Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Nhiều công ty chứng khoán hạ lãi vay ký quỹ

Khi VN-Index vượt mốc 1.250 điểm, dòng tiền trở lại thị trường, nhiều công ty chứng khoán hạ lãi vay ký quỹ nhằm hút thêm nhà đầu từ mới và mở rộng thị phần.

Theo khảo sát của VnExpress, nhiều công ty chứng khoán điều chỉnh lãi vay ký quỹ dao động quanh mức 6-12,5% một năm. Với nhiều đợt ưu đãi margin ngắn hạn, thậm chí, các doanh nghiệp còn miễn lãi margin cho khách hàng.

Cụ thể, năm ngoái, DNSE có mức lãi suất vay margin khoảng 13% một năm. Hiện, lãi suất vay margin tại công ty này giảm quanh mức 11%. Riêng với 10 mã GAS, HPG, MBB, MWG, SSI, STB, TCB, VIC, VND và VNM, chứng khoán DNSE áp dụng ưu đãi vay margin với lãi suất 5,99%, thời hạn vay lên tới 180 ngày.

Ngoài ra, công ty chứng khoán số này đang áp dụng gói vay 9,99% với 8 mã cổ phiếu: PDR, VHM, DIG, HSG, HCM, VCI, VIB, VGR với hạn mức vay lên tới 99 tỷ đồng mỗi mã. Với sản phẩm này, nhà đầu tư có thể đề cử thêm mã cổ phiếu vào giỏ vay. Đặc biệt, hai chương trình ưu đãi trên không giới hạn về thời gian áp dụng chương trình.

Bên cạnh đó, DNSE cũng đưa ra nhiều gói vay khác với thời hạn miễn phí lãi vay, lãi suất khác nhau, tùy theo mã cổ phiếu và nhu cầu của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư kiểm tra

Nhà đầu tư giao dịch trên ứng dụng EnTrade X của DNSE. Ảnh: DNSE

Nhiều chuyên gia nhận định, dòng tiền đang trở lại thị trường chứng khoán, minh chứng bằng thanh khoản mỗi phiên đang tăng trở lại. Việc các công ty chứng khoán hạ lãi suất vay margin nhằm thu hút nhà đầu tư, đồng thời đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư tối ưu khả năng sinh lời.

Ngoài DNSE, nhiều công ty chứng khoán cũng hạ lãi suất vay ký quỹ nhằm hút thêm nhà đầu tư mới với chính sách vay riêng.

Với khoản vay 100 triệu đồng, Chứng khoán JB Việt Nam (JBSV) miễn lãi margin hoàn toàn cho khách hàng trong 30 ngày từ 15/1 đến 16/4.

Còn trong thông báo mới nhất gửi nhà đầu tư, SSI cũng đang áp dụng chương trình hạ lãi margin từ 7,99% cho khách hàng từ 4/3 đến 30/6. Theo đó, khách hàng có dư nợ tăng thêm trên 3 tỷ đồng so với mốc dư nợ tại cuối ngày 31/1 sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay margin giảm 1% so với lãi suất hiện tại. Đối với khoản dư nợ tăng thêm trên 10 tỷ đồng sẽ được giảm 2% so với lãi suất, trong khi lãi suất cho vay hiện hành của SSI là 13,5% một năm.

Tương tự, từ nay đến 31/3, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam ra mắt gói vay ký quỹ với lãi suất ưu đãi khi khách hàng mở tài khoản mới lãi suất 7,99% một năm với hạn mức dư nợ tối đa 500 triệu đồng một tài khoản.

Ngoài ra, tại một số công ty chứng khoán khác như Vietcap, VNDirect, VPS lãi vay margin vẫn được áp lần lượt 11,5%, 13,8%, 14% cho các khoản vay có thời hạn một năm.

Bên cạnh các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh, cho vay ký quỹ dần trở thành hoạt động đóng góp nhiều doanh thu và lợi nhuận nhất cho các công ty chứng khoán.

Theo báo cáo tài chính các công ty chứng khoán đã công bố, đến cuối năm 2023, dư nợ cho vay tại các công ty đã tăng khoảng 15.000 tỷ đồng so với cuối quý III/2023, đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, cao nhất bảy quý. Trong đó, dư nợ cho vay margin ước tính vào khoảng 172.000 tỷ đồng, cũng tăng 13.000 tỷ so với cuối quý III/2023.

Thảo Vân

Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực cho thị trường

Bảng điện ngành ngân hàng chìm trong sắc đỏ với nhiều mã giảm giá như VCB, BID, CTG, khiến VN-Index hạ hơn 6 điểm hôm nay.

Sau cú bật mạnh hơn 25 điểm hôm qua, VN-Index rung lắc ở nửa đầu buổi sáng khi dòng tiền phân hóa mạnh. Sau 10h, chỉ số này giữ sắc xanh liên tục với mức tăng khoảng 5 điểm, rồi hạ dần vào cuối buổi.

Sang buổi chiều, chỉ số đại diện sàn HoSE nhanh chóng chìm vào sắc đỏ. Áp lực chủ yếu đến từ rổ VN30 và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trước khi vào phiên ATC, chỉ số này từng thủng mốc 1.260 điểm. Chốt phiên, VN-Index ở dưới tham chiếu hơn 6 điểm, đạt khoảng 1.264 điểm.

Xét về chỉ số ngành, nhóm bán lẻ, viễn thông, ngân hàng và tài nguyên có diễn biến tiêu cực nhất. Một số mã giảm mạnh trong các nhóm kể trên, gồm MWG, FRT, HPG, HSG.

Sắc đỏ bao trùm kết hợp thanh khoản lớn khiến ngân hàng trở thành tác nhân chính ghì chỉ số VN-Index. CTG hôm nay chốt phiên thấp hơn tham chiếu 2%. Trong khi đó, hàng loạt mã thanh khoản trăm tỷ như STB, MBB, TCB, ACB, VCB, VPB, EIB, TPB, MSB cùng giảm từ 1% trở lên. Trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng xấu đến chỉ số nhiều nhất, ngành này góp đến 7 mã.

Như vậy, sau khoảng bốn tháng “gánh” thị trường, cổ phiếu ngân hàng được cho đang có “quãng nghỉ” trong những phiên gần đây. Chuyên gia FiinGroup từng nói đây là diễn biến bình thường khi ngành này vừa trải qua giai đoạn tăng giá mạnh. Tương tự, chuyên gia của Công ty quản lý quỹ Thành Công (TCAM) cũng nói “sóng” ngành ngân hàng có thể kéo dài 2-3 năm nhưng trong quá trình tăng trưởng, có thể xuất hiện những nhịp điều chỉnh.

Toàn sàn có 193 mã tăng, trong khi có đến 292 cổ phiếu giảm giá. Điểm sáng là không có cổ phiếu nằm sàn nhưng có 7 mã tăng kịch trần, nổi bật “tân binh” VTP hay PVT, IJC đều có thanh khoản trăm tỷ.

Thị trường hôm nay tiếp tục điệp khúc thanh khoản ngược chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE đạt gần 28.000 tỷ đồng, tăng gần 1.700 tỷ.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 910 tỷ đồng, phiên thứ ba liên tiếp. Đây cũng là đợt xả hàng mạnh nhất ba tuần gần đây với tâm điểm là VHM, VNM, FRT.

Tất Đạt

Cổ phiếu chứng khoán nổi sóng

Lực mua vào nhanh và quyết liệt đẩy giá cổ phiếu chứng khoán tăng vọt, giúp VN-Index có thêm 25 điểm sau phiên 13/3.

Dòng tiền đổ vào thị trường mạnh hơn sau phiên phục hồi hôm qua. VN-Index mở cửa trong sắc xanh, nới rộng đà tăng theo thời gian giao dịch. Khác với trạng thái giằng co và thận trọng những phiên trước, bên mua hôm nay có phần quyết liệt hơn, liên tục đẩy giá.

Chứng khoán, bán lẻ, công nghệ, ngân hàng là những nhóm ngành “hút” dòng tiền của nhà đầu tư. Chỉ số của sàn HoSE liên tục đi lên, chốt phiên trên 1.270 điểm. Mức này tăng hơn 25 điểm so với tham chiếu (2,05%).

VN30-Index cũng thêm hơn 30 điểm (2,42%), đạt 1.272,28 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index đóng cửa trong sắc xanh.

Sàn HoSE có 433 cổ phiếu tăng giá, 64 mã giảm. Trong VN30, sắc xanh chiếm áp đảo với 29/30 mã tăng. FPT, SSI là hai cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm này, với biên độ trên 4%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, dòng tiền tập trung vào cổ phiếu chứng khoán, xây dựng. Các mã được chú ý nhóm chứng khoán như VCI, VIX, ORS đóng cửa tăng kịch trần. MBS, CTS có thêm hơn 5%, VND, SHS, BSI tăng hơn 4%.

Nhóm bất động sản, xây dựng, hóa chất cũng tương tự, khi CTD, VGC, DGC đóng cửa tăng hết biên độ.

Cổ phiếu nhóm bán lẻ, ngân hàng cũng khởi sắc. MWG, VIB, ACB, MBB tăng hơn 3%, MSN, VRE, TPB, VPB thêm trên 2%.

VCB thêm 1,7%, là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 2,2 điểm. Ngược lại, VJC là cổ phiếu duy nhất đóng cửa trong sắc đỏ.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 29.000 tỷ đồng, trong đó gần 90% đến từ sàn HoSE. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 460 tỷ đồng, cao nhất từ ngày 8/3.

Minh Sơn

Cổ phiếu Hòa Phát hút dòng tiền

HPG chốt phiên trong sắc xanh với thanh khoản cao nhất thị trường, trở thành một trong những mã nổi bật ở phiên VN-Index tăng gần 10 điểm.

VN-Index rung lắc trong khoảng 30 phút đầu phiên hôm nay. Sau đó, chỉ số đại diện sàn HoSE giữ sắc xanh kéo dài. Dù vậy, tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng trong sáng nay, lực cầu duy trì mỏng, bảng điện phân hóa mạnh và không xuất hiện nhóm dẫn dắt thị trường.

Sang buổi chiều, một số mã bắt đầu hút dòng tiền. Nhóm bluechip cũng tăng, giúp chỉ số đại diện sàn HoSE hồi phục. VN-Index chốt phiên tăng hơn 9,5 điểm, lên 1.245 điểm.

Hóa chất, viễn thông, truyền thông, công nghệ là những nhóm có chỉ số ngành tăng mạnh nhất. Còn xét về từng cổ phiếu riêng lẻ, nhóm dẫn dắt thị trường lần lượt là BID, GVR, TCB, FPT, CTG, HPG…

HPG chốt phiên tăng 1%, trong phiên có lúc lên khoảng 1,7%. Thanh khoản mã này cao nhất thị trường, với hơn 905 tỷ đồng. Hơn 51% khớp lệnh đến từ bên mua chủ động.

Cổ phiếu Hòa Phát diễn biến tích cực sau khi doanh nghiệp này trình kế hoạch kinh doanh tăng mạnh. Năm nay, công ty muốn có 140.000 tỷ đồng doanh thu và 10.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 18% và 47% so với năm trước. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức doanh thu cao thứ ba trong lịch sử hoạt động và lợi nhuận cao nhất trong hai năm qua. Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn nêu kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ dự kiến 10% sau hai năm không thực hiện.

Ngoài HPG, thị trường ghi nhận một số mã nổi bật. DGW tăng kịch trần với thanh khoản 358 tỷ đồng. Trong phiên đỏ lửa cuối tuần trước, mã chứng khoán của Digiworld cũng “miễn nhiễm” khi tăng 4%.

Cổ phiếu GVR hôm nay cũng tăng hết biên độ, với 295 tỷ đồng thanh khoản. Doanh nghiệp này vừa lên kế hoạch tái cơ cấu các khoản đầu tư. Dự kiến năm nay GVR lãi hơn 4.100 tỷ đồng và dành 1.200 tỷ chia cổ tức.

Toàn sàn có 260 mã tăng và 200 mã giảm giá. Rổ VN30 khả quan hơn với 17 cổ phiếu xanh. Thị trường tái diễn tình trạng thanh khoản đi ngược điểm số. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE giảm hơn 3.100 tỷ, về 20.700 tỷ đồng.

Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay đầu bán ròng hơn 170 tỷ đồng, tập trung ở các mã MWG, VIX, MSN, VNM.

Tất Đạt

Chứng khoán giảm mạnh phiên chiều

VN-Index giảm gần 12 điểm trong phiên đầu tuần, khi áp lực bán tăng vọt trong phiên chiều ép một loạt cổ phiếu chuyển màu từ xanh sang đỏ.

Nối tiếp phiên giảm cuối tuần trước, chứng khoán mở cửa hôm nay trong trạng thái thận trọng. VN-Index biến động gần tham chiếu trước khi bật lên gần 1.255 điểm. Thanh khoản ở mức trung bình, cùng với biên độ hẹp của nhiều mã trụ cho thấy sự giằng co của thị trường. Trạng thái này được duy trì cho tới đầu phiên chiều, trước khi thị trường “nổi gió”.

Gần 14h, áp lực bán ra tăng vọt ở nhóm VN30 sau đó lan rộng ra toàn thị trường. Cổ phiếu nhóm ngân hàng, bán lẻ bị kéo lùi sâu khiến thị trường phá vỡ thế giằng co.

Sức ép xả hàng tăng mạnh khiến thị trường liên tiếp lùi sâu, VN-Index chốt phiên gần mức thấp nhất trong ngày tại 1.235,49 điểm, giảm gần 12 điểm so với phiên trước. VN30-Index mất hơn 15 điểm (1,2%), xuống 1.235,12 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index sụt hơn 1%, còn UPCOM-Index giảm 0,6%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 26.600 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 23.800 tỷ đồng, giảm gần 9.300 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 248 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 22/1.

Sắc đỏ chiếm áp đảo với sàn HoSE có 106 cổ phiếu tăng giá, so với 392 cổ phiếu giảm giá.

Trong VN30, chỉ có ba cổ phiếu giữ sắc xanh là GVR, VNM và HDB. Ở phần còn lại, VRE, BCM giảm hơn 3%, MBB, MWG mất 2,8%, SHB, BVH, VPB, PLX thấp hơn tham chiếu trên 2%.

Theo VNDirect, cổ phiếu ngân hàng chiếm áp đảo trong nhóm tác động tới thị trường. Trong đó, VCB khiến thị trường mất gần 1,4 điểm khi đóng cửa giảm 1,1%. VPB, MBB, BID hay TCB đều trong nhóm 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index.

Ở phần còn lại, nhóm bất động sản, chứng khoán, dầu khí, bảo hiểm đều chịu sức ép bán ra. Ngược lại, một số mã nhóm viễn thông, hóa chất, y tế được chú ý.

Minh Sơn

Chứng khoán bị ‘đánh úp’ phiên chiều

VN-Index giảm gần 12 điểm trong phiên đầu tuần, khi áp lực bán tăng vọt trong phiên chiều ép một loạt cổ phiếu chuyển màu từ xanh sang đỏ.

Nối tiếp phiên giảm cuối tuần trước, chứng khoán mở cửa hôm nay trong trạng thái thận trọng. VN-Index biến động gần tham chiếu trước khi bật lên gần 1.255 điểm. Thanh khoản ở mức trung bình, cùng với biên độ hẹp của nhiều mã trụ cho thấy sự giằng co của thị trường. Trạng thái này được duy trì cho tới đầu phiên chiều, trước khi thị trường “nổi gió”.

Gần 14h, áp lực bán ra tăng vọt ở nhóm VN30 sau đó lan rộng ra toàn thị trường. Cổ phiếu nhóm ngân hàng, bán lẻ bị kéo lùi sâu khiến thị trường phá vỡ thế giằng co.

Sức ép xả hàng tăng mạnh khiến thị trường liên tiếp lùi sâu, VN-Index chốt phiên gần mức thấp nhất trong ngày tại 1.235,49 điểm, giảm gần 12 điểm so với phiên trước. VN30-Index mất hơn 15 điểm (1,2%), xuống 1.235,12 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index sụt hơn 1%, còn UPCOM-Index giảm 0,6%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 26.600 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 23.800 tỷ đồng, giảm gần 9.300 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 248 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 22/1.

Sắc đỏ chiếm áp đảo với sàn HoSE có 106 cổ phiếu tăng giá, so với 392 cổ phiếu giảm giá.

Trong VN30, chỉ có ba cổ phiếu giữ sắc xanh là GVR, VNM và HDB. Ở phần còn lại, VRE, BCM giảm hơn 3%, MBB, MWG mất 2,8%, SHB, BVH, VPB, PLX thấp hơn tham chiếu trên 2%.

Theo VNDirect, cổ phiếu ngân hàng chiếm áp đảo trong nhóm tác động tới thị trường. Trong đó, VCB khiến thị trường mất gần 1,4 điểm khi đóng cửa giảm 1,1%. VPB, MBB, BID hay TCB đều trong nhóm 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index.

Ở phần còn lại, nhóm bất động sản, chứng khoán, dầu khí, bảo hiểm đều chịu sức ép bán ra. Ngược lại, một số mã nhóm viễn thông, hóa chất, y tế được chú ý.

Minh Sơn

Vì sao nhiều cổ phiếu ngân hàng đua nhau lập đỉnh?

Kỳ vọng về lợi nhuận phục hồi mạnh từ nền thấp đưa nhiều cổ phiếu ngân hàng bật tăng, thậm chí vượt đỉnh lịch sử.

Chị Hồng Vân, nhân viên văn phòng (Hà Nội), phấn khởi khi danh mục chứng khoán có lãi trở lại, sau gần một năm rưỡi âm vốn, có lúc danh mục “bốc hơi” tới 30%. Tài khoản của chị hiện ghi nhận mức lãi hơn 15%, nhờ các cổ phiếu ngân hàng trong danh mục bật tăng từ đáy.

Không riêng chị Vân, nhà đầu tư bỏ tiền vào nhiều mã cổ phiếu ngân hàng thời gian qua ghi nhận mức sinh lời tốt hơn mặt bằng thị trường.

Theo dữ liệu FiinGroup, chỉ số giá ngành ngân hàng tăng khoảng 17% từ đầu năm 2024, cao hơn mức tăng của VN-Index (11%) cũng như của một số ngành chủ chốt gồm chứng khoán (12%), thép (10%) và bất động sản (4%).

Nhìn dài hạn hơn, từ đầu 2023 đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng bật tăng từ đáy và ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh như HDB, LPB, TCB, MBB, BIDV, VIB, ACB, CTG và VCB.

Dù ngành ngân hàng đứng trước một số rủi ro như chất lượng nợ xấu đang có xu hướng gia tăng, đây vẫn là cổ phiếu được nhà đầu tư săn đón trong hai tháng đầu năm 2024.

Trong 26 mã cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán, có tới 5 mã gần đây lập đỉnh, gồm VCB, BID, ACB, HDB và MBB. Bên cạnh đó, cổ phiếu của một số nhà băng như CTG và LPB cũng ở cận kề vùng đỉnh lịch sử.

Điểm chung của nhóm cổ phiếu đạt mốc cao kỷ lục là những ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt hơn mặt bằng chung của ngành. 4 trong 5 nhà băng có cổ phiếu lập đỉnh đều nằm trong top lợi nhuận và có chất lượng tài sản tốt hơn mặt bằng chung.

Tuy nhiên, khác giai đoạn Covid-19 với môi trường lãi suất thấp và tín dụng tăng cao, dòng tiền hiện chảy vào cổ phiếu ngân hàng có sự chọn lọc và phân hóa. Dù có nhiều cổ phiếu lập đỉnh song đà tăng của ngành ngân hàng lần này không dàn trải.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa ở top dưới gần như không tăng trong một năm qua, như VBB, BVB, ABB, BAB, SGB, NVB, SSB, KLB, EIB… và còn nằm cách xa đỉnh cũ.

‘Định giá nhiều cổ phiếu ngân hàng đã ở mức hợp lý’

Lý giải về đà tăng của nhiều “cổ phiếu vua” thời gian qua, các chuyên gia chung nhận định rằng định giá của nhiều cổ phiếu nhóm này đã ở mức hợp lý.

Ông Hồ Quốc Bình, Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư Công ty quản lý quỹ Thành Công (TCAM), cho biết nhóm này đang có định giá thấp nhất lịch sử, khoảng 0,9-1 lần. Trong 10 năm gần đây, chỉ có ba giai đoạn định giá cổ phiếu ngân hàng rơi về vùng đáy, gồm giai đoạn 2013-2014, giai đoạn 2019-2020 và hiện tại.

Cũng theo phân tích của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), P/B (giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) của toàn ngành thấp hơn khoảng 15% so với trung bình 5 năm. Tốc độ tăng trưởng cao của lợi nhuận và vốn chủ sở hữu tại một số ngân hàng, theo VCBS, cũng giúp hệ số P/B dự phòng duy trì ở mức hấp dẫn.

Định giá P/B toàn ngành ngân hàng vào cuối 2023 thấp hơn 15% so với mức trung bình 5 năm. Nguồn: VCBS.

Định giá P/B toàn ngành ngân hàng vào cuối 2023 thấp hơn 15% so với mức trung bình 5 năm. Nguồn: VCBS.

Bên cạnh định giá hấp dẫn, giới phân tích cho rằng dòng tiền chảy vào cổ phiếu ngân hàng nhờ kỳ vọng ngành đã “thoát đáy” và qua giai đoạn khó khăn nhất.

Ông Nguyễn Tiến Dương, Phó trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích Công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) nhận định: “Với triển vọng tích cực của nền kinh tế và môi trường lãi suất thấp, nhiều ngân hàng được tin là đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan năm nay”.

Ông Hồ Quốc Bình cũng đồng tình xu hướng tăng của nhóm “cổ phiếu vua” được kích hoạt khi kỳ vọng lợi nhuận năm 2024 sẽ tăng mạnh so với nền thấp của năm trước. Lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm nay được dự báo tăng trưởng lên tới hơn 20%, cao hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 15%.

Theo nhóm phân tích VCBS, biên lợi nhuận của toàn ngành phục hồi từ đáy quý III/2023, nhờ vào nguồn vốn huy động giá cao được hấp thụ hết và tỷ lệ huy động vốn rẻ không kỳ hạn (CASA) cải thiện. Trong đó, nhóm ngân hàng tư nhân có tập khách hàng cá nhân thường xuyên dồi dào có biên lợi nhuận tăng nhanh hơn nhờ tỷ lệ huy động vốn không kỳ hạn (CASA) cải thiện và tín dụng bán lẻ hồi phục khi mặt bằng lãi suất giảm dần.

Ngoài các yếu tố nội tại ngành, bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng phân tích dữ liệu FiinGroup cho rằng động thái mua ròng của khối ngoại ở nhiều cổ phiếu như MSB, VCB, CTG, STB, BID và OCB vừa qua cũng hỗ trợ đáng kể vào xu hướng tăng ở nhóm này. Song song đó, động lực tăng giá cho ngành ngân hàng cũng đến từ các câu chuyện riêng ở từng nhóm cổ phiếu như kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài ở các ngân hàng quốc doanh hay trả cổ tức ở một số ngân hàng tư nhân.

“Cổ phiếu vua” có tiềm năng trong dài hạn

Trong các phiên giao dịch gần đây, đà tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng có phần chững lại. Theo quan sát của Trưởng phòng phân tích dữ liệu FiinGroup, tỷ trọng giá trị giao dịch giảm tuần thứ 4 liên tiếp, hướng về mức đáy 10 tuần. Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng tuần thứ 3 liên tiếp.

“Các tín hiệu này cho thấy dòng tiền vào cổ phiếu ngân hàng đang ở trạng thái lưỡng lự, nhưng đây là diễn biến bình thường khi ngành này vừa trải qua giai đoạn tăng giá mạnh”, Trưởng phòng phân tích dữ liệu FiinGroup nhận xét.

Theo đó, bà Hồng Vân cho rằng trong ngắn hạn, dòng tiền có thể dịch chuyển trở lại các nhóm có tỷ trọng giá trị giao dịch ở mức thấp, giá chưa tăng mạnh và có câu chuyện hỗ trợ.

Còn về dài hạn, theo bà Vân, ngân hàng vẫn là ngành đáng chú ý nhờ các yếu tố hỗ trợ. Ngoài các câu chuyện liên quan đến dòng tiền ngoại hay kế hoạch trả cổ tức, sự cải thiện về chất lượng tài sản khi tín dụng tăng trở lại và các tín hiệu hồi phục về vĩ mô trở nên vững chắc hơn sẽ giúp gia tăng dòng tiền và tạo động lực về giá ở cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới.

Trưởng phòng Phân tích của TCSC cũng dự báo nếu không có sự kiện mang tính “thiên nga đen”, thị trường chứng khoán nói chung sẽ tăng trưởng bền vững. Với vai trò dẫn dắt về dòng tiền, “sóng” ngành ngân hàng có thể chỉ mới bắt đầu. Ông Bình lưu ý trong quá trình tăng trưởng, thị giá nhóm này có thể xuất hiện những nhịp điều chỉnh nhưng xu hướng tăng giá nhìn chung sẽ kéo dài trong 2-3 năm tới.

Khả năng điều chỉnh ngắn hạn cũng được chuyên gia của VCBF cho rằng là hoàn toàn có thể xảy ra sau giai đoạn tăng giá khá tốt. Nhưng đơn vị này nhận thấy còn nhiều yếu tố hỗ trợ gồm kết quả kinh doanh khả quan và định giá cổ phiếu vẫn ở mức hấp dẫn. Nhìn về trung và dài hạn, trong các nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam, dư địa để các ngân hàng tăng trưởng còn rất lớn.

Dự báo năm 2024, VCBS nhận định lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong 2024 với mức tăng trưởng khoảng 10%, một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ sẽ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm. Tăng trưởng tín dụng chịu áp lực từ nền kinh tế và thị trường bất động sản chậm phục hồi, tuy nhiên mặt bằng lãi suất hạ nhiệt xuống mức thấp tạo lực đẩy cho nhu cầu vay vốn, đặc biệt là tín dụng bán lẻ và SME.

Tuy nhiên, nợ xấu là vấn đề chuyên gia cho rằng điểm lưu ý với nhiều ngân hàng. Bà Phạm Liên Hà, Giám đốc nghiên cứu Ngành dịch vụ tài chính của Công ty chứng khoán HSC lưu ý về rủi ro nợ xấu khi chất lượng tài sản của nhiều ngân hàng, vẫn đối mặt khó khăn và cần theo dõi thêm, dựa vào sự hồi phục của thị trường, đặc biệt là bất động sản để xử lý vấn đề nợ xấu.

Còn theo dự báo của VCBS, nợ xấu nội bảng và mức trích lập dự phòng vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các thông tư và chính sách hỗ trợ, khách hàng quay lại trả nợ khi áp lực chi phí lãi vay giảm bớt.

Tuy nhiên VCBS cũng lưu ý trong trường hợp Thông tư 02 về cơ cấu nợ không được gia hạn, nhóm ngân hàng có tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể phải đối mặt rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao trong năm 2024 – 2025. Còn nhóm ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải.

Quỳnh Trang – Tất Đạt

Dòng tiền trở lại cổ phiếu chứng khoán

VIX, VCI, VND tăng điểm cùng một số cổ phiếu vừa và nhỏ tím trần giúp nhóm chứng khoán thành bệ đỡ chính cho phiên VN-Index trở lại sắc xanh.

Sau phiên nghẽn lệnh chiều hôm qua, chỉ số VN-Index rung lắc ngay đầu giờ giao dịch 7/3 và dao động với biên độ khoảng 6 điểm quanh tham chiếu. Từ sau 10h, chỉ số đại diện sàn HoSE mới lấy lại sắc xanh và giữ đến gần cuối buổi sáng. Tuy nhiên thị trường trở lại rung lắc trước khi nghỉ trưa, mức giảm không nhiều.

Sau vài phút đầu buổi chiều còn bị nhuộm đỏ, VN-Index lấy lại đà tăng. Chỉ số này có lúc tiệm cận 1.270 điểm trước khi hạ nhẹ độ cao. Chốt phiên, VN-Index tăng gần 6 điểm, lên khoảng 1.268,5 điểm.

Chỉ số được nâng đỡ bởi nhóm bluechip cùng một số mã có câu chuyện riêng. VN30 có 18 cổ phiếu tăng giá, mạnh nhất là MSN (5,1%) và BCM (4,2%). Thị trường còn ghi nhận DGC lên mức giá trần với thanh khoản gần 870 tỷ đồng. Ba mã kể trên nằm trong nhóm góp mức tăng nhiều nhất cho VN-Index.

Trong khi đó, tổng số cổ phiếu tăng và giảm toàn sàn không quá chênh lệch, lần lượt là 253 và 219 mã.

Xét theo ngành, chứng khoán là nhóm hút dòng tiền nhất hôm nay. VIX tích lũy 5,9% so với tham chiếu và SHS tăng 5,1%. Các mã có thanh khoản trăm tỷ khác như SSI, VND, VCI, HCM tăng từ 1,6-3,6%.

Nhóm có vốn hóa vừa và nhỏ còn có diễn biến tích cực hơn. Trong đó, AGR, APS, PSI và TVS đồng loạt tăng hết biên độ.

Thanh khoản tăng cùng chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường TP HCM đạt gần 25.100 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ ba liên tiếp, với khoảng 130 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, hiện tượng nghẽn lệnh không xuất hiện. Đầu phiên giao dịch chiều hôm qua, kết nối từ hệ thống của một số công ty chứng khoán đến hệ thống Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) có hiện tượng chập chờn. Qua phiên ATC, việc kết nối mới ổn định. HoSE cho biết đã phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra và xác định nguyên nhân.

Tất Đạt

Chứng khoán nghẽn lệnh

Các công ty chứng khoán thông báo hệ thống gặp gián đoạn, nhà đầu tư không thể đặt, sửa hay hủy lệnh từ đầu phiên chiều 6/3.

Thị trường bất ngờ lao dốc cuối giờ sáng, Duy Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đặt lệnh bán bớt một phần danh mục sau giờ nghỉ trưa, nhưng thao tác liên tục bị từ chối.

Lo mạng có vấn đề, Duy Anh đổi từ wifi công ty sang dùng 4G của điện thoại, song tình trạng vẫn không khá hơn. Anh liên hệ với môi giới quản lý tài khoản, tới cuộc thứ ba người này mới bắt máy và thông báo “hệ thống giao dịch gặp vấn đề”.

“Hiện tại kết nối đang gặp khó khăn, nhiều công ty chứng khoán cùng bị, mong anh thông cảm”, môi giới của Duy Anh nói, và cho biết bộ phận kỹ thuật đang cố gắng khắc phục.

Tương tự, đầu phiên giao dịch chiều nay anh Lê (Nam Từ Liêm, Hà Nội) không thể đặt lệnh mua vào khi thị trường đang giảm điểm tại Công ty chứng khoán Pinetree – nơi anh mở tài khoản. Công ty này sau đó gửi thông báo tới khách hàng về sự cố gián đoạn kết nối với Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

Trong thông báo gửi nhà đầu tư vào 13h46, Công ty chứng khoán FPT (FPTS) cho biết hệ thống kết nối với HoSE bị gián đoạn, khách hàng không đặt được lệnh, hủy hay sửa lệnh. “Bộ phận kỹ thuật của FPTS đang phối hợp với HoSE để khắc phục tình trạng trên”, thông báo cho hay.

Thông báo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) gửi nhà đầu tư lúc 13h46 ngày 6/3. Ảnh: Minh Sơn

Thông báo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) gửi nhà đầu tư lúc 13h46 ngày 6/3. Ảnh: Minh Sơn

Ngoài FPTS, Pinetree, nhiều công ty chứng khoán khác cũng gửi thông báo qua phần mềm hoặc nhân viên môi giới thông báo cho nhà đầu tư về tình trạng nghẽn lệnh này. Họ khuyến nghị nhà đầu tư không đặt, hủy hay sửa lệnh cho tới khi có thông báo cập nhật.

Tình trạng khó đặt lệnh kéo dài từ đầu phiên chiều tới phiên ATC hôm nay, nhưng cải thiện dần theo thời gian giao dịch. Đến 14h, giao dịch nối lại cầm chừng ở một số đơn vị, tình trạng khó đặt lệnh vẫn diễn ra diện rộng.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) xác nhận có hiện tượng này. HoSE cho biết đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Khoảng 14h30, một số công ty chứng khoán đã nối lại hoạt động giao dịch, nhà đầu tư cho biết có thể đặt lệnh bình thường.

Trước đó, cuối năm 2020, tình trạng nghẽn lệnh từng xảy ra. Hệ thống giao dịch của HoSE khi đó thường xuyên diễn ra tình trạng đơ, nghẽn do hạ tầng không đủ đáp ứng xử lý hàng triệu lệnh mỗi ngày, đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Nhiều thời điểm, nhà đầu tư không nắm được quan hệ cung cầu giao dịch hoặc không thể mua, bán chứng khoán, khiến thanh khoản thị trường bị ảnh hưởng. Thanh khoản của HoSE khi đó khoảng 15.000 – 16.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính sau đó yêu cầu Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE có giải pháp để nâng cấp hệ thống, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. Tình trạng này được giải quyết khi HoSE cùng đối tác nâng cấp hệ thống, giúp xử lý số lượng giao dịch lên đến 3-5 triệu lệnh một ngày, gấp nhiều lần mức 900.000 trước đó.

Tuần trước, HoSE cho biết từ ngày 4/3 đến ngày 8/3 sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin mới KRX – hệ thống do Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) thiết kế. Hệ thống này cung cấp nhiều tiện ích mới, nổi bật nhất là hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch lô lẻ trên một bảng riêng và thực hiện mua – bán cổ phiếu trong ngày (T+0). Ban đầu, HoSE dự kiến hoàn thành năm 2021 nhưng sau đó liên tục lỗi hẹn.

Kết thúc phiên sáng nay, lực bán trên thị trường bất ngờ tăng vọt trong khoảng 30 phút trước giờ nghỉ, đẩy thanh khoản lên mức cao nhất ba tháng.

Tổng giá trị khớp lệnh HoSE và HNX buổi sáng tăng 57% so với phiên hôm qua, đạt hơn 16.800 tỷ đồng. Trong đó, riêng thanh khoản HoSE tăng 55%, lên gần 15.600 tỷ đồng.

Đến 14h10, VN-Index giảm hơn 10 điểm với thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tốc độ tăng thanh khoản chậm lại đáng kể từ đầu phiên chiều.

Minh Sơn

VN-Index giảm trong phiên nghẽn lệnh

Chứng khoán đảo chiều trong 30 phút trước khi đóng cửa phiên sáng, rồi nới rộng sắc đỏ trong phiên chiều khi tình trạng đặt lệnh gặp khó khăn.

Diễn biến phiên hôm nay không phản ánh được toàn bộ cung cầu khi giao dịch gặp khó từ đầu phiên chiều. VN-Index mở cửa trong sắc xanh với lực kéo của những nhóm trụ, như ngân hàng, bán lẻ. Tuy nhiên, áp lực bán tăng dần khi chỉ số của sàn HoSE tiệm cận vùng 1.280 điểm.

Chỉ số đảo chiều từ giữa phiên sáng, thu hẹp dần sắc xanh. Đến gần giờ nghỉ trưa, áp lực bán tăng vọt kéo VN-Index về lại sắc đỏ. Tuy nhiên, tình trạng nghẽn lệnh vào đầu phiên chiều khiến áp lực bán giảm bớt.

Chỉ số đi ngang từ khi mở cửa phiên chiều cho tới 14h, khi nhà đầu tư không thể đặt, sửa hay hủy lệnh. Khi tình trạng nghẽn giảm dần, sắc đỏ lại chiếm ưu thế. VN-Index có lúc giảm hơn 10 điểm, trước khi thu hẹp vào phiên ATC.

Chốt phiên, VN-Index giảm 7,25 điểm (0,57%), xuống 1.262,73 điểm. VN30-Index mất hơn 9 điểm (0,71%), còn 1.271 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng khép phiên trong sắc đỏ.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 27.900 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm gần 24.900 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 160 tỷ đồng.

Sàn HoSE có 130 cổ phiếu tăng giá, so với 356 cổ phiếu giảm giá.

SAB là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 0,76 điểm khi mã này đóng cửa tăng hơn 4%, lên 61.300 đồng. MSN, GAS, TCB, BCM có thêm hơn 1%.

Ngược lại, sắc đỏ chiếm áp đảo hơn trong nhóm bluechip. VRE đóng cửa giảm hơn 3%, GVR, MWG mất hơn 2% thị giá, VPB, VNM, FPT, VHM, ACB, STB khép phiên mất hơn 1%.

Minh Sơn

Chứng khoán tăng không nhờ ‘tiền rẻ’

VN-Index tăng hơn 12% so với đầu năm, nhưng theo các chuyên gia, lãi suất thấp không phải yếu tố chính, thời kỳ “tiền rẻ” chưa tới.

Môi trường tiền rẻ để chỉ những giai đoạn lãi suất rất thấp và vay tiền dễ dàng, các nền kinh tế đi theo chính sách nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng.

Tại tọa đàm về thị trường chứng khoán sáng nay, do Báo Đầu tư tổ chức, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán VPBankS, cho rằng, giai đoạn tiền rẻ – yếu tố từng kéo thị trường đi lên vào 2021 – chưa thực sự xuất hiện, VN-Index tăng mạnh từ đầu năm dù lãi suất giảm.

“Lãi suất huy động đang ở mức thấp, đây là chính sách đúng để hạ chi phí vốn. Nhưng hiện chưa phải giai đoạn tiền rẻ, tín dụng tăng tốc khá nhanh trong nửa cuối 2023 chủ yếu mang nhiều tính kỹ thuật”, ông Sơn nói.

So với năm 2019, mặt bằng lãi suất điều hành đang thấp hơn, nhưng thực tế lãi cho vay cũ chưa giảm tương ứng với huy động. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng giá rẻ chưa tích cực như “chu kỳ tiền rẻ” trước đây.

Ngoài ra, theo ông Sơn, lãi suất điều hành cũng khó hạ thêm, do sẽ gây áp lực lên tỷ giá. “Để khẳng định thị trường đã bước vào chu kỳ tiền rẻ hay chưa cần chờ những yếu tố bên ngoài, gồm việc Fed bao giờ hạ lãi suất, hạ bao nhiêu, thời gian thế nào”, Giám đốc chiến lược VPBankS nói.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán VPBankS.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán VPBankS.

Từ đầu năm, VN-Index tăng 12% nhờ niềm tin nhà đầu tư được củng cố. Chính phủ đưa ra nhiều chính sách kịp thời, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ lãi suất điều hành và dòng tiền chảy vào chứng khoán mạnh hơn.

Bà Phạm Huyền Trang, Giám đốc phân tích SSI Research, cho rằng hiện chưa thể khẳng định kinh tế đã qua vùng đáy hay chưa. “Vẫn còn quá sớm để nói về sự phục hồi”, bà nói.

Nhưng theo Giám đốc phân tích SSI Research, chứng khoán thường đi trước khi triển vọng tích cực hơn. Đây là kênh đầu tư của kỳ vọng và đang phản ánh tín hiệu tích cực.

Theo SSI Research, tính đến quý III/2023, hầu hết lợi nhuận các ngành, doanh nghiệp có dấu hiệu tạo đáy và trên đà phục hồi. “Nhà đầu tư khi nhìn vào triển vọng các ngành đã thấy gam màu tươi sáng hơn. Đó chính là động lực giúp chứng khoán khởi sắc hai tháng đầu năm nay”, bà Trang cho hay.

Cùng quan điểm, ông Hồ Sỹ Hòa, Giám đốc nghiên cứu và tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán DNSE, nói có nhiều yếu tố để nhà đầu tư đặt niềm tin trở lại vào chứng khoán.

Chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng lần lượt 6% và hơn 8%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hai tháng đầu năm thêm hơn 38%. Xuất khẩu – động lực tăng trưởng của GDP – vượt 19% nếu loại trừ yếu tố mức nền thấp của cùng kỳ. “Điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế ở mức rõ nét và phản ánh qua các con số vĩ mô”, ông Hòa đánh giá.

Ngoài ra, theo Giám đốc chiến lược VPBankS Trần Hoàng Sơn, yếu tố nữa đến từ kỳ vọng vào khả năng nâng hạng thị trường vào 2025 và sự vận hành hệ thống giao dịch mới KRX.

Tại nhiều quốc gia, chỉ số chứng khoán thường tăng 30-50% trong hai năm sau khi nâng hạng thị trường, theo ông Sơn. “Niềm tin nhà đầu tư quay trở lại, cộng với kỳ vọng vào hệ thống KRX và việc nâng hạng sẽ tác động tích cực đến thị trường trong nước”, ông nói.

Chuyên gia này dự báo VN-Index có thể đạt 1.326-1.350 điểm trong năm nay. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý đến mức gần 1.300 điểm của hiện tại.

“Chúng ta trải qua sóng tăng khá dài, 4 tháng liên tiếp, trong khi thị trường toàn cầu đã có 8 tháng tăng điểm. Năm nay thị trường sẽ có 1-2 sóng điều chỉnh trước khi tiếp tục đi lên”, ông Sơn nói thêm.

Khi đó, nhịp điều chỉnh có thể khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường trong ngắn hạn, nên họ cần tính toán trước những điểm kháng cự như 1.326 hay 1.350 điểm. “Đây là mốc điểm nhà đầu tư cần tránh mua đuổi”, ông khuyến nghị.

Minh Sơn

Cổ phiếu Masan dẫn dắt thị trường

VN-Index đi dưới tham chiếu gần suốt cả ngày trước khi đảo chiều vào cuối phiên nhờ nhóm bluechip, nổi bật có MSN tăng kịch trần.

VN-Index mở cửa trong sắc xanh nhưng nhanh chóng rung lắc. Sau 10h, chỉ số này đổi màu khi tâm lý thận trọng phủ khắp thị trường, áp lực bán gia tăng, còn lực cầu chỉ xuất hiện lác đác. Tuy nhiên, VN-Index không giảm quá sâu nhờ diễn biến khả quan hơn hẳn ở nhóm bluechip, trong đó nổi bật có CII và MSN.

Đi sát bên dưới tham chiếu đến nửa đầu buổi chiều, chỉ số đại diện sàn HoSE bắt đầu trở mình. VN-Index từng bước cải thiện và chốt phiên gần 1.270 điểm, tăng gần 8,6 điểm so với hôm qua.

Kết quả trên có sự đóng góp lớn từ nhóm VN30 khi rổ này có 20 mã tăng giá, chốt phiên tích lũy thêm hơn 11,6 điểm. Trong khi xét trên toàn thị trường, số lượng cổ phiếu tăng và giảm không chênh lệch quá nhiều, lần lượt là 258 và 212 mã. Bán lẻ, tiêu dùng, chứng khoán và thép là những nhóm có chỉ số ngành tăng mạnh trong hôm nay.

Với thanh khoản gần 960 tỷ đồng – xếp thứ ba toàn sàn và mức giá trần đạt được những phút cuối phiên – MSN trở thành cổ phiếu dẫn dắt chính. Gần 70% khớp lệnh đến từ bên mua chủ động. Việc mua ròng hơn trăm tỷ đồng của khối ngoại cũng hỗ trợ đáng kể cho thị giá MSN. Tổng lại, mã chứng khoán của Tập đoàn Masan trở thành cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho VN-Index.

Cùng HAG, VNM hay DBC, ngành tiêu dùng có diễn biến rất tốt. Đà tăng của nhóm này đến từ câu chuyện phục hồi sức mua năm nay. Nhiều công ty chứng khoán cho rằng, sản xuất dần trở mình, lãi suất thấp cùng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ sẽ là trợ lực đáng kể để kích thích chi tiêu.

Với yếu tố hưởng lợi tương tự, nhóm bán lẻ hôm nay cũng ghi nhận các mã tăng trưởng tốt như MWG (5,5%), FRT (2,3%) hay PNJ (1,3%).

Tuy VN-Index tăng điểm, tâm lý thận trọng vẫn thể hiện rõ khi thanh khoản đi lùi. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE đạt khoảng 24.300 tỷ đồng, giảm hơn 4.200 tỷ so với hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại bán ròng hơn 100 tỷ đồng sau hai phiên ưu tiên gom hàng.

Tất Đạt

Latest Posts