giao dịch có phần sôi động hơn. Các cổ phiếu thủy sản như VHC, IDI tăng kịch trần. Một số mã khác như HAG, ITA, TTF, DXS cũng tăng mạnh. Cổ phiếu LDG hôm nay giữ sắc xanh với khối lượng sang tay hơn 6 triệu cổ phiếu.

Minh Sơn

eBox

Thanh khoản chứng khoán lên cao nhất hơn hai tháng

Tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE tăng mạnh, lên gần 27.500 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 9, trong phiên VN-Index đỏ sắc.

Thị trường hôm nay giao dịch sôi động hơn hẳn phiên trước đó. Chỉ sau một giờ đầu, thanh khoản đã tương đương cả buổi sáng hôm qua. Trước nghỉ trưa, thị trường TP HCM đã sang tay cổ phiếu hơn 17.100 tỷ đồng.

Sang buổi chiều, thanh khoản trên sàn HoSE tiếp tục dâng cao và đóng cửa ở mức hơn 27.446 tỷ đồng (tức vượt 1 tỷ USD) và là mức cao nhất kể từ ngày 22/9, tức hơn hai tháng rưỡi qua.

Không chỉ các nhà đầu tư trong nước, khối ngoại hôm nay cũng tham gia sôi nổi. Họ bán ra hơn 2.300 tỷ đồng và mua vào gần 1.490 tỷ đồng, đều tăng so với hôm qua. Tổng lại, nhóm này bán ròng hơn 810 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 7 liên tiếp khối ngoại bán ròng.

Thanh khoản tăng cao trong khi điểm số thị trường lại đi lùi. VN-Index chỉ giữ được sắc xanh khoảng 45 phút đầu giờ rồi nhanh chóng bị kéo về dưới tham chiếu. Nhóm bluechip là các cổ phiếu gây sức ép chính cho thị trường. Đến cuối buổi, chỉ số này thủng mốc 1.110 điểm.

Sang buổi chiều, bảng điện có phần khả quan hơn khi sắc đỏ thu hẹp dần. Chỉ số đại diện sàn HoSE lần lượt lấy lại các mốc và tiến sát tham chiếu trước khi vào phiên ATC. Sau đó, VN-Index đóng cửa ở 1.121,5 điểm, giảm gần 5 điểm so với hôm qua.

Sàn TP HCM có 289 cổ phiếu giảm giá và 205 cổ phiếu tăng. Ngân hàng và bảo hiểm là hai nhóm duy nhất có chỉ số ngành tăng.

Còn các cổ phiếu chứng khoán và bất động sản lại tác động xấu đến thị trường nhất. VND, SSI và VIX đều ghi nhận thanh khoản nghìn tỷ đồng nhưng có thị giá đi xuống. SSI đóng cửa thấp hơn 2,2% so với tham chiếu, hai mã VND và VIX cùng giảm 3,3%. Các cổ phiếu khác như SHS, VCI, MBS, FTS, CTS đều giảm mạnh hơn hai mức kể trên.

Ở nhóm bất động sản, các mã DIG, NVL, DXG, KBC, CII, IDC, HDC đều giảm từ 2% trở lên, riêng NVL sụt đến 4,4% thị giá. Các cổ phiếu vừa và nhỏ khác cũng đi lùi quanh 2%. Tuy nhiên ngành này ghi nhận HQC và QCG lội ngược dòng với mức giá tím trần.

Tất Đạt

eBox

Ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 11% lượng cổ phiếu MWG đăng ký

Sau một tháng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG, Chủ tịch Thế Giới Di Động cho biết chỉ hoàn thành 110.000 do diễn biến thị trường không phù hợp.

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) mới đây, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) – cho biết đã mua 110.000 cổ phiếu MWG từ ngày 8/11-7/12. Trong khoảng thời gian này, thị giá MWG đạt mức trung bình 39.841 đồng một cổ phiếu. Ước tính ông Tài chi bình quân khoảng 4,4 tỷ đồng để mua số cổ phiếu này. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông nhích lên 2,408%.

Như vậy, Chủ tịch MWG chỉ hoàn thành được 11% so với kế hoạch đã công bố. Nguyên nhân được ông đưa ra là “do diễn biến thị trường không phù hợp”.

Hồi đầu tháng 11, ông đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu. Động thái trên được đưa ra sau giai đoạn kết quả kinh doanh của “đế chế” bán lẻ này không khả quan, thị giá cổ phiếu lao dốc. Thời điểm đó, MWG cũng liên tục bị khối ngoại xả hàng và luôn bị “hở” room ngoại, nổi bật có nhóm cổ đông thuộc Dragon Capital bán ròng hơn 4,1 triệu cổ phiếu.

Không hoàn thành kế hoạch đề ra, ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục đăng ký mua thêm 500.000 cổ phiếu MWG để tăng tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện từ ngày 12/12 đến ngày 10/1 năm sau.

Trong cuộc gặp nhà đầu tư tháng trước, Chủ tịch MWG từng khẳng định “tiền đã có trong tài khoản” nhưng do bận rộn công việc nên chưa thể thực hiện mua cổ phiếu. Thời điểm trên, thị giá MWG cũng bắt đầu tăng khiến ông phân vân có nên mua hay chờ đợi thêm.

Bên cạnh đó, ông Tài cũng chia sẻ về kế hoạch trích 20.000 tỷ đồng gửi ngân hàng để mua lại cổ phiếu quỹ. Ông cho biết bản thân đã nghĩ đến phương án này, nhưng chưa có thời gian làm việc với giám đốc tài chính để bàn về tính khả thi. Ông bỏ ngỏ thời điểm thực hiện, mà chỉ nêu quan điểm rằng nếu để hết quý I/2024 sẽ muộn.

“Lấy 20.000 tỷ gửi ngân hàng chả đáng so với việc mua lại cổ phiếu quỹ để tăng lợi ích cho cổ đông”, ông nhấn mạnh.

Đến nay, tình trạng “quay lưng” của khối ngoại vẫn tiếp diễn. Tính đến hết tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 76 triệu cổ phiếu MWG qua kênh khớp lệnh, trong 6 tháng liên tiếp. Song song đó, giá cổ phiếu của công ty cũng lao dốc. So với đầu tháng 9, thị giá mã này hiện thấp hơn khoảng 30%.

Nói về động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại, ông Tài cho rằng có thể do những nỗi lo về kế hoạch hòa vốn của Bách Hóa Xanh hay sự phục hồi của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh và lợi nhuận trong năm nay giảm sút. Trong quá khứ, MWG cũng từng ghi nhận tình trạng tương tự. Nhưng theo ông, đó là thời điểm thách thức lòng tin của nhà đầu tư.

Tất Đạt

Thanh khoản chứng khoán lên cao nhất hơn hai tháng

Tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE tăng mạnh, lên gần 27.500 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 9, trong phiên VN-Index đỏ sắc.

Thị trường hôm nay giao dịch sôi động hơn hẳn phiên trước đó. Chỉ sau một giờ đầu, thanh khoản đã tương đương cả buổi sáng hôm qua. Trước nghỉ trưa, thị trường TP HCM đã sang tay cổ phiếu hơn 17.100 tỷ đồng.

Sang buổi chiều, thanh khoản trên sàn HoSE tiếp tục dâng cao và đóng cửa ở mức hơn 27.446 tỷ đồng (tức vượt 1 tỷ USD) và là mức cao nhất kể từ ngày 22/9, tức hơn hai tháng rưỡi qua.

Không chỉ các nhà đầu tư trong nước, khối ngoại hôm nay cũng tham gia sôi nổi. Họ bán ra hơn 2.300 tỷ đồng và mua vào gần 1.490 tỷ đồng, đều tăng so với hôm qua. Tổng lại, nhóm này bán ròng hơn 810 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 7 liên tiếp khối ngoại bán ròng.

Thanh khoản tăng cao trong khi điểm số thị trường lại đi lùi. VN-Index chỉ giữ được sắc xanh khoảng 45 phút đầu giờ rồi nhanh chóng bị kéo về dưới tham chiếu. Nhóm bluechip là các cổ phiếu gây sức ép chính cho thị trường. Đến cuối buổi, chỉ số này thủng mốc 1.110 điểm.

Sang buổi chiều, bảng điện có phần khả quan hơn khi sắc đỏ thu hẹp dần. Chỉ số đại diện sàn HoSE lần lượt lấy lại các mốc và tiến sát tham chiếu trước khi vào phiên ATC. Sau đó, VN-Index đóng cửa ở 1.121,5 điểm, giảm gần 5 điểm so với hôm qua.

Sàn TP HCM có 289 cổ phiếu giảm giá và 205 cổ phiếu tăng. Ngân hàng và bảo hiểm là hai nhóm duy nhất có chỉ số ngành tăng.

Còn các cổ phiếu chứng khoán và bất động sản lại tác động xấu đến thị trường nhất. VND, SSI và VIX đều ghi nhận thanh khoản nghìn tỷ đồng nhưng có thị giá đi xuống. SSI đóng cửa thấp hơn 2,2% so với tham chiếu, hai mã VND và VIX cùng giảm 3,3%. Các cổ phiếu khác như SHS, VCI, MBS, FTS, CTS đều giảm mạnh hơn hai mức kể trên.

Ở nhóm bất động sản, các mã DIG, NVL, DXG, KBC, CII, IDC, HDC đều giảm từ 2% trở lên, riêng NVL sụt đến 4,4% thị giá. Các cổ phiếu vừa và nhỏ khác cũng đi lùi quanh 2%. Tuy nhiên ngành này ghi nhận HQC và QCG lội ngược dòng với mức giá tím trần.

Tất Đạt

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp

Chứng khoán chốt phiên 6/12 trong sắc xanh, với VN-Index tăng hơn 10 điểm, nhưng áp lực bán ra của khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Khác với phiên hôm qua, đồ thị của chứng khoán hôm nay là một đường đi lên. VN-Index giữ sắc xanh sau ATO, giằng co gần tham chiếu cho tới giữa phiên sáng. Tuy nhiên, lực mua tham gia tích cực hơn từ sớm giúp chỉ số của HoSE nhanh chóng bật lên. Đến trước giờ nghỉ trưa, VN-Index tiến gần ngưỡng 1.125 điểm.

Sắc xanh có phần chững lại vào đầu phiên chiều, nhưng dòng tiền tích cực nhanh chóng đẩy thị trường vượt lên. Các nhóm trụ chính như ngân hàng, bất động sản hay bán lẻ giữ sắc xanh. Nhiều cổ phiếu có vốn hóa trung bình (mid-cap) tiến gần giá trần, như HAG, DXS hay các mã nhóm thủy sản.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.126,43 điểm, tăng 10,46 điểm (0,94%). VN30-Index tăng gần 9 điểm (0,8%) lên 1.109,27 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm gần 1% còn UPCOM-Index tăng 0,34%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 20.600 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE hơn 18.000 tỷ đồng, tăng gần 800 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục giữ trạng thái bán ròng với quy mô hơn 550 tỷ đồng, phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp của nhóm này.

Cuối phiên, sắc xanh có phần ưu thế hơn khi sàn HoSE có 359 cổ phiếu tăng giá, so với 122 cổ phiếu giảm giá.

Trong VN30, BCM có mức tăng tốt nhất với hơn 4%, MWG, TPB có thêm hơn 2%, HPG, VPB, TCB, MSN, STB có thêm hơn 1%. VHM là mã bluechip duy nhất chốt phiên trong sắc đỏ, giảm nhẹ 0,1%.

Áp lực bán ròng của khối ngoại cũng tập trung vào nhóm VN30, chủ yếu là ngân hàng và bất động sản. VHM bị bán ròng hơn 6 triệu cổ phiếu, một số mã ngân hàng như VPB, STB, SHB cũng bị bán ra hàng triệu đơn vị.

Trong nhóm vốn hóa trung bình, giao dịch có phần sôi động hơn. Các cổ phiếu thủy sản như VHC, IDI tăng kịch trần. Một số mã khác như HAG, ITA, TTF, DXS cũng tăng mạnh. Cổ phiếu LDG hôm nay giữ sắc xanh với khối lượng sang tay hơn 6 triệu cổ phiếu.

Minh Sơn

Nhà đầu tư gom cổ phiếu LDG

Sau hai phiên nằm sàn với thanh khoản nhỏ giọt, cổ phiếu LDG hôm nay được sang tay gần 38 triệu đơn vị, cao nhất lịch sử giao dịch.

Ngay lúc mở cửa phiên hôm nay, hàng loạt lệnh mua được đặt sẵn ở mã LDG (cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư LDG, công ty chuyên về đầu tư, bất động sản) với mức giá sàn 2.990 đồng, bên mua chủ động chiếm đến hơn 90%. Tổng cộng lượng khớp lệnh trong 15 phút đầu giờ của mã này đạt khoảng 15,5 triệu cổ phiếu.

Sau đó, thị giá LDG nhanh chóng đi lên, đạt 3.390 đồng lúc 9h30, tức tăng gần 6%. Đến cuối buổi sáng, mã này xuống 3.200 đồng và duy trì quanh mức này đến hết buổi chiều. Chốt phiên, LDG về 3.130 đồng một cổ phiếu. Tổng khối lượng đạt hơn 37,7 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết vào giữa tháng 8/2015 đến nay.

Diễn biến trên có phần tích cực hơn so với hai phiên trước đó khi LDG nằm sàn liên tục với thanh khoản nhỏ giọt và “trắng” bên mua sau thông tin ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, bị bắt với cáo buộc lừa dối khách hàng trong vụ 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu LDG trong phiên 5/12. Ảnh: Tất Đạt

Biểu đồ thị giá của cổ phiếu trên cũng mang nét tương đồng với đồ thị VN-Index hôm nay. Trong nửa đầu buổi sáng, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh với thanh khoản tương đương hôm qua. Độ rộng thị trường có hơn một nửa nghiêng về các cổ phiếu tăng. Tuy nhiên đến khoảng 10h30, chỉ số này rung lắc khi dòng tiền chững lại, sau đó rớt xuống dưới tham chiếu đến cuối giờ. Trong đó, khoản thời gian sau 14h ghi nhận nhiều đợt giằng co nhưng thị trường vẫn giữ được trên mốc 1.110 điểm.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 4,5 điểm về gần 1.116 điểm. Toàn sàn có 356 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ có 141 cổ phiếu tăng giá.

Thanh khoản đi lùi cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM sụt gần 30% về gần 17.100 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ngành hóa chất, tài nguyên, xây dựng và vật liệu.

Trên sàn HoSE, riêng khối ngoại hôm nay mạnh tay xả hàng khi họ bán ra hơn 2.100 tỷ đồng, chênh lệch với chiều mua vào khoảng 1.555 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 1 đến nay. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhóm này bán ròng.

Tất Đạt