Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Chứng khoán ‘gồng’ áp lực tỷ giá và khối ngoại xả hàng

USD tăng hơn 25.000 đồng, khối ngoại bán ròng lũy kế gần 12.000 tỷ là hai yếu tố đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Từ đầu tháng 4, VN-Index có 6 trên 8 phiên giảm điểm. Riêng tuần trước, thị trường điều chỉnh 4 phiên liên tiếp với biên độ gần 37 điểm, áp lực điều chỉnh khá mạnh ở vùng giá quanh 1.280 điểm. Trong tháng 3, chỉ số đại diện sàn HoSE cũng có thời điểm liên tục đi lùi, có phiên sụt đến 20 điểm.

Các công ty chứng khoán, đơn vị phân tích và chuyên gia trong ngành cho rằng, VN-Index rung lắc thời gian gần đây do ảnh hưởng bởi thị trường thế giới, bất ổn địa – chính trị, tâm lý chốt lời, biến động ở các kênh đầu tư khác… Trong đó, hai yếu tố tác động lớn hơn cả là tỷ giá tăng và khối ngoại bán ròng. Đây cũng là hai yếu tố từng góp phần tạo ra đợt điều chỉnh sau cho thị trường hồi tháng 9-10/2023.

Theo thống kê của Chứng khoán BIDV (BSC), VND đã giảm 2,11% trong 3 tháng đầu năm so với USD, tỷ giá USD trên VND lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022. Trong 17 lần tỷ giá tăng trên 1%, chỉ số VN-Index đi lùi 10 phiên với mức giảm trung bình khá tương tự mức tăng của tỷ giá. Đến đầu tháng 4, các ngân hàng niêm yết USD vượt 25.000 đồng, mức kỷ lục từ trước đến nay.

Đồng bạc xanh mạnh lên cũng tác động đến dòng vốn ngoại trên thị trường. Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 40 phiên. Trừ tháng 1, họ ưu tiên xả hàng trong ba tháng liên tiếp sau đó. Tổng giá trị bán ròng lũy kế đến nay đạt hơn 11.970 tỷ đồng, tương đương 61% lượng rút ròng cả năm 2023.

Trả lời VnExpress, ông Trương Quang Bình – Phó giám đốc nghiên cứu khối khách hàng tổ chức của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng rủi ro tỷ giá chỉ mang tính tạm thời do ảnh hưởng bởi thị trường vàng. Về bản chất, USD cần cho nhập khẩu hàng hóa để sản xuất không thiếu khi thặng dư thương mại và dịch vụ ba tháng đầu năm đạt trên 5 tỷ USD.

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nói trong hội thảo gần đây rằng áp lực tỷ giá hiện tại chỉ mang “tính mùa vụ”. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất cao, tình trạng nhập lậu vàng và nhu cầu nhập khẩu tăng lên để phục hồi sản xuất là những yếu tố đẩy chênh lệch giữa USD và VND.

Ông cho rằng các yếu tố kể trên chỉ tác động ngắn hạn, áp lực sẽ hạ nhiệt trong quý II, nhưng có thể gặp lại vào quý III khi nhu cầu nhập khẩu tăng vào cuối năm.

“Xét trong dài hạn, tỷ giá không tạo ra áp lực quá lớn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp bằng tăng dự trữ ngoại hối hoặc lãi suất, nhưng không đến gây ra mức đảo chiều chính sách”, ông Huân nói.

Về câu chuyện khối ngoại duy trì đà bán ròng, theo ông Trương Quang Bình, đây là điều không mới và họ đã bán ròng xuyên suốt từ năm 2023. “Trong đợt này, khối ngoại xả hàng có thể đến từ động cơ chốt lãi khi đã mua ròng mạnh mẽ trong tháng 1”, chuyên gia nói thêm.

Từ quan điểm trên, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng những cơn rung lắc thời gian qua là sự điều chỉnh lành mạnh và cần thiết trong xu hướng tăng dài hạn, khi chỉ số VN-Index đã tích lũy khoảng 11% từ đầu năm. Việt Nam đang là thị trường có hiệu suất hàng đầu khu vực (chỉ sau Sri Lanka).

Thời gian tới, đơn vị này tin triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ là động lực thúc đẩy chứng khoán Việt Nam, qua đó thu hút lượng lớn dòng tiền đổ vào.

Thêm vào đó, chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ trong nước tiếp tục kéo dài. Dù nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh so với đáy cũ tháng 10/2023, định giá của VN-Index vẫn hấp dẫn khi P/E (giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu) dự báo năm nay ở mức 12,1 lần, mức trung bình thấp trong khu vực.

Tuy nhiên, giữa chu kỳ tăng giá, các phiên điều chỉnh đan xen có thể tiếp tục được ghi nhận. Ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Chứng khoán Thành Công (TCSC) cho rằng, nhà đầu tư sử dụng margin với tỷ lệ cao nên quan sát rủi ro để điều chỉnh tỷ lệ sử dụng đòn bẩy về mức hợp lý.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên nhìn lại danh mục hiện tại, tìm cách cân bằng tỷ lệ giữa các cổ phiếu có tính đầu cơ và các cổ phiếu ổn định, sức khỏe doanh nghiệp tốt.

Tất Đạt

Chứng khoán giằng co

VN-Index khoác sắc đỏ trong cả buổi sáng, sau đó chuyển sang giằng co quanh sát tham chiếu rồi chốt phiên giảm nhẹ 0,36 điểm.

Chỉ số đại diện sàn HoSE giảm hơn 10 điểm, thủng mốc 1.250 điểm sau khoảng 20 phút đầu giao dịch buổi sáng, khi áp lực bán xuất hiện sớm. Sau đó, chỉ số có phần cải thiện nhưng sắc đỏ vẫn bao trùm đồ thị. Tuy nhiên, VN-Index giữ được mốc hỗ trợ 1.250 điểm trong phần lớn thời gian.

Sang buổi chiều, đà giảm điểm cải thiện hơn. Đến khoảng 13h40, chỉ số đại diện sàn HoSE lấy lại sắc xanh trong thời gian ngắn. Sau đó, chỉ số này rơi vào trạng thái giằng co quanh tham chiếu cho đến kết phiên. VN-Index đóng cửa ở 1.258,2 điểm.

Thị trường diễn biến tốt hơn trong buổi chiều nhưng không đủ sức kéo chỉ số VN-Index và VN30-Index tăng điểm. Ảnh: VNDirect

Thị trường diễn biến tốt hơn trong buổi chiều nhưng không đủ sức kéo chỉ số VN-Index và VN30-Index tăng điểm. Ảnh: VNDirect

Chỉ số giảm nhẹ nhưng số lượng cổ phiếu sụt giá cao gấp đôi lượng cổ tăng, lần lượt là 308 mã và 150 mã. Điều này là nhờ sức nâng đỡ của một số mã có vốn hóa cao, như BID, HPG, FPT và GVR.

Trong các nhóm được giao dịch sôi động, bất động sản có diễn biến tiêu cực, còn chứng khoán ghi nhận sắc xanh nhiều hơn. Riêng bảng điện ngân hàng phân hóa sâu sắc, các mã tăng nổi bật có BID và EIB, ngược lại TCB và LBP dẫn đầu đà giảm.

Thanh khoản hôm nay đạt hơn 16.500 tỷ đồng, giảm khoảng 300 tỷ. Đây là phiên thứ tư liên tiếp tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE đi lùi và là phiên thứ ba ghi nhận dưới 20.000 tỷ đồng. Có phần lạc quan hơn nhà đầu tư trong nước, khối ngoại trở lại mua ròng, khoảng 40 tỷ đồng. Họ giải ngân mạnh hơn ở các mã VPD, TCH, SSI, MWG.

Tâm lý nhà đầu tư hôm nay chịu ảnh hưởng bởi thị trường thế giới. Mỹ vừa công bố báo cáo lạm phát tháng 3, đạt 3,5% – cao hơn dự kiến. Dữ liệu trên được công bố vào lúc nhà đầu tư bất an khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ quan điểm kiên nhẫn trong vấn đề hạ lãi suất.

Trước đó, cơ quan này luôn cho rằng chỉ đảo chiều chính sách khi có đủ bằng chứng rằng lạm phát đang giảm bền vững về mục tiêu 2%. Trên thị trường thế giới, giá vàng rời đỉnh và các chỉ số chính tại Phố Wall cùng giảm điểm ngay sau tin tức trên.

Tất Đạt

Chứng khoán dứt mạch giảm

Sau buổi sáng giằng co, VN-Index được phủ xanh hoàn toàn trong buổi chiều và đóng cửa tăng gần 12,5 điểm, kết thúc chuỗi bốn phiên giảm liên tiếp.

Chỉ số đại diện sàn HoSE mở cửa trong sắc xanh nhưng duy trì khoảng cách không quá lớn so với tham chiếu. Sau hơn một tiếng đầu giao dịch, chỉ số này bắt đầu rung lắc, tuy nhiên mức độ giảm điểm không quá lớn. Gần cuối buổi sáng, VN-Index lại quay đầu tăng.

Sang buổi chiều, chỉ số này duy trì sắc xanh liên tục. Sau 14h, lực cầu xuất hiện dày đặc hơn kéo chỉ số tăng mạnh. VN-Index chốt phiên ở gần 1.263 điểm, tích lũy khoảng 12,5 điểm so với hôm qua.

Độ rộng thị trường nghiêng về sắc xanh với 332 cổ phiếu tăng, nhiều gấp 2,4 lần so với 137 cổ phiếu giảm giá. Riêng rổ VN30 cũng có đến 22 mã tăng giá.

Sau 4 phiên điều chỉnh liền trước, VN-Index đã có phiên hồi phục tại mốc 1.250 điểm. Ảnh: VNDirect

Sau 4 phiên điều chỉnh liền trước, VN-Index đã có phiên hồi phục tại mốc 1.250 điểm. Ảnh: VNDirect

Nhóm cổ phiếu chứng khoán dẫn dắt thị trường hôm nay. 19 mã có thanh khoản cao nhất ngành đều tăng giá. Trong đó, FTS tích lũy 4,4% thị giá, CTS chốt phiên cao hơn 4,1% so với tham chiếu. Ngoài ra các mã giao dịch trên trăm tỷ như VIX, SSI, VND, VCI, HCM đều tăng từ 2,2% đến 3,8%.

Bảng điện ngân hàng và bất động sản cũng rất khả quan. LPB đạt giá kịch trần với thanh khoản gần 178 tỷ đồng. Các mã MBB, CTG, BID cùng tăng trên 2%. Mức tăng tương tự ở nhóm bất động sản có DIG, DXG, KBC, VRE.

Ngoài ra, ngành bán lẻ cũng có diễn biến tốt. MWG tăng đến 5,6% với thanh khoản cao nhất thị trường, đạt hơn 1.012 tỷ đồng. DGW tích lũy thêm 2,1% và PNJ tăng 1,6%.

Thanh khoản sàn HoSE hôm nay ngược chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17.100 tỷ đồng, giảm hơn 3.200 tỷ. Điểm sáng là khối ngoại trở lại mua ròng gần 270 tỷ đồng sau phiên ưu tiên xả hàng hôm qua. Họ tập trung mua các mã MWG, SBT, BID, MSN, HPG… đều là những cổ phiếu diễn biến tích cực trong phiên hôm nay.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng nếu duy trì được đà hiện tại, 1.250 điểm sẽ là mốc hỗ trợ ngắn hạn của VN-Index. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân lướt sóng với những cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm tra hỗ trợ thành công hoặc đã có 3-5 phiên tạo nền sau nhịp điều chỉnh và thu hút dòng tiền trở lại.

Tất Đạt

Chứng khoán dứt mạch giảm 4 phiên

Sau buổi sáng giằng co, VN-Index được phủ xanh hoàn toàn trong buổi chiều và đóng cửa tăng gần 12,5 điểm, kết thúc chuỗi bốn phiên giảm liên tiếp.

Chỉ số đại diện sàn HoSE mở cửa trong sắc xanh nhưng duy trì khoảng cách không quá lớn so với tham chiếu. Sau hơn một tiếng đầu giao dịch, chỉ số này bắt đầu rung lắc, tuy nhiên mức độ giảm điểm không quá lớn. Gần cuối buổi sáng, VN-Index lại quay đầu tăng.

Sang buổi chiều, chỉ số này duy trì sắc xanh liên tục. Sau 14h, lực cầu xuất hiện dày đặc hơn kéo chỉ số tăng mạnh. VN-Index chốt phiên ở gần 1.263 điểm, tích lũy khoảng 12,5 điểm so với hôm qua.

Độ rộng thị trường nghiêng về sắc xanh với 332 cổ phiếu tăng, nhiều gấp 2,4 lần so với 137 cổ phiếu giảm giá. Riêng rổ VN30 cũng có đến 22 mã tăng giá.

Sau 4 phiên điều chỉnh liền trước, VN-Index đã có phiên hồi phục tại mốc 1.250 điểm. Ảnh: VNDirect

Sau 4 phiên điều chỉnh liền trước, VN-Index đã có phiên hồi phục tại mốc 1.250 điểm. Ảnh: VNDirect

Nhóm cổ phiếu chứng khoán dẫn dắt thị trường hôm nay. 19 mã có thanh khoản cao nhất ngành đều tăng giá. Trong đó, FTS tích lũy 4,4% thị giá, CTS chốt phiên cao hơn 4,1% so với tham chiếu. Ngoài ra các mã giao dịch trên trăm tỷ như VIX, SSI, VND, VCI, HCM đều tăng từ 2,2% đến 3,8%.

Bảng điện ngân hàng và bất động sản cũng rất khả quan. LPB đạt giá kịch trần với thanh khoản gần 178 tỷ đồng. Các mã MBB, CTG, BID cùng tăng trên 2%. Mức tăng tương tự ở nhóm bất động sản có DIG, DXG, KBC, VRE.

Ngoài ra, ngành bán lẻ cũng có diễn biến tốt. MWG tăng đến 5,6% với thanh khoản cao nhất thị trường, đạt hơn 1.012 tỷ đồng. DGW tích lũy thêm 2,1% và PNJ tăng 1,6%.

Thanh khoản sàn HoSE hôm nay ngược chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17.100 tỷ đồng, giảm hơn 3.200 tỷ. Điểm sáng là khối ngoại trở lại mua ròng gần 270 tỷ đồng sau phiên ưu tiên xả hàng hôm qua. Họ tập trung mua các mã MWG, SBT, BID, MSN, HPG… đều là những cổ phiếu diễn biến tích cực trong phiên hôm nay.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng nếu duy trì được đà hiện tại, 1.250 điểm sẽ là mốc hỗ trợ ngắn hạn của VN-Index. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân lướt sóng với những cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm tra hỗ trợ thành công hoặc đã có 3-5 phiên tạo nền sau nhịp điều chỉnh và thu hút dòng tiền trở lại.

Tất Đạt

Chứng khoán giảm phiên thứ tư liên tiếp

Chốt phiên 8/4, VN-Index lùi về vùng 1.250 điểm khi áp lực bán phủ bóng trên bảng điện, khiến 355 cổ phiếu trên HoSE đóng cửa trong sắc đỏ.

Áp lực áp đảo ngay từ đầu phiên hôm nay, khiến VN-Index mất mốc 1.250 điểm vào giữa phiên sáng. Đây là phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, tổng cộng chỉ số đại diện sàn HoSE mất 27 điểm so với giữa tuần trước.

Các nhóm được chú ý gần đây như chứng khoán, bán lẻ, hóa chất, bất động sản lùi về dưới tham chiếu. Ngân hàng là nhóm trụ hiếm hoi giữ được sắc xanh, nhưng giao dịch phân hóa giữa các cổ phiếu.

Sang phiên chiều, thị trường có nhịp vượt lên khi bên mua tăng giá, nhưng nỗ lực đảo chiều thất bại trước khi đóng cửa. Chốt phiên, chỉ số của sàn HoSE giảm gần 5 điểm (0,38%), xuống 1.250,35 điểm. VN30-Index mất hơn 3 điểm (0,24%), còn 1.254,72 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng đóng cửa trong sắc đỏ.

Thanh khoản thị trường có phần thu hẹp khi sắc đỏ chiếm ưu thế, giao dịch giằng co. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 20.000 tỷ đồng, giảm trên 5.000 tỷ so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, nhóm VN30 giao dịch hơn 8.000 tỷ đồng.

Sàn HoSE ghi nhận 355 mã giảm vào cuối phiên, so với 112 cổ phiếu tăng. Trong nhóm VN30, số mã giảm cũng áp đảo với tỷ lệ 17:8.

VN-Index giảm gần 5 điểm sau phiên 8/4, phiên thứ 4 liên tiếp. Ảnh: VNDirect

VN-Index giảm gần 5 điểm trong phiên ngày 8/4. Ảnh: VNDirect

Trong VN30, VRE đứng đầu đà giảm khi đóng cửa mất 4,5%, lùi về mức 23.600 đồng. Mã này cũng là một trong những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, trên 5 triệu đơn vị. Cổ phiếu này đã giảm 6 phiên liên tiếp từ đầu tháng 4, mất gần 10% thị giá.

Cùng với VRE, MWG, STB cũng giảm 2%, GAS, SAB, VNM mất hơn 1%, FPT, VJC, BVH, SHB, SSI đóng cửa trong sắc đỏ.

Ngược lại, một số mã ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ, như HDB tăng 2,4%, BID có thêm hơn 1%; CTG, TCB và MBB tăng 0,6-0,9%.

Trong nhóm vốn hóa trung bình, các nhóm được chú ý chịu áp lực bán mạnh. Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, vật liệu xây dựng, hóa chất đa số chìm trong sắc đỏ.

Minh Sơn

Chứng khoán giảm mạnh

Thị trường bị nhuộm đỏ ngay đầu phiên và VN-Index đi dưới tham chiếu cả ngày, sau đó đóng cửa giảm hơn 13 điểm, dù vẫn có một số mã ngược dòng như NVL, HVN.

Những phút đầu phiên hôm nay, VN-Index giảm hơn 10 điểm rồi chủ yếu dao động quanh 1.255-1.260 điểm suốt cả buổi sáng. Lực bán lan rộng ở hầu hết nhóm ngành, trừ các cổ phiếu dầu khí.

Sang buổi chiều, VN-Index dần cải thiện, có lúc chỉ còn cách tham chiếu khoảng 3 điểm. Lực cầu xuất hiện mạnh ở một số mã có câu chuyện riêng như NVL, HVN, MWG hay VPB. Tuy nhiên sau phiên ATC, thị trường chịu áp lực giảm giá nhiều hơn. VN-Index đóng cửa ở 1.255 điểm, sụt hơn 13 điểm so với hôm qua.

Toàn sàn HoSE có 381 mã giảm giá, nhiều gấp 3 lần số lượng mã tăng. Hóa chất, chứng khoán, ngân hàng, xây dựng và vật liệu là những nhóm ghi nhận chỉ số ngành tiêu cực nhất.

Cả VN-Index và VN30-Index đều đi dưới tham chiếu cả ngày. Ảnh: VNDirect

Cả VN-Index và VN30-Index đều đi dưới tham chiếu cả ngày. Ảnh: VNDirect

Tuy nhiên thị trường vẫn ghi nhận một số cổ phiếu ngược dòng. HVN là mã nâng đỡ thị trường nhiều nhất hôm nay khi thị giá từng tiệm cận mức trần trước khi chốt phiên tăng 6,7%. Theo sau là NVL với thanh khoản lớn nhất thị trường (hơn 1.950 tỷ đồng). Thị giá mã này từng tăng kịch biên độ vào buổi chiều trước khi điều chỉnh và đóng cửa cao hơn 4,6% so với tham chiếu.

Thị trường tái diễn tình trạng thanh khoản ngược chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE hôm nay tăng hơn 1.300 tỷ lên gần 25.200 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng ở phiên thứ hai liên tiếp nhưng giá trị giảm gần 95% so với hôm qua, còn khoảng 26 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Chứng khoán Thành Công (TCSC) – cho rằng VN-Index điều chỉnh những phiên gần đây do áp lực từ thị trường thế giới khi rủi ro về lạm phát đang dâng cao theo giá dầu. Trong nước, chỉ số này đã tăng tốt từ đầu năm đến nay khiến các nhà đầu tư dễ có tâm lý chốt lời, nhất là nhóm rót tiền vào các mã có tính chu kỳ lớn.

Thêm vào đó, khối ngoại bán ròng mạnh những phiên trước cũng tạo áp lực cho tâm lý giao dịch. Riêng phiên hôm nay, nhà đầu tư đổ dồn sự chú ý về tỷ giá khi USD vượt 25.000 đồng.

“Đây chỉ là những phiên điều chỉnh bình thường sau giai đoạn tăng giá của chứng khoán”, chuyên gia TCSC nói.

Tuy nhiên, trước những biến động hiện tại, ông Trung khuyên nhà đầu tư sử dụng margin với tỷ lệ cao nên quan sát rủi ro để điều chỉnh tỷ lệ sử dụng đòn bẩy về mức hợp lý. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên nhìn lại danh mục hiện tại, tìm cách cân bằng tỷ lệ giữa các cổ phiếu có tính đầu cơ và các cổ phiếu có tính ổn định, sức khỏe doanh nghiệp tốt.

Tất Đạt

DNSE vào top 5 thị phần môi giới phái sinh trên HNX

Chứng khoán DNSE chiếm 4,01% thị phần, đứng thứ 5 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh, theo số liệu quý I do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố.

Theo đó, với một triệu hợp đồng chứng khoán phái sinh được mở trong quý 1/2024, chiếm thị phần 4,01%, Chứng khoán DNSE lần đầu tiên nằm trong top 5 bảng xếp hạng thị phần môi giới phái sinh trên HNX.

Công ty chứng khoán số đạt thành tích này chỉ sau tròn một năm ra mắt sản phẩm giao dịch chứng khoán phái sinh Future X trên ứng dụng Entrade X by DNSE.

DNSE lần đầu tiên lọt top 5 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh. Ảnh: DNSE

DNSE lần đầu tiên lọt top 5 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh. Ảnh: DNSE

Từ khi mới ra mắt, Future X đã nhận được phản hồi tích cực của nhà đầu tư nhờ các công cụ cải tiến rút ngắn thời gian đặt lệnh, tối ưu khả năng giao dịch của người dùng. Việc cho phép giao dịch cơ sở và phái sinh mà không cần chuyển đổi tiểu khoản cũng mang đến sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Hệ thống giao dịch phái sinh của DNSE được quản trị theo từng lệnh, từng giao dịch riêng lẻ, cảnh báo lãi, lỗ theo thời gian thực. Nhà đầu tư có thể cài đặt lệnh điều kiện, chốt lời cắt lỗ tự động, nhờ vậy quản trị rủi ro tốt hơn. Đặc biệt, với Future X, nhà đầu tư được miễn phí giao dịch, nộp và rút cọc 24/7, tỷ lệ cọc mở hợp đồng từ 18,48%, tạo cơ hội tối ưu hiệu quả đầu tư cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các thông tin tổng hợp, phân tích xu hướng của hợp đồng phái sinh được trợ lý ảo Ensa cập nhật liên tục theo thời gian thực ngay trên ứng dụng. Trợ lý ảo này còn đưa ra kết luận xu hướng tổng hợp mua, bán phù hợp, từ đó hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định lựa chọn vị thế long, short hiệu quả và khách quan, đáp ứng biến động nhanh của hợp đồng phái sinh.

Việc ghi nhân sự tăng trưởng về tần suất và khối lượng giao dịch, nằm trong top 5 thị phần chứng khoán phái sinh phần nào hiện thực hoá bước đi chiến lược của DNSE trong việc phát triển mảng kinh doanh này. Theo Báo cáo thường niên 2023 vừa phát hành, công ty chứng khoán số này đặt mục tiêu đưa chứng khoán phái sinh trở thành sản phẩm mũi nhọn, trọng tâm phát triển cả về yếu tố sản phẩm và mục tiêu kinh doanh trong năm 2024. DNSE hướng đến đạt top 10 thị phần phái sinh trong năm nay.

Sản phẩm phái sinh của DNSE sở hữu nhiều công cụ hỗ trợ khách hàng đặt lệnh nhanh, tiện lợi. Ảnh: DNSE

Sản phẩm phái sinh của DNSE sở hữu nhiều công cụ hỗ trợ khách hàng đặt lệnh nhanh, tiện lợi. Ảnh: DNSE

Mới đây, nhằm mang đến một đấu trường phái sinh hấp dẫn cho nhà đầu tư, DNSE đã phát động giải đấu “Võ đài phái sinh” với tổng giá trị chuỗi giải thưởng lên tới 110 triệu đồng. Giải đấu chính thức bắt đầu từ ngày 1/4 đến 31/5.

Theo đó, nhà đầu tư tham gia cuộc thi sẽ trải qua hai nội dung thi đấu cá nhân diễn ra song song trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 – 31/5, gồm thi đấu cá nhân hàng tuần và thử thách tháng.

Phần thi đấu cá nhân được chia thành 8 tuần. Cụ thể, mỗi tuần người chơi sẽ tham gia giao dịch phái sinh, cá nhân nào có tổng điểm lãi cao nhất, đứng vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng sẽ đạt giải thưởng. Điểm lãi sẽ được tính dựa trên giá đóng vị thế trung bình trừ đi giá mở vị thế trung bình.

Ngoài giải theo tuần, người chơi còn có cơ hội đoạt giải thưởng cho thử thách tháng. Thử thách này chia làm hai giai đoạn: từ ngày 1-29/4 và 2-31/5.

Với thử thách tháng, danh hiệu “Bá chủ deal lãi” dành cho cá nhân sở hữu lệnh lãi cao nhất trong tháng. Thử thách “Hảo hán chốt lời” dành cho cá nhân sở hữu tổng số tiền lãi cao nhất trong tháng. Cuối cùng, thử thách “Cao thủ lãi bền vững” dành cho cá nhân có tỷ lệ lãi cao nhất và sở hữu tối thiểu 10 giao dịch, tính theo công thức: tỷ lệ lãi bằng số lệnh giao dịch có lãi chia cho tổng số lệnh giao dịch.

Bên cạnh việc phát triển tính năng sản phẩm phái sinh đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, sân chơi “Võ đài phái sinh” có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ mảng phái sinh, giúp DNSE tiếp tục đẩy mạnh thị phần giao dịch phái sinh theo kế hoạch đề ra.

Thảo Vân

Giải đấu “Võ đài phái sinh” do Chứng khoán DNSE tổ chức sẽ diễn ra từ 1/4 – 31/5 với tổng giải thưởng lên tới 110 triệu đồng. Các hạng mục thi đấu gồm:
– Tìm cá nhân có tổng điểm lãi cao nhất trên bảng xếp hạng theo tuần
– Truy tìm các cá nhân xuất sắc giành ngôi “Bá chủ Deal lãi”, “Hảo hán chốt lời” và “Cao thủ lãi bền vững” trong bảng xếp hạng theo tháng
Độc giả có thể đăng ký tham gia ngay tại đây.

Trái chủ đồng ý tái cấu trúc lô trái phiếu 300 triệu USD của Novaland

25 trái chủ nắm 95% tổng dư nợ lô trái phiếu cho Novaland kéo dài kỳ hạn, nhận lãi chậm và có thể đổi thành cổ phiếu NVL với giá ban đầu 40.000 đồng.

Theo thông tin Novaland (NVL) công bố, 25 trái chủ đang nắm giữ lượng trái phiếu quốc tế trị giá 284 triệu USD đã bỏ phiếu đồng ý phương án tái cấu trúc. Số này chiếm 95% tổng dư nợ lô trái phiếu.

Trước đó vào giữa tháng 12/2023, Novaland thỏa thuận với các trái chủ chấp thuận về phương án tái cấu trúc mới. Theo thỏa thuận, các khoản lãi phát sinh trước 31/12/2024, Novaland sẽ được thanh toán chậm. Thời điểm thanh toán là ngày đáo hạn trái phiếu năm 2026 hoặc đợt mua lại trước hạn trong tương lai. Giá trị mua lại được tính bằng 115% tiền gốc ban đầu (đã trừ đi phần chuyển đổi thành cổ phiếu) cộng lãi trả chậm và lãi phát sinh. Trong đó, lãi trả chậm sẽ được tính 5,25% một năm như vốn gốc.

Nhóm trái chủ cũng cam kết không yêu cầu Novaland thanh toán ngay lãi và gốc trong thời gian tới. Đồng thời, họ sẽ không bán, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ trái phiếu cho bên thứ ba, trừ khi bên mua cũng đồng ý với thỏa thuận mới.

Song song đó, các trái chủ cũng có thể chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu NVL. Giá chuyển đổi ban đầu là 40.000 đồng một cổ phiếu.

Như vậy, sau khi được đại đa số trái chủ đồng ý phương án trên, Novaland dự kiến gửi hồ sơ thỏa thuận dàn xếp cho Tòa thương mại quốc tế Singapore (SICC) để được phê duyệt. Nếu thành công, Novaland sẽ hoàn tất việc tái cấu trúc khoản nợ 300 triệu USD.

trái phiếu kể trên là khoản huy động vốn từ năm 2021, được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), không có tài sản đảm bảo và đáo hạn vào năm 2026. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 200.000 USD với lãi suất 5,25% mỗi năm và có quyền chuyển đổi sang cổ phiếu với giá ban đầu là 135.700 đồng.

Novaland từng điều chỉnh mức giá chuyển đổi vào năm 2022 sang 85.000 đồng một cổ phiếu. Tháng 11 cùng năm, một trong những trái chủ là Citigroup Global Markets đã đổi 5 trái phiếu sang hơn 270.700 cổ phiếu NVL với mức giá trên.

Novaland từng cho biết giao dịch trái phiếu chuyển đổi theo thỏa thuận mới sẽ giúp giảm áp lực cho công ty trong bối cảnh khó khăn chung và các vướng mắc pháp lý gây ra nhiều thách thức cho thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính.

Một góc dự án NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) nhìn từ trên cao. Ảnh: NVL

Một góc dự án NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) nhìn từ trên cao. Ảnh: NVL

Trong báo cáo tài chính kiểm toán 2023, đơn vị kiểm toán PwC có nêu lưu ý về khả năng hoạt động liên tục của Novaland phụ thuộc vào khả năng thanh toán hoặc tái cấu trúc các khoản nợ vay, trái phiếu sắp đáo hạn và thực hiện các giải pháp khác tạo ra dòng tiền để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Ban lãnh đạo NVL cho biết tiếp tục thực hiện các giải pháp để khắc phục như triển khai nhiều dự án trọng điểm, tái cấu trúc khoản nợ vay và trái phiếu, giải phóng tiền gửi đang bị giới hạn sử dụng bởi ngân hàng, tiếp nhận hỗ trợ tài chính từ cổ đông lớn…

Năm trước, Novaland và hệ sinh thái Novagroup tập trung vào tái cấu trúc nợ. Họ tích cực đàm phán để gia hạn, thay đổi lãi suất hoặc hoán đổi nợ sang tài sản khác, cũng như tìm cách huy động vốn để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Đến nay, công ty đã cơ bản hoàn thành tái cấu trúc các khoản nợ vay và nợ trái phiếu, tập trung xây dựng các dự án trọng điểm gồm bộ ba Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án tại trung tâm TP HCM. Họ cũng bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho khách hàng với sự đồng hành của các đối tác tài chính, đồng thời linh hoạt điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Song song đó, công ty cũng phối hợp với các địa phương tháo gỡ, hoàn thiện pháp lý các dự án trong thời gian tới.

Tất Đạt

Khối ngoại ngắt mạch bán ròng

Nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng sau 17 phiên xả hàng liên tiếp dù hôm nay VN-Index giằng co trước khi đóng cửa giảm 3 điểm.

Sau phiên đỏ lửa hôm qua, thị trường hôm nay mở cửa với tâm lý thận trọng. VN-Index đi trên tham chiếu nhưng liên tục rung lắc. Không xuất hiện ngành nào dẫn dắt thị trường, dòng tiền chỉ đổ vào một số mã có câu chuyện riêng. Đến nửa cuối buổi sáng, lực bán lấn át đẩy chỉ số đại diện sàn HoSE về dưới tham chiếu.

Sắc đỏ kéo dài đến đầu buổi chiều nhưng dần cải thiện. Gần 14h, thị trường chuyển sang sắc xanh nhưng sức bật vẫn còn yếu. Chỉ số này sau đó giằng co trước khi bị nhuộm đỏ trở lại. VN-Index đóng cửa ở 1.268,25 điểm, sụt 3 điểm so với hôm qua.

69% cổ phiếu giảm giá nhưng VN-Index chỉ sụt hơn 3 điểm. Ảnh: VNDirect

69% cổ phiếu giảm giá nhưng VN-Index chỉ sụt hơn 3 điểm. Ảnh: VNDirect

Chỉ số giảm nhẹ nhưng toàn sàn HoSE lại có 379 cổ phiếu hạ giá, chiếm gần 69% độ rộng thị trường. Trong đó, rổ VN30 có đến 21 mã mang sắc đỏ. Các nhóm hóa chất, thép, dầu khí và chứng khoán có chỉ số ngành xấu nhất hôm nay.

Thanh khoản toàn sàn HoSE giảm cùng điểm số với gần 23.900 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 3.500 tỷ so với hôm qua. Trái ngược với dòng tiền khối nội, nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra lạc quan hơn khi ngắt mạch bán ròng sau 17 phiên liên tiếp. Hôm nay họ mua ròng hơn 480 tỷ đồng, chủ yếu ở các mã VNM, MWG, VCB, PDR.

Các mã được khối ngoại gom hàng cũng trở thành nhân tố giúp cản đà giảm điểm của thị trường hôm nay. Trong đó, VCB chốt phiên tăng 2,3% và trở thành cổ phiếu đóng góp tích cực nhất thị trường.

Ở bảng điện bất động sản, một số mã có thanh khoản lớn vẫn giữ được sắc xanh. DIG là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất thị trường với hơn 1.030 tỷ đồng, đóng cửa cao hơn tham chiếu 1,3%. Doanh nghiệp này vừa huy động 1.600 tỷ đồng qua kênh trái phiếu để bổ sung vốn thực hiện ba dự án trọng điểm khi năm nay đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.010 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2023.

NVL cũng là cổ phiếu thu hút dòng tiền tốt với hơn 830 tỷ đồng, thị giá tăng 1,7%. Nhà đầu tư lạc quan hơn sau khi Novaland được các trái chủ quốc tế đồng ý kéo dài kỳ hạn, nhận lãi chậm và có thể đổi thành cổ phiếu NVL trong thời gian tới.

Tất Đạt

Sá Xị Chương Dương bị hủy niêm yết

HoSE thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu SCD của Sá Xị Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ xuống mức âm.

Quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) được đưa ra sau khi Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương (SCD) công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu hơn 126 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm các chi phí cố định đồng loạt nhích lên, mạnh nhất là chi phí bán hàng (tăng gần gấp đôi). Do đó, lỗ sau thuế ghi nhận hơn 119 tỷ đồng, tăng 45%.

Cả doanh thu và lợi nhuận kém xa so với mục tiêu đề ra cho năm 2023. Khi đó, công ty kỳ vọng việc tăng độ phủ bán hàng và thâm nhập thị trường mới sẽ giúp doanh thu gấp đôi năm 2022, đạt 365 tỷ đồng và có lãi khoảng 3,8 tỷ đồng để chấm dứt mạch lỗ. Mục tiêu này đề ra dựa theo kế hoạch sản lượng tăng 77% so với năm ngoái, đạt gần 22 triệu lít.

Ban lãnh đạo cho biết đã có nhiều nỗ lực nhằm cắt giảm và tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí đầu vào tăng cao cộng với điều kiện kinh tế bên ngoài khó khăn, nhu cầu vẫn thấp hơn dự kiến khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chi phí hoạt động cao hơn do chi phí nguyên vật liệu đầu vào từ đường tinh luyện, lon nhôm tăng, chi phí thuê đất cũng nhích lên cùng các chi phí hoạt động thuê dịch vụ bên ngoài.

Sá Xị Chương Dương kinh doanh không lời trong ba năm liên tiếp với mức lỗ lũy kế gần 201 tỷ đồng. Khoản lỗ năm trước cũng đẩy vốn chủ sở hữu của SCD về mức âm 12 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2022 ghi nhận khoảng 107,5 tỷ đồng.

Do thua lỗ trong ba năm liền và vốn chủ sở hữu âm, cổ phiếu SCD rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc. Trước đó, mã chứng khoán của công ty cũng bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do kết quả kinh doanh bết bát.

Cuối 2023, Sá xị Chương Dương có tổng tài sản 688 tỷ đồng, tăng hơn 90 tỷ so với đầu năm. Nợ phải trả hơn 699 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn (chiếm gần hai phần ba, gấp 4,7 lần cùng kỳ 2022).

Chương Dương, tiền thân là nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn B.G.I (Pháp). Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn cuối thế kỷ trước. Thế mạnh của Chương Dương là nước giải khát có gas, trong đó tiêu thụ ổn định nhất là dòng sản phẩm sá xị. Nhờ dòng sản phẩm này mà kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2016 luôn ổn định với mức lợi nhuận 20-30 tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, trong khi nhiều thương hiệu đồ uống tràn ngập thị trường, Sá Xị Chương Dương ngày càng thất thế với công nghệ cũ từ những năm 2000. Sau khi công ty mẹ Sabeco về tay người Thái, SCD có đợt hồi sinh trước khi dịch bệnh ập đến. Ban lãnh đạo mới chọn tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động và tìm giải pháp cải thiện doanh số từ mở rộng kênh phân phối, đầu tư mạnh về bao bì, khuyến mãi.

Tất Đạt

Bà Nguyễn Thanh Phượng: Hội đồng quản trị Vietcap chưa từng lục đục

Ba trong số 7 thành viên Hội đồng quản trị từ nhiệm, song bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Chứng khoán Vietcap nói “không phải do lục đục”.

Công ty Chứng khoán Vietcap (VCI) vừa tổ chức phiên họp thường niên để thông qua các vấn đề về kinh doanh và nhân sự. Trong đó, cổ đông đã thống nhất miễn nhiệm 3 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) là ông Nguyễn Hoàng Bảo, ông Trần Quyết Thắng và Lê Phạm Hoàng Phương.

Đồng thời, đại hội đã bầu bổ sung hai nhân sự khác là ông Đinh Quang Hoàn và Lê Ngọc Khánh vào HĐQT. Ông Hoàn là Phó tổng giám đốc Vietcap, còn ông Khánh giữ vị trí Phó tổng giám đốc Công ty Café Katinat, thành viên HĐQT Công ty Thương mại – Dịch vụ Bến Thành.

Trước việc 3/7 thành viên HĐQT từ nhiệm, cổ đông đặt câu hỏi về khả năng ảnh hưởng đến việc điều hành công ty và diễn biến này “có phải do lục đục nội bộ hay không?”.

Đáp lại, bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Vietcap, nói “17 năm qua Hội đồng quản trị chưa từng lục đục, nhưng nếu có thì cỡ nào tôi cũng xử lý được”.

Bà cũng khẳng định các thành viên trong công ty “rất đoàn kết và đều mong muốn Vietcap phát triển”.

Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán Vietcap. Ảnh: VCI

Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán Vietcap. Ảnh: VCI

Trong số ba thành viên vừa từ nhiệm, ông Nguyễn Hoàng Bảo là chồng bà Nguyễn Thanh Phượng, giữ vị trí thành viên HĐQT Vietcap từ năm 2011. Theo báo cáo quản trị 2023, ông Hoàng Bảo không sở hữu cổ phiếu VCI.

Bà Nguyễn Thanh Phượng là thành viên sáng lập VCI và Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt (VCAM). Từ khi VCI và VCAM thành lập năm 2007 đến nay, bà đều đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT. Đến cuối 2023, bà Phượng sở hữu hơn 17,5 triệu cổ phần VCI, tương ứng hơn 4% vốn.

VietCap được thành lập năm 2007, tên cũ là Công ty Chứng khoán Bản Việt. Năm 2023, công ty này ghi nhận hơn 2.470 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 22% so với năm trước. Đà giảm chủ yếu do thu từ hoạt động môi giới chỉ bằng một nửa cùng kỳ, hơn 530 tỷ đồng. Lãi trước thuế của công ty chứng khoán này ở mức trên 570 tỷ đồng, hạ 46%.

Theo ban lãnh đạo Vietcap, năm 2023, chi phí vốn huy động tăng cao tác động đến biên lợi nhuận của hoạt động margin. Cùng đó, diễn biến thị trường chứng khoán kém khả quan, dẫn đến doanh thu từ đầu tư chưa được thực hiện và ghi nhận đầy đủ trong năm.

Năm nay, Chứng khoán Vietcap đặt mục tiêu doanh thu hơn 2.500 tỷ, với lãi trước thuế 700 tỷ, tăng lần lượt 2% và 23% so với năm trước. Cổ tức dự kiến 5-10%.

Minh Sơn

Chứng khoán đảo chiều tăng những phút cuối phiên

Sau khi chìm trong sắc đỏ gần như cả ngày, VN-Index nhanh chóng phục hồi trong phiên ATC và đóng cửa ở mức tăng 5,5 điểm.

Lực bán xuất hiện từ sớm, các cổ phiếu trụ lần lượt suy yếu khiến chỉ số đại diện sàn HoSE đi dưới tham chiếu, trượt gần 12 điểm chỉ sau ít phút đầu phiên. Trong buổi sáng, nhiều lần VN-Index về sát mốc hỗ trợ 1.270 điểm sau đó nâng dần độ cao và giằng co liên tiếp. Tuy nhiên về cuối buổi, áp lực từ nhóm ngân hàng, nhất là STB, có lúc đẩy chỉ số này thủng mốc hỗ trợ.

Sang buổi chiều, thị trường có nhiều sắc xanh hơn giúp VN-Index chủ yếu giao dịch trên 1.275 điểm. Từ 14h, chỉ số này gần như tăng liên tục nhờ nhóm cao su, dầu khí và một số mã bất động sản. Sau phiên ATC, VN-Index tiếp tục lên nhẹ và chốt ở 1.287 điểm, tăng 5,5 điểm so với hôm qua.

VN30-Index cũng cải thiện vào cuối phiên nhưng chưa thể chuyển sang sắc xanh như VN-Index. Ảnh: VNDirect

VN30-Index cũng cải thiện vào cuối phiên nhưng chưa thể chuyển sang sắc xanh như VN-Index. Ảnh: VNDirect

Chỉ số chung tăng điểm nhưng thị trường vẫn còn nhiều sắc đỏ. Cổ phiếu tăng và giảm giá có số lượng khá tương đồng, lần lượt là 248 và 241 mã. Đóng góp tích cực nhất cho VN-Index là GVR khi mã này tím trần. Theo sau là các cổ phiếu GAS, HPG, MSN, PVD, BCM, VHM…

Trong khi đó, ngành ngân hàng tạo gánh nặng lớn cho thị trường. Sau buổi sáng giao dịch với thị giá đi lùi 2-3%, hầu hết mã đều cải thiện hơn trong buổi chiều. MBB, VPB, ACB, VIB… đóng cửa giảm dưới 1%.

STB hôm nay có thanh khoản kỷ lục hơn 105 triệu cổ phiếu, tương đương 3.165 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng giá trị giao dịch toàn sàn HoSE. Mã chứng khoán của Sacombank giảm giá mạnh trong buổi sáng, có lúc gần chạm ngưỡng sàn. Đà bán tháo xuất hiện sau thông tin đêm qua một tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đăng tin ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank bị cấm xuất cảnh vì liên quan đến một vụ án kinh tế đang xét xử. Trưa nay, ngân hàng bác bỏ thông tin này và khẳng định ông Minh đang trực tiếp điều hành các công việc tại Sacombank, các hoạt động của nhà băng này bình thường, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Hôm nay thanh khoản tăng cùng điểm số. Tổng giá trị giao dịch thị trường TP HCM đạt hơn 27.500 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ so với phiên trước. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng với gần 740 tỷ đồng, phiên thứ 16 liên tiếp.

Theo Chứng khoán Vietcombank, thị trường cho thấy sự phân hóa rõ rệt khi không có quá nhiều thay đổi lớn về mặt chỉ số nhưng dòng tiền đang luân chuyển tìm đến các nhóm ngành khác nhau qua từng phiên. Do đó đơn vị này khuyến nghị các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân với những cổ phiếu đã có thời gian tích lũy dài, có tín hiệu vượt kháng cự và mới bắt đầu nhịp tăng điểm.

Tất Đạt

Latest Posts