Chứng khoán

Nhà đầu tư sẽ không được ‘gửi tiền’ vào công ty chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán dừng “huy động vốn” từ nhà đầu tư và tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh trước ngày 30/6/2024.

Trong văn bản mới ban hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu hiện tượng một số công ty chứng khoán thông qua trang web, ứng dụng hoặc ký hợp đồng trực tiếp với nhà đầu tư để thỏa thuận cho phép họ được hưởng lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch. Cơ quan quản lý cảnh báo hoạt động này có thể khiến nhà đầu tư hiểu rằng công ty chứng khoán có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty phải dừng ngay việc thỏa thuận này. Đồng thời, các đơn vị phải tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động trên, chậm nhất trước ngày 30/6/2024. Công ty chứng khoán sẽ phải báo cáo lộ trình thực hiện việc tất toán trước 30/12/2023, đồng thời định kỳ hàng tháng phải báo cáo kết quả thực hiện cho tới khi tất toán toàn bộ.

Tính đến hết quý III, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán đạt khoảng 77.000 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 quý. Những năm gần đây, tiền của nhà đầu tư để trong tài khoản chứng khoán đều duy trì ở mức rất lớn, có thời điểm lên đến 100.000 tỷ đồng.

Thực tế nếu trừ lượng tiền dùng để đảm bảo tỷ lệ an toàn cho giao dịch, “núi tiền” trên có thể được chia thành hai dạng. Thứ nhất là trường hợp nhiều nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản nhưng sau đó nhận thấy chưa đến thời điểm thích hợp để mua. Vì ngại thao tác tốn công, họ để lại số tiền trên mà không rút ra. Các công ty chứng khoán thường trả lãi hàng tháng cho số tiền này theo dạng “tiền gửi không kỳ hạn” với lãi suất thấp, dao động khoảng 0,1-0,3% một năm.

Dạng thứ hai là các hình thức biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán đưa ra sản phẩm tương tự như gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, để thu hút vốn từ nhà đầu tư sau đó trả lãi cho họ với mức lãi suất cao hơn đáng kể. Hồi đầu năm, một số đơn vị trả đến 12% cho tiền gửi 12 tháng, đến nay dù hạ nhiệt, lãi suất vẫn được đưa ra ở mức 8-9%. Đây được xem là cách huy động vốn khác cho các công ty chứng khoán, bên cạnh vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ (margin) và tự doanh của các công ty chứng khoán.

Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấm việc biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư của các công ty chứng khoán. Theo giới chuyên gia, sau đợt “tuýt còi” này, các công ty chứng khoán sẽ phải cân đối hoạt động tự doanh, có thể bao gồm việc thu hẹp một phần hoạt động này để tất toán tiền cho nhà đầu tư. Ngoài ra, hoạt động cho vay ký quỹ cũng có những bước thay đổi theo hướng siết chặt hơn, khi các đơn vị này mất đi một nguồn tiền “dễ dãi”.

Một nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán trên ứng dụng điện thoại, tháng /4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Một nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán trên ứng dụng điện thoại, tháng 4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn đề cập tình trạng một số công ty chứng khoán thực hiện thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại. Hợp đồng mẫu có nội dung “ngân hàng được quyền trích tiền từ tài khoản thanh toán của công ty chứng khoán để thu hồi nợ khi công ty chứng khoán không trả nợ đầy đủ, đúng hạn”.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thỏa thuận này có thể gây hiểu nhầm việc trích tiền từ tài khoản thanh toán của các công ty chứng khoán, bao gồm tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên công ty chứng khoán mở tại ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của thị trường, cơ quan quản lý yêu cầu các công ty chứng khoán không thực hiện thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại có nội dung gây hiểu nhầm như trên.

Kèm theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán phải đảm bảo khả năng thanh toán, chi tiền, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống.

Tất Đạt

eBox

Nhà đầu tư sẽ không được ‘gửi tiền’ vào công ty chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán dừng “huy động vốn” từ nhà đầu tư và tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh trước ngày 30/6/2024.

Trong văn bản mới ban hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu hiện tượng một số công ty chứng khoán thông qua trang web, ứng dụng hoặc ký hợp đồng trực tiếp với nhà đầu tư để thỏa thuận cho phép họ được hưởng lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch. Cơ quan quản lý cảnh báo hoạt động này có thể khiến nhà đầu tư hiểu rằng công ty chứng khoán có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty phải dừng ngay việc thỏa thuận này. Đồng thời, các đơn vị phải tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động trên, chậm nhất trước ngày 30/6/2024. Công ty chứng khoán sẽ phải báo cáo lộ trình thực hiện việc tất toán trước 30/12/2023, đồng thời định kỳ hàng tháng phải báo cáo kết quả thực hiện cho tới khi tất toán toàn bộ.

Tính đến hết quý III, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán đạt khoảng 77.000 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 quý. Những năm gần đây, tiền của nhà đầu tư để trong tài khoản chứng khoán đều duy trì ở mức rất lớn, có thời điểm lên đến 100.000 tỷ đồng.

Thực tế nếu trừ lượng tiền dùng để đảm bảo tỷ lệ an toàn cho giao dịch, “núi tiền” trên có thể được chia thành hai dạng. Thứ nhất là trường hợp nhiều nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản nhưng sau đó nhận thấy chưa đến thời điểm thích hợp để mua. Vì ngại thao tác tốn công, họ để lại số tiền trên mà không rút ra. Các công ty chứng khoán thường trả lãi hàng tháng cho số tiền này theo dạng “tiền gửi không kỳ hạn” với lãi suất thấp, dao động khoảng 0,1-0,3% một năm.

Dạng thứ hai là các hình thức biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán đưa ra sản phẩm tương tự như gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, để thu hút vốn từ nhà đầu tư sau đó trả lãi cho họ với mức lãi suất cao hơn đáng kể. Hồi đầu năm, một số đơn vị trả đến 12% cho tiền gửi 12 tháng, đến nay dù hạ nhiệt, lãi suất vẫn được đưa ra ở mức 8-9%. Đây được xem là cách huy động vốn khác cho các công ty chứng khoán, bên cạnh vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ (margin) và tự doanh của các công ty chứng khoán.

Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấm việc biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư của các công ty chứng khoán. Theo giới chuyên gia, sau đợt “tuýp còi” này, các công ty chứng khoán sẽ phải cân đối hoạt động tự doanh, có thể bao gồm việc thu hẹp một phần hoạt động này để tất toán tiền cho nhà đầu tư. Ngoài ra, hoạt động cho vay ký quỹ cũng có những bước thay đổi theo hướng siết chặt hơn, khi các đơn vị này mất đi một nguồn tiền “dễ dãi”.

Một nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán trên ứng dụng điện thoại, tháng /4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Một nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán trên ứng dụng điện thoại, tháng 4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn đề cập tình trạng một số công ty chứng khoán thực hiện thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại. Hợp đồng mẫu có nội dung “ngân hàng được quyền trích tiền từ tài khoản thanh toán của công ty chứng khoán để thu hồi nợ khi công ty chứng khoán không trả nợ đầy đủ, đúng hạn”.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thỏa thuận này có thể gây hiểu nhầm việc trích tiền từ tài khoản thanh toán của các công ty chứng khoán, bao gồm tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên công ty chứng khoán mở tại ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của thị trường, cơ quan quản lý yêu cầu các công ty chứng khoán không thực hiện thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại có nội dung gây hiểu nhầm như trên.

Kèm theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán phải đảm bảo khả năng thanh toán, chi tiền, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống.

Tất Đạt

eBox

Thanh khoản chứng khoán thấp nhất gần hai tháng

Thanh khoản trên sàn HoSE hôm nay giảm về 11.290 tỷ đồng, thấp nhất gần hai tháng, khi thiếu thông tin hỗ trợ khiến nhà đầu tư chọn đứng ngoài quan sát.

Từ sáng, các lệnh mua – bán trên thị trường xuất hiện nhỏ giọt. Đồ thị thanh khoản trên sàn HoSE dàn đều qua các khung giờ khi dòng tiền thận trọng và nặng tính thăm dò. Tổng giá trị giao dịch cả ngày đạt hơn 11.290 tỷ đồng, giảm khoảng 1.985 tỷ đồng so với hôm qua. Đây là mức thấp nhất kể từ phiên 30/10, tức gần hai tháng qua.

Dòng tiền chỉ tập trung vào các cổ phiếu riêng lẻ. Nổi bật có DBC đạt thanh khoản cao nhất thị trường, hơn 422 tỷ đồng. Nhờ lực cầu tốt, mã này chốt phiên tăng 2,9%. Các cổ phiếu giao dịch sôi động hơn hẳn mặt bằng chung còn có HPG, DIG, HAG, NKG, MWG.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay cũng giao dịch kém sôi động. So với phiên trước, giá trị mua vào của họ giảm 71% và bán ra giảm khoảng 59%. Nhóm này tiếp tục bán ròng với hơn 580 tỷ đồng.

Thiếu thông tin hỗ trợ trong nước khiến nhà đầu tư chọn đứng ngoài quan sát, thận trọng trước khi xuống tiền cho giai đoạn cuối năm. Ngoài ra theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), phiên sụt giảm khá mạnh đêm qua của chỉ số Dow Jones (Mỹ) cũng ảnh hưởng đến tâm lý tham gia thị trường.

Đồ thị VN-Index tiếp tục mô hình như phiên trước: dùng dằng trong vùng dưới tham chiếu không quá sâu rồi tăng trở lại ở cuối phiên. Hôm nay, đà tăng điểm ở các mã có vốn hóa lớn như BID, TCB và VHM góp phần giữ lại sắc xanh cho thị trường.

Chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa ở 1.102,2 điểm, tăng thêm khoảng 1,7 điểm. Đây là phiên thứ ba liên tiếp có sự cải thiện về điểm số.

Thị trường rơi vào tình trạng “xanh vỏ, đỏ lòng” khi có 246 cổ phiếu giảm giá, nhiều hơn con số 214 cổ phiếu tăng. Tuy vậy, sàn HoSE không có mã giảm sàn mà có 6 mã tăng hết biên độ. Trong đó, HAG nổi bật nhất với sắc tím khi ghi nhận thanh khoản hơn 330 tỷ đồng.

Tất Đạt

eBox

Dòng tiền cá nhân ‘gánh’ thị trường

Trong khi khối ngoại xả hàng mạnh, dòng tiền trong nước vẫn đủ sức hấp thụ, nhất là nhà đầu tư cá nhân đang trở thành lực đỡ thị trường.

Từ cuối tháng 11 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 7.450 tỷ đồng, chỉ tính giao dịch khớp lệnh. Động thái trên tạo áp lực cho thị trường khi nhóm này thoát hàng một cách miệt mài và đều đặn qua các phiên.

Người dân giao dịch chứng khoán tại một trụ sở trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2020. Ảnh: Quỳnh Trần/VnExpress

Người dân giao dịch chứng khoán tại một trụ sở trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên nguồn cung của khối ngoại được trong nước hấp thụ tốt, nhất là nhà đầu tư cá nhân. Chỉ một ngày sau thời điểm nước ngoài khởi động đà bán ròng liên tục, các cá nhân lập tức rót tiền vào gom hàng. Từ 30/11 đến cuối tuần rồi, nhóm này mua ròng gần 7.300 tỷ đồng, trở thành bên tiêu thụ chính cho lượng bán ra của khối ngoại.

Nhiều đơn vị phân tích cho rằng, với việc nước ngoài rút ròng, nếu không có lực cầu từ nhóm cá nhân, thị trường có thể đối diện với kịch bản mất mốc hỗ trợ quan trọng. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), thị trường đang có gần 7,19 triệu nhà đầu tư cá nhân, chiếm 99,15% tổng lượng tài khoản.

Thực tế trong nửa đầu tháng 12, VN-Index luôn giữ trên vùng 1.100 điểm với những phiên tăng, giảm đan xen. Ở những hôm khối ngoại tăng lệnh bán chủ động như 5/12 và 15/12, chỉ số cũng đi lùi không quá mạnh.

Không chỉ thời gian gần đây, theo dữ liệu từ Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT, nhà đầu tư cá nhân đã dẫn dắt chiều mua toàn thị trường từ đầu tháng 9. Lũy kế đến 15/12, tổng giá trị mua ròng đạt gần 19.950 tỷ đồng. Theo đơn vị này, xu hướng trên sẽ kéo dài đến hết năm và các nhà đầu tư cá nhân được kỳ vọng tiếp tục là bệ đỡ cho thị trường.

Nhà đầu tư cá nhân dẫn đầu về mua ròng từ đầu tháng 9 đến nay. Nguồn: FIDT

Nhà đầu tư cá nhân dẫn đầu về mua ròng từ đầu tháng 9 đến nay. Nguồn: FIDT

Việc cá nhân đổ xô mua vào cổ phiếu cho thấy dòng tiền đang tìm đến chứng khoán trong giai đoạn cuối năm. Giá trị mua ròng lũy kế của họ bắt đầu tăng tốc từ tháng 8, thời điểm VN-Index đang ở giữa xu hướng tăng giá (uptrend). Đến tháng 9, nhóm này dẫn dắt thị trường trong việc gom cổ phiếu. Đây cũng là lúc lãi suất tiết kiệm ngân hàng đã giảm mạnh, mất mốc 7% một năm và đi lùi liên tục về quanh 5,5% như hiện nay.

Thời gian gần đây, các tin tức tích cực về mặt vĩ mô cũng hỗ trợ nhà đầu tư nhỏ lẻ tích lũy cổ phiếu cho năm mới. Trong đó, nhiều người chú ý tới việc tổ chức đánh giá xếp hạng toàn cầu Fitch Ratings nâng triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn; liên kết kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có thêm nhiều triển vọng sau sự kiện ngoại giao; Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngỏ ý giảm lãi suất trong năm sau; các chính sách tài khóa, đầu tư công, hỗ trợ tín dụng tiếp tục được thúc đẩy mạnh cuối năm.

Nhà đầu tư cũng được củng cố tâm lý khi các đơn vị phân tích liên tục trấn an. Theo Chứng khoán BIDV (BSC), hoạt động bán ròng khối ngoại mang tính kỹ thuật và sẽ sớm cân bằng. Nhóm phân tích cho rằng nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc tăng tỷ trọng cổ phiếu ở vùng giá thấp đón đầu xu hướng hồi phục trong năm sau.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đưa ra khuyến nghị các nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý, duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu vẫn đang giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn, không hoảng loạn bán đuổi trong những phiên rung lắc mạnh. “Những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn”, đơn vị này nêu quan điểm.

Tất Đạt

eBox

Chứng khoán tăng điểm cuối phiên

Thị trường giao dịch ảm đạm với điểm số đi dưới tham chiếu gần như cả ngày, VN-Index lấy lại sắc xanh những phút cuối phiên nhờ nhóm bluechip.

Chỉ số đại diện sàn HoSE hôm nay giảm điểm ngay khi mở cửa do lệnh bán được đặt trên diện rộng. Khoảng 30 phút sau, áp lực giảm bớt ở nhóm cổ phiếu trụ giúp chỉ số này được nâng lên tham chiếu. Nhưng sắc xanh giữ được không lâu, VN-Index bị kéo dần về vùng 1.085 điểm.

Trong buổi sáng, thị trường hướng sự chú ý vào ba mã HAG, HQC và ITA. Các cổ phiếu này bị bán tháo mạnh rồi rơi vào trạng thái “trắng bên mua”. Bộ ba thi nhau tranh top đầu về thanh khoản buổi sáng với thị giá nằm sàn.

Sang đầu buổi chiều, chỉ số vẫn không có sự thay đổi lớn. Đến sau 14h, VN-Index bị kéo mạnh về sát 1.082 điểm nhưng rồi nhanh chóng quay đầu tăng một mạch hơn 12 điểm, lấy lại sắc xanh chỉ trong vài phút trước khi vào phiên ATC.

Lực đỡ từ nhóm bluechip cuối phiên giúp VN-Index đóng cửa ở 1.096,3 điểm, tích lũy thêm hơn 4 điểm so với hôm qua. Toàn sàn HoSE có 256 mã tăng giá, trong khi ở chiều ngược lại có 231 mã giảm.

VN30-Index tăng hơn 7 điểm khi có 20 mã đạt sắc xanh. Sàn HNX và UPCoM cũng chốt phiên với sự cải thiện điểm số.

Nhóm tài nguyên dẫn đầu về chỉ số ngành hôm nay, trong đó HPG là cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho thị trường. Các cổ phiếu thép có diễn biến tích cực sau thông tin giá thép tăng lần thứ tư liên tiếp và sản lượng tiêu thụ được cải thiện. Riêng NKG tích lũy đến 5,5% và HSG chốt phiên cao hơn tham chiếu 3,6%.

Điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay nằm ở diễn biến của dòng tiền. Phần lớn thời gian VN-Index chìm trong sắc đỏ, giao dịch trên thị trường cũng ảm đạm. Đến khi điểm số được cải thiện, thanh khoản cũng vụt lên tương ứng. Chốt phiên, sàn HoSE có hơn 12.800 tỷ đồng giá trị giao dịch, giảm hơn 1.900 tỷ so với hôm qua.

Khối ngoại có phiên thứ 15 liên tiếp bán ròng, tuy nhiên lực xả hàng hôm nay giảm so với trước, ghi nhận hơn 450 tỷ đồng. Họ bán mạnh các mã EIB, VNM, SSI… trong khi quay trở lại mua nhiều ở DGC và quỹ FUEVFVND.

Tất Đạt

eBox

VN-Index được dự báo chốt năm dưới 1.200 điểm

Các công ty chứng khoán đồng thuận rằng VN-Index sẽ theo hướng tích lũy trong tháng 12 nhưng không quá mạnh và kết phiên cuối năm dưới mức 1.200 điểm.

Trong năm 2023, VN-Index ghi nhận xu hướng phục hồi cùng cải thiện về thanh khoản. Chỉ số đại diện sàn HoSE ghi nhận nhịp tăng khá dài và gần chạm ngưỡng 1.250 điểm vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, sau đó, áp lực chốt lời xuất hiện đã khiến chỉ số này đảo chiều giảm mạnh về vùng 1.025 điểm.

Tình trạng mất điểm được giảm bớt và dần có nhịp tích lũy trở lại trong tháng 11. Gần đây, VN-Index chủ yếu trong nhịp tăng điểm nhưng với tốc độ không cao. Theo Chứng khoán Mirae Asset (MASVN), diễn biến giá của thị trường Việt Nam có phần tương đồng với những thị trường khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Thái Lan khi dòng tiền tham gia các thị trường này có phần thận trọng, đặc biệt là đà bán ròng chung của khối ngoại.

Báo cáo gần đây, VNDirect kỳ vọng VN-Index đạt 1.140-1.150 điểm vào cuối năm nay nhờ xu hướng phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp. Riêng tháng 12, đơn vị này cho rằng thị trường có thể̉ giao dịch tích lũy hướng lên trong vùng 1.080-1.150 điểm nhờ lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang trong xu hướng giảm, Trung Quốc tung ra các gói giải cứu thị trường bất động sản, áp lực tỷ giá trong nước hạ nhiệt tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và ngành sản xuất – xuất khẩu có tín hiệu phục hồi rõ nét hơn.

Theo nhóm phân tích, thị trường đang dần vận động lành mạnh hơn so với tháng 11. Tuy nhiên các nhà đầu tư hạn chế giao dịch với đòn bẩy hoặc tỷ trọng cổ phiếu quá cao.

Cũng đưa ra mức dự phòng dưới 1.200 điểm, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo có 70% khả năng VN-Index sẽ vận động trong vùng 1.060-1.150 điểm ở tháng cuối năm. Ông Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc phân tích KBSV, cho rằng thị trường tháng 12 sẽ giằng co với xu hướng hồi phục là chủ đạo. Nhiều thông tin trái chiều vẫn có thể tác động lên tâm lý nhà đầu tư như rủi ro USD hồi phục, việc điều tra mở rộng vụ án Vạn Thịnh Phát, rủi ro từ thị trường bất động sản hay xung đột dải Gaza lan rộng.

Công ty chứng khoán

Dự phóng xu hướng thị trường tháng 12

Dự phóng VN-Index cuối năm

VNDirect

Tích lũy hướng lên

1.140 – 1.150 điểm

KBSV

Sideway tích lũy

1.060 – 1.150 điểm

ACBS

– Tích cực: bứt phá khỏi vùng tích lũy

– Tiêu cực: mất mốc hỗ trợ quan trọng

– Tích cực: 1.075 – 1.130 điểm

– Tiêu cực: 1.020 – 1.030 điểm

SSI

Duy trì phục hồi

– Tích cực: 1.065 – 1.175 điểm

– Tiêu cực: 1.000 – 1.020 điểm

Yuanta

Tích lũy, ít biến động

VCBS

1.130 – 1.170 điểm

BSC

– Tích cực: 1.200 điểm

– Tiêu cực: dưới 1.000 điểm

Khi dự báo thị trường cuối năm, nhóm phân tích của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhắc về các nhịp điều chỉnh mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán trong hai năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý chốt lời trên diện rộng của nhà đầu tư ngắn hạn nhằm hiện thực hóa khoản lợi nhuận và tâm lý “yên tâm ăn Tết” khi đứng ngoài thị trường.

Ngoài ra, VCBS cũng lưu ý về rủi ro hệ thống giao dịch mới (KRX) có thể chậm thời gian chính thức triển khai so với kế hoạch vào cuối năm nay. Đây là một trong những kỳ vọng lớn trên thị trường nên nếu xảy ra rủi ro trên, nhà đầu tư sẽ dễ cảm thấy hụt hẫng, đặc biệt là khối nội. Điều này có thể tạo ra những tác động tiêu cực lên toàn thị trường trong ngắn hạn và nảy sinh tâm lý hoài nghi.

Chia sẻ với VnExpress, ông Đinh Minh Trí – Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân của MASVN, cũng cho rằng khả năng VN-Index bứt phá vượt 1.200 điểm vào cuối năm là khó khăn. Điều này là do việc phục hồi kinh tế diễn ra đúng như dự báo của nhiều chuyên gia khi không phải theo mô hình chữ V, mà theo thiên hướng gập ghềnh với áp lực khó khăn vẫn đang tồn tại ở nhiều ngành nghề. Trước bối cảnh trên, dòng tiền đổ vào thị trường duy trì ở mức thấp.

Tuy nhiên ông Trí vẫn cho rằng nếu tính chung cả năm, thị trường thực tế đã tăng điểm “khá thành công” so với mức quanh 1.000 điểm của VN-Index vào cuối năm 2022. “Mức tăng chưa hẳn đã vượt kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư khi VN-Index đã có những thời điểm tiếp cận ngưỡng 1.250 điểm, nhưng đây cũng là một thành quả khá tích cực nếu so với mức giảm hơn 33% trong năm trước”, ông nói.

Tất Đạt

eBox

Con gái bầu Đức đăng ký mua một triệu cổ phiếu HAG

Bà Đoàn Hoàng Anh, con gái Bầu Đức, vừa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG trong bối cảnh mã này có hai phiên điều chỉnh mạnh.

Thông tin trên vừa được Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước và HoSE, trưa 20/12.

Theo đó, bà Đoàn Hoàng Anh, con gái Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức đăng ký mua một triệu cổ phiếu HAG thông qua khớp lệnh trên sàn.

Trước đó, bà Đặng Hoàng Anh đang sở hữu 10 triệu cổ phiếu HAG, chiếm tỷ lệ 1,08%. Sau giao dịch, dự kiến tỷ lệ sở hữu của bà là 11 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,19%. Thời gian thực hiện giao dịch mua cổ phiếu trên từ 25/12-23/1/2024.

Kết phiên giao dịch ngày 19/12, HAG có giá 12.400 đồng một cổ phiếu, tạm tính theo giá này, con gái bầu Đức cần chi ra khoảng 12,4 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu này.

2 tháng qua, HAG luôn công bố các thông tin có lợi như bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, kế hoạch bán bệnh viện, trả nợ trái phiếu và ngân hàng, đã giúp cổ phiếu này có đà tăng ấn tượng tới 80% sau khi đạt đỉnh ngắn hạn 13.850 đồng một cổ phiếu ngày 14/12.

Chia sẻ với các nhà đầu tư trong buổi gặp gỡ mới đây, bầu Đức ước tính lợi nhuận năm 2023 dự kiến là 2.150 tỷ đồng nhờ các khoản thu nhập đột biến. Ông cho rằng 2025 sẽ trả hết nợ vay và là công ty đầu tiên trên sàn chứng khoán không có nợ.

Thi Hà

Khối ngoại trở lại gom cổ phiếu Thế Giới Di Động

Sau khoảng ba tháng đua lệnh bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 100 tỷ đồng cổ phiếu Thế Giới Di Động.

Khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu MWG 6 tháng liên tiếp trên kênh giao dịch khớp lệnh, với quy mô tăng liên tục những tháng gần đây. Áp lực bán ra mạnh nhất là từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 11, góp phần đẩy thị giá từ vùng 58.000 đồng về khoảng 35.000-37.000 đồng giai đoạn này.

Tuy nhiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 2,5 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 105,5 tỷ đồng, chiếm trên 20% tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu này. Đây là phiên thứ hai khối ngoại gom vào MWG với khối lượng và giá trị tăng hơn 9 lần so với hôm qua.

Nước ngoài mua ròng mạnh giúp MWG có thanh khoản cao nhất thị trường, đạt hơn 520 tỷ đồng với hai phần ba giao dịch là lệnh mua chủ động. Mã chứng khoán của Thế Giới Di Động cũng trở thành cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho VN-Index hôm nay.

Về thị giá, cổ phiếu này tích lũy thêm 4,3% lên mức 42.400 đồng một đơn vị. Như vậy khi quay lại gom hàng hôm nay, khối ngoại mua được MWG với mức giá rẻ hơn gần một phần ba so với thời điểm giữa tháng 9.

Ngoài MWG, nhiều cổ phiếu bán lẻ cũng tăng giá giúp chỉ số ngành này tăng mạnh nhất thị trường.Chỉ số chung còn được hỗ trợ bởi diễn biến tích cực của nhóm dầu khí, bảo hiểm, thực phẩm và đồ uống, chứng khoán.

Đồ thị VN-Index khá tương đồng so với hôm qua khi dùng dằng dưới sắc đỏ trước khi tăng điểm trở lại sau 14h. Chỉ số đại diện sàn HoSE chốt phiên ở 1.100,76 điểm, tăng thêm gần 4,5 điểm so với hôm qua. Toàn sàn có 318 cổ phiếu tăng giá, gấp đôi so với 151 cổ phiếu giảm.

Thanh khoản cải thiện cùng điểm số, đạt gần 13.300 tỷ đồng, tăng khoảng 470 tỷ đồng. Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa dứt đà bán ròng. Hôm nay họ xả hàng hơn 400 tỷ đồng, nhiều nhất là các mã HPG, HCM và quỹ FUEVFVND.

Tất Đạt

eBox

Dòng tiền cá nhân ‘gánh’ thị trường

Trong khi khối ngoại xả hàng mạnh, dòng tiền trong nước vẫn đủ sức hấp thụ, nhất là nhà đầu tư cá nhân đang trở thành lực đỡ thị trường.

Từ cuối tháng 11 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 7.450 tỷ đồng, chỉ tính giao dịch khớp lệnh. Động thái trên tạo áp lực cho thị trường khi nhóm này thoát hàng một cách miệt mài và đều đặn qua các phiên.

Người dân giao dịch chứng khoán tại một trụ sở trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2020. Ảnh: Quỳnh Trần/VnExpress

Người dân giao dịch chứng khoán tại một trụ sở trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên nguồn cung của khối ngoại được trong nước hấp thụ tốt, nhất là nhà đầu tư cá nhân. Chỉ một ngày sau thời điểm nước ngoài khởi động đà bán ròng liên tục, các cá nhân lập tức rót tiền vào gom hàng. Từ 30/11 đến cuối tuần rồi, nhóm này mua ròng gần 7.300 tỷ đồng, trở thành bên tiêu thụ chính cho lượng bán ra của khối ngoại.

Nhiều đơn vị phân tích cho rằng, với việc nước ngoài rút ròng, nếu không có lực cầu từ nhóm cá nhân, thị trường có thể đối diện với kịch bản mất mốc hỗ trợ quan trọng. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), thị trường đang có gần 7,19 triệu nhà đầu tư cá nhân, chiếm 99,15% tổng lượng tài khoản.

Thực tế trong nửa đầu tháng 12, VN-Index luôn giữ trên vùng 1.100 điểm với những phiên tăng, giảm đan xen. Ở những hôm khối ngoại tăng lệnh bán chủ động như 5/12 và 15/12, chỉ số cũng đi lùi không quá mạnh.

Không chỉ thời gian gần đây, theo dữ liệu từ Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT, nhà đầu tư cá nhân đã dẫn dắt chiều mua toàn thị trường từ đầu tháng 9. Lũy kế đến 15/12, tổng giá trị mua ròng đạt gần 19.950 tỷ đồng. Theo đơn vị này, xu hướng trên sẽ kéo dài đến hết năm và các nhà đầu tư cá nhân được kỳ vọng tiếp tục là bệ đỡ cho thị trường.

Nhà đầu tư cá nhân dẫn đầu về mua ròng từ đầu tháng 9 đến nay. Nguồn: FIDT

Nhà đầu tư cá nhân dẫn đầu về mua ròng từ đầu tháng 9 đến nay. Nguồn: FIDT

Việc cá nhân đổ xô mua vào cổ phiếu cho thấy dòng tiền đang tìm đến chứng khoán trong giai đoạn cuối năm. Giá trị mua ròng lũy kế của họ bắt đầu tăng tốc từ tháng 8, thời điểm VN-Index đang ở giữa xu hướng tăng giá (uptrend). Đến tháng 9, nhóm này dẫn dắt thị trường trong việc gom cổ phiếu. Đây cũng là lúc lãi suất tiết kiệm ngân hàng đã giảm mạnh, mất mốc 7% một năm và đi lùi liên tục về quanh 5,5% như hiện nay.

Thời gian gần đây, các tin tức tích cực về mặt vĩ mô cũng hỗ trợ nhà đầu tư nhỏ lẻ tích lũy cổ phiếu cho năm mới. Trong đó, nhiều người chú ý tới việc tổ chức đánh giá xếp hạng toàn cầu Fitch Ratings nâng triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn; liên kết kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có thêm nhiều triển vọng sau sự kiện ngoại giao; Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngỏ ý giảm lãi suất trong năm sau; các chính sách tài khóa, đầu tư công, hỗ trợ tín dụng tiếp tục được thúc đẩy mạnh cuối năm.

Nhà đầu tư cũng được củng cố tâm lý khi các đơn vị phân tích liên tục trấn an. Theo Chứng khoán BIDV (BSC), hoạt động bán ròng khối ngoại mang tính kỹ thuật và sẽ sớm cân bằng. Nhóm phân tích cho rằng nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc tăng tỷ trọng cổ phiếu ở vùng giá thấp đón đầu xu hướng hồi phục trong năm sau.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đưa ra khuyến nghị các nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý, duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu vẫn đang giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn, không hoảng loạn bán đuổi trong những phiên rung lắc mạnh. “Những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn”, đơn vị này nêu quan điểm.

Tất Đạt

eBox

Chứng khoán giảm phiên thứ tư liên tiếp

Hơn 400 cổ phiếu giảm khiến VN-Index mất mốc 1.100 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ tư liên tiếp.

Khoảng trống thông tin hỗ trợ, cùng áp lực bán ròng của khối ngoại khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Chứng khoán vì thế mở phiên đầu tuần này trong sắc đỏ, lực mua chủ yếu mang tính chất thăm dò. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra mạnh ở các mã ngân hàng khiến nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao trong vốn hóa lùi sâu.

Chỉ số của sàn HoSE nới rộng đà giảm khi mất mốc 1.100, lùi về dưới 1.095 điểm vào cuối giờ sáng. Sang phiên chiều, dòng tiền bắt đầu nhập cuộc tích cực hơn đẩy chỉ số về gần 1.100 điểm, nhưng sau đó lại giảm sâu khi bên cầm cổ đẩy hàng ra nhanh hơn.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tại 1091,88 điểm, giảm 10,42 điểm (0,95%) và là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. VN30-Index mất 12,73 điểm (1,16%), xuống 1.084,67 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục giảm, chỉ đạt hơn 16.400 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản HoSE hơn 14.700 tỷ đồng, giảm hơn 1.400 tỷ so với phiên trước, thấp nhất trong gần 2 tuần.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng gần 800 tỷ đồng, phiên thứ 14 liên tiếp, tập trung chính vào nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Cuối phiên, sàn HoSE có 112 cổ phiếu tăng giá, so với 415 cổ phiếu giảm.

VJC là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index khi đóng cửa tăng gần 2%, lên 105.000 đồng. Ngược lại, sắc đỏ ở các mã ngân hàng khiến chỉ số lùi sâu.

Trong VN30, STB, HDB giảm hơn 3%, CTG mất 2,4%, TCB, VPB, BID, VIB thấp hơn tham chiếu hơn 1%. Nhóm này cũng chiếm tỷ trọng cao về thanh khoản khi giá trị giao dịch STB đứng đầu HoSE với gần 580 tỷ đồng, VPB giao dịch hơn 400 tỷ đồng.

Minh Sơn

eBox