In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!
Tỉnh Lạng Sơn vừa đồng ý cho Tập đoàn T&T nghiên cứu triển khai hai khu đô thị sinh thái Yên Trạch và Nà Chuông – Bình Cằm.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T để rà soát các nội dung liên quan đến 9 dự án hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác.
Trước đó, đầu tháng 10, T&T đề xuất được nghiên cứu khảo sát 9 dự án về đô thị, dịch vụ du lịch, sân golf, năng lượng tái tạo, cụm công nghiệp, cảng cạn tại các huyện Hữu Lũng, Văn Lãng, Cao Lộc và TP Lạng Sơn.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư Lạng Sơn, qua rà soát và đối chiếu quy hoạch xây dựng, T&T có thể nghiên cứu hai dự án gồm khu đô thị sinh thái Yên Trạch (huyện Cao Lộc) và Nà Chuông – Bình Cằm (TP Lạng Sơn). Cơ quan này cho biết 7 đề xuất dự án còn lại chưa đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng. Tỉnh này đang điều chỉnh, cập nhật bổ sung vào quy hoạch, nên các dự án này sẽ được xem xét sau.
Phó chủ tịch Lương Trọng Quỳnh đồng ý với báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư. Ông đề nghị T&T ưu tiên nghiên cứu và triển khai đầu tư trước hai dự án khu đô thị sinh thái, cũng như hỗ trợ việc quy hoạch liên vùng.
Lạng Sơn là điểm nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, đóng vai trò như cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam và các nước ASEAN. Với hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ cùng hệ thống giao thông kết nối đang được hoàn thiện, TP Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ logistic.
Theo quy hoạch tới 2025, tỉnh ưu tiên dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các công trình, dự án có sức lan tỏa, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, tỉnh cũng thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng ngoài ngân sách cho các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu và các khu cửa khẩu khác.
T&T là tập đoàn kinh tế đa ngành với các lĩnh vực như đầu tư, tài chính ngân hàng, năng lượng, bất động sản, hạ tầng giao thông, thể thao…
Sau ba lần đấu giá thất bại, hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long tiếp tục được ngân hàng rao bán với mức giảm 58 tỷ đồng.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hai tài sản này đều thuộc sở hữu của ông Chu Văn An (ngụ ở quận Bắc Từ Liêm) và bà Hồ Thị Ngọc Bích (quận Đống Đa).
Từ tháng 8 đến nay, hai tài sản này được đưa ra đấu giá ba lần song đều thất bại. Ở lần đấu giá thứ 4, giá khởi điểm của hai căn biệt thự đã được giảm gần 58 tỷ đồng so với tháng 8, đạt gần 242 tỷ đồng. Cụ thể, tài sản thứ nhất là căn biệt thự số 29, lô Q-M3 với giá khởi điểm gần 167 tỷ đồng (chưa gồm VAT), tương đương 418 triệu đồng một m2. So với phiên đấu giá hồi tháng 8 (phiên đầu tiên), mức khởi điểm của căn nhà giảm gần 40 tỷ đồng.
Căn nhà có 4 tầng nổi, một hầm với diện tích đất khoảng 400 m2, tổng diện tích xây dựng 600 m2. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty TNHH Thương mại Thành An (trụ sở tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Dung Phát (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Tài sản thứ hai là biệt thự số 8, dãy T6 Khu đô thị Ciputra, diện tích đất 230 m2. Giá khởi điểm gần 75 tỷ đồng, tương đương 326 triệu đồng một m2. Mức giá này cũng hạ hơn 17 tỷ đồng so với hồi tháng 8. Đây là tài sản thế chấp của Công ty TNHH Đầu tư thương mại XNK quốc tế Minh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội).
Người tham gia cần đặt cọc trước 16,6 tỷ đồng nếu mua căn biệt thự thứ nhất và 7,5 tỷ với căn thứ hai. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra chiều 25/11.
Trên thị trường, giá chuyển nhượng biệt thự, liền kề tại Khu đô thị Ciputra khoảng 250-400 triệu đồng mỗi m2, tùy căn và vị trí.
Từ năm ngoái đến nay, nhiều nhà băng ồ ạt thanh lý tài sản đảm bảo là nhà đất, dự án bất động sản, khách sạn với trị giá từ hàng chục đến hàng nghìn tỷ đồng, song không dễ bán. Gần đây, một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước phải hạ giá một nửa căn nhà rộng 160 m2 ở khu vực phố cổ Hà Nội, còn 51 tỷ đồng, nhưng chưa tìm được khách mua.
Các chuyên gia cho rằng tài sản thế chấp là bất động sản đấu giá ế ẩm do thị trường vẫn khó khăn, giá rao cao. Trong khi đó, thị trường chưa hồi phục, giới đầu tư và người mua đều có tâm lý thận trọng và cần thời gian củng cố niềm tin.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 16%, còn cho vay mua nhà ở chỉ tăng 4,6%. Diễn biến cho thấy nhu cầu vốn đang tập trung vào phía cung thị trường, tức các nhà phát triển, đầu tư bất động sản. Trong khi đó, người dân ít có nhu cầu vay mua nhà đất.
Tập đoàn WHA vừa được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp WHA Smart Technology gần 180 ha với tổng vốn 55 triệu USD tại Thanh Hóa.
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology. Dự án có quy mô gần 179 ha, thuộc địa bàn 4 xã Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Xuyên và Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa.
Tổng vốn đầu tư dự án là 1.320 tỷ đồng, tương đương 55 triệu USD, trong đó vốn góp của nhà đầu tư 216 tỷ đồng. Dự án hoạt động 50 năm, tiến độ thực hiện không quá 36 tháng.
Quyết định đồng thời chấp thuận ba nhà đầu tư thực hiện dự án gồm WHA Industrial Development 2 (thuộc Tập đoàn WHA, Thái Lan), Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty cổ phần WHAUP Nghệ An. Ba nhà đầu tư phải thành lập tổ chức kinh tế, đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án.
Trước đó, Tập đoàn WHA đã đề xuất đầu tư khu công nghiệp WHA Smart Technology, thuộc một phần Khu công nghiệp Phú Quý. Dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn WHA có mặt tại Việt Nam năm 2017 với dự án đầu tiên tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An quy mô gần 1.900 ha. Thời gian qua, doanh nghiệp này liên tiếp đề xuất đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô hàng trăm ha tại Thanh Hóa, Quảng Nam.
Đại diện tập đoàn cho biết mục tiêu trong 5 năm tới đầu tư ít nhất 1 tỷ USD để phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh tại Việt Nam. Doanh nghiệp dự kiến thu hút thành công các dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ USD.
Thanh Hóa hiện là địa phương dẫn đầu miền Trung trong thu hút đầu tư nước ngoài. Lũy kế đến nay, tỉnh có 161 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 15 tỷ USD. Tới cuối 2023, tỉnh này có 1 khu kinh tế và 8 khu công nghiệp tổng diện tích hơn 2.000 ha và 45 cụm công nghiệp.
Tỉnh dự kiến thu hút 30 tỷ USD vốn ngoại đến 2025, trong đó mục tiêu tiếp cận và xúc tiến với 3-6 công ty sở hữu công nghệ gốc thuộc top 500 công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Động lực này được giới đầu tư kỳ vọng giúp bất động sản khu công nghiệp Thanh Hóa phát triển thời gian tới.
Tỉnh Lạng Sơn vừa đồng ý cho Tập đoàn T&T nghiên cứu triển khai hai khu đô thị sinh thái Yên Trạch và Nà Chuông – Bình Cằm.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T để rà soát các nội dung liên quan đến 9 dự án hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác.
Trước đó, đầu tháng 10, T&T đề xuất được nghiên cứu khảo sát 9 dự án về đô thị, dịch vụ du lịch, sân golf, năng lượng tái tạo, cụm công nghiệp, cảng cạn tại các huyện Hữu Lũng, Văn Lãng, Cao Lộc và TP Lạng Sơn.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư Lạng Sơn, qua rà soát và đối chiếu quy hoạch xây dựng, T&T có thể nghiên cứu hai dự án gồm khu đô thị sinh thái Yên Trạch (huyện Cao Lộc) và Nà Chuông – Bình Cằm (TP Lạng Sơn). Cơ quan này cho biết 7 đề xuất dự án còn lại chưa đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng. Tỉnh này đang điều chỉnh, cập nhật bổ sung vào quy hoạch, nên các dự án này sẽ được xem xét sau.
Phó chủ tịch Lương Trọng Quỳnh đồng ý với báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư. Ông đề nghị T&T ưu tiên nghiên cứu và triển khai đầu tư trước hai dự án khu đô thị sinh thái, cũng như hỗ trợ việc quy hoạch liên vùng.
Lạng Sơn là điểm nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, đóng vai trò như cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam và các nước ASEAN. Với hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ cùng hệ thống giao thông kết nối đang được hoàn thiện, TP Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ logistic.
Theo quy hoạch tới 2025, tỉnh ưu tiên dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các công trình, dự án có sức lan tỏa, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, tỉnh cũng thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng ngoài ngân sách cho các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu và các khu cửa khẩu khác.
T&T là tập đoàn kinh tế đa ngành với các lĩnh vực như đầu tư, tài chính ngân hàng, năng lượng, bất động sản, hạ tầng giao thông, thể thao…
Hà Nội20 thửa đất tại xã Tân Phú, huyện Quốc Oai vừa được đấu giá thành công, cao nhất gần 95 triệu đồng một m2, gấp 20 lần khởi điểm.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai vừa tổ chức đấu giá 20 thửa đất ở nông thôn (khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú (cách quận Hoàn Kiếm khoảng 24 km) với tổng diện tích hơn 1.700 m2. Các thửa đất có diện tích từ 80 đến 105 m2, giá khởi điểm 4,7 triệu đồng, tương đương khoản tiền đặt trước khoảng 376-494 triệu đồng một lô.
Để sở hữu lô đất, nhà đầu tư phải trải qua tối thiểu 6 vòng trả giá, với mỗi bước giá tối thiểu 3 triệu đồng một m2. Cuộc đấu giá chỉ kết thúc khi không còn bên trả giá. Quy định này nhằm ngăn tình trạng người tham gia thông đồng, trúng với giá thấp.
Kết thúc phiên, 20 thửa đã được đấu giá thành công với giá cao nhất lên đến gần 95 triệu đồng một m2, gấp 20 lần mức khởi điểm. Mức trúng thấp nhất gần 71 triệu đồng mỗi m2, cao hơn giá khởi điểm 15 lần. Tổng số tiền huyện Quốc Oai thu được từ phiên đấu giá gần 142 tỷ đồng, chênh với giá khởi điểm gần 134 tỷ đồng.
Mức trúng của phiên lần này cao hơn khá nhiều so với phiên trước đó diễn ra vào giữa tháng 10. Cụ thể, 54 lô đất tại thôn Trung Sơn, xã Yên Sơn đã được đấu giá thành công, cao nhất gần 55 triệu đồng một m2, gấp 4,4 lần khởi điểm. Mức trúng thấp nhất gần 45 triệu đồng, cao hơn mức khởi điểm 3,6 lần. Nguyên nhân theo một số nhà đầu tư, phiên 14/10 có giá khởi điểm cao hơn, đạt 12,7 triệu đồng một m2. Điều này kéo theo mức cọc cũng cao hơn 2,4-2,6 lần so với phiên mới đây.
Cuối tuần trước, đất đấu giá tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai cũng ghi nhận mức trúng cao nhất hơn 90 triệu đồng một m2, gấp 17 lần giá khởi điểm. Hai thửa đất trúng với giá này có diện tích gần 114 m2 và 129 m2, tương ứng tổng giá trị 10,3 tỷ và 11,7 tỷ mỗi lô.
Các phiên đấu giá huyện ven Hà Nội gần đây có xu hướng sụt giảm số lượng người tham gia và hồ sơ đăng ký, trong bối cảnh các cơ quan quản lý đã có nhiều động thái để hạ nhiệt hoạt động này. Nhiều địa phương từ cuối tháng 8 cũng đã phải tạm dừng tổ chức đấu giá đất để rà soát pháp lý. Đầu tháng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương công khai thông tin người bỏ cọc để tránh thổi giá, trục lợi qua đấu giá đất.
Từ đầu năm đến hết tháng 9, các quận, huyện tại Hà Nội thu hơn 11.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, thành phố chỉ thu được khoảng 9.200 tỷ đồng.
Gamuda Land được vinh danh “Nhà phát triển của thập kỷ”, “Nhà phát triển bất động sản xuất sắc” cùng nhiều giải cho các dự án, trong sự kiện ngày 15/11.
Giải thưởng Bất động sản Việt Nam – Vietnam PropertyGuru 2024, tổ chức tại TP HCM, vinh danh nhiều chủ đầu tư, các dự án nổi bật trên thị trường. Đây là một trong những sự kiện lớn trong ngành địa ốc, xây dựng. Trong đó, Gamuda Land thắng lớn khi mang về 13 giải thưởng.
Nổi bật là giải “Nhà phát triển bất động của thập kỷ” (Developer of Decade), “Nhà phát triển bất động sản xuất sắc” (Best Developer). Các dự án The Meadow và Eaton Park cũng giúp đơn vị mang về 11 giải khác. The Meadow (Bình Chánh, TP HCM) được vinh danh 5 hạng mục, tiêu biểu là Dự án nhà ở tốt nhất và Dự án nhà ở có cảnh quan tốt nhất. Trong khi đó, Eaton Park (TP Thủ Đức, TP HCM) được xướng tên 6 lần, dành cho các hạng mục về kiến trúc, cảnh quan, thiết kế cho dự án nhà ở cao tầng.
Phát biểu tại lễ trao giải thưởng, ông Angus Liew Bing Fooi – Chủ tịch Gamuda Land Việt Nam cho biết khẳng định việc giành đến 13 giải thưởng là minh chứng cho những nỗ lực phát triển dự án suốt nhiều năm qua. “Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục sứ mệnh phát triển các dự án bất động sản bền vững, nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng và kiến tạo những giá trị lâu dài cho xã hội”, ông Fooi nói.
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2007, Gamuda Land hiện phát triển hai dự án lớn là Gamuda City tại Hoàng Mai, Hà Nội và Celadon City tại Tân Phú, TP HCM. Mặc dù thị trường bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2023, đơn vị vẫn khởi công hai dự án khác là Artisan Park tại Bình Dương và The Meadow tại Bình Chánh. Eaton Park – căn hộ cao cấp tại khu Đông TP HCM, mới được giới thiệu trong năm nay.
Gần nhất, tháng 10, Elysian cũng được khởi công, bổ sung một dự án quan trọng vào chuỗi sinh thái bất động sản của Gamuda Land tại thị trường Việt Nam.
Doanh nghiệp còn tiên phong kết hợp các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào các công trình và hoạt động của mình. Theo đơn vị, kế hoạch tổng thể phát triển dự án luôn được cân nhắc kỹ lưỡng để cân bằng các yếu tố như kiến trúc, cơ sở vật chất và tiện ích phù hợp, công viên và cảnh quan. Các dự án của Gamuda Land mang phong cách thiết kế biophilic (ưa sinh học) với mật độ cây xanh cao và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Loạt dự án như Eaton Park, The Meadow, Elysian hay Artisan Park đều đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế như LEED (cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Mỹ), Lotus Core & Shell (Hội đồng công trình xanh Việt Nam), Green Mark (cấp bởi cơ quan Quản lý Thi công Singapore) và Green Star (cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Australia)…
Mới đây, Gamuda Land Việt Nam đã công bố tầm nhìn mới để phù hợp trong giai đoạn tới. Trong đó, đơn vị đặt mục tiêu tiên phong kiến tạo những cộng đồng thịnh vượng trên toàn cầu. Doanh nghiệp hướng tới cung cấp các giải pháp nhà ở chất lượng cao, đồng thời xây dựng và thúc đẩy các cộng đồng thịnh vượng.
Bên cạnh PropertyGuru Award 2024, Gamuda Land cũng đã ghi dấu ấn với hàng loạt các giải thưởng trên toàn cầu như The Edge Billion Ringgit Club Awards 2024; Top 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng, bao gồm xây dựng hạ tầng và bất động sản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mới nhất, đơn vị được vinh danh Nhà phát triển Bất động sản hàng đầu Malaysia và nhận giải Thuộc tính chất lượng tốt nhất, năm thứ hai liên tiếp tại The Edge Malaysia Property Excellence Awards (TEPEA) 2024 do The Edge Malaysia tổ chức. Toàn bộ 13 giải thưởng của đơn vị cập nhật tại đây.
Quỹ BTS Bernina và nhà đầu tư Terne Holdings rót vốn phát triển dự án Haus Da Lat trên quỹ đất đắc địa ven hồ Xuân Hương, theo các tiêu chí ESG.
Haus Da Lat nằm ngay liền kề hồ Xuân Hương, có quy mô 5 ha. Dự án do The One Destination phát triển, có sự góp vốn của quỹ BTS Bernina và Terne Holdings Singapore. Theo hãng thông tấn AP, quỹ và nhà đầu tư này rót vốn và nắm tới 30% cổ phần The One Destination.
BTS Bernina và Terne Holdings Singapore là hai nhà đầu tư có tổng tài sản quản lý lên tới hàng tỷ USD. Khẩu vị đầu tư của họ là các doanh nghiệp có “câu chuyện riêng biệt” tại châu Á và có tốc độ tăng trưởng nhanh, dẫn đầu xu thế mới trong các ngành nghề.
Haus Da Lat được cả BTS Bernina và Terne đánh giá cao khi “may đo” chuẩn ESG từ khâu thiết kế, chọn vật liệu, đến quá trình xây dựng, vận hành, yếu tố con người, phù hợp với mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị của quỹ.
Haus Da Lat nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt gồm căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao được thương hiệu quốc tế vận hành. Giới chuyên gia đánh giá cao vị trí đắc địa của dự án. Trải qua hơn 130 năm phát triển, hiện tại không còn nhiều mảnh đất có vị trí “kim cương” như Haus Da Lat. Do đó, việc tọa lạc giữa trung tâm sầm uất, giao thông thuận tiện cùng cảnh sắc thiên nhiên là điểm cộng đắt giá của dự án.
Từ Haus Da Lat có thể dễ dàng di chuyển tới sân golf Đồi Cù (50 m), chợ Đà Lạt (1 km), Công viên Ánh Sáng (500 m), quảng trường Lâm Viên (1,4 km), vườn hoa Đà Lạt (1,8 km).
Hai nhà đầu tư nước ngoài cho rằng dự án sẽ được hưởng lợi khi hạ tầng Lâm Đồng đang phát triển mạnh mẽ. Theo đó, sân bay Liên Khương dự kiến sẽ nâng cấp thành sân bay quốc tế, tạo động lực phát triển cho kinh tế, du lịch cho Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Theo quy hoạch đến năm 2030, sân bay Liên Khương sẽ mở rộng quy mô lên 487 ha, công suất 5 triệu hành khách mỗi năm với nhiều đường bay quốc tế trên khắp thế giới.
9 tháng đầu năm 2024, Lâm Đồng đón 7,4 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đến hết năm 2024, tỉnh dự kiến đón 10 triệu lượt khách, trong đó có 550.000 lượt khách quốc tế. Những yếu tố hạ tầng, du lịch kể trên được kỳ vọng giúp Haus Da Lat tăng trưởng trong tương lai.
Theo công bố, BTS Bernina là một quỹ đầu tư mở được thành lập ngày 11/12/2009, sở hữu và quản lý bởi các chuyên gia tài chính lớn của thế giới. Đơn vị này dành tỷ trọng 60% quy mô quỹ để đầu tư vào châu Á. Trong ba năm qua, hiệu suất của quỹ đạt 71,9%. Điều này hoạt động đầu tư của BTS Bernina đang cho kết quả tốt.
Hội đồng quản trị của quỹ gồm đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính quốc tế và quản lý đầu tư. Quỹ có chuyên môn trong điều hướng thị trường toàn cầu, giám sát chiến lược đầu tư. Ngoài ra, đơn vị cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và thị trường mới nổi. Đại diện BTS Bernina cho biết, khoản đầu tư vào dự án Haus Da Lat là cam kết đối với các tài sản chất lượng cao, đa dạng tại các thị trường tăng trưởng nhanh.
Terne Holdings là doanh nghiệp đầu tư đa ngành của Singapore. Các lĩnh vực cốt lõi của Terne bao gồm: tư vấn đầu tư bất động sản và hợp tác thương mại, tư vấn thương hiệu, thiết kế… Tương tự BTS Bernina, đơn vị cũng tập hợp nhân lực là các chuyên gia từ nhiều nơi trên thế giới. Triết lý phát triển lấy cảm hứng từ sức sống của loài chim nhạn biển, đơn vị đặt cam kết phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, chú trọng sức khỏe và tạo ra môi trường sống hài hòa với thiên nhiên qua các dự án đầu tư.
The One Destination chuyên phát triển mô hình bất động sản ESG tại Việt Nam. ESG là bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, viết tắt của Environmental (môi trường), Social (xã hội) và Governance (quản trị doanh nghiệp). The One Destination có hàng loạt dự án đang triển khai trên khắp Việt Nam, quy mô quỹ đất lên đến hàng chục nghìn ha.
Tỉnh Lạng Sơn vừa đồng ý cho Tập đoàn T&T nghiên cứu triển khai hai khu đô thị sinh thái Yên Trạch và Nà Chuông – Bình Cằm.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T để rà soát các nội dung liên quan đến 9 dự án hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác.
Trước đó, đầu tháng 10, T&T đề xuất được nghiên cứu khảo sát 9 dự án về đô thị, dịch vụ du lịch, sân golf, năng lượng tái tạo, cụm công nghiệp, cảng cạn tại các huyện Hữu Lũng, Văn Lãng, Cao Lộc và TP Lạng Sơn.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư Lạng Sơn, qua rà soát và đối chiếu quy hoạch xây dựng, T&T có thể nghiên cứu hai dự án gồm khu đô thị sinh thái Yên Trạch (huyện Cao Lộc) và Nà Chuông – Bình Cằm (TP Lạng Sơn). Cơ quan này cho biết 7 đề xuất dự án còn lại chưa đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng. Tỉnh này đang điều chỉnh, cập nhật bổ sung vào quy hoạch, nên các dự án này sẽ được xem xét sau.
Phó chủ tịch Lương Trọng Quỳnh đồng ý với báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư. Ông đề nghị T&T ưu tiên nghiên cứu và triển khai đầu tư trước hai dự án khu đô thị sinh thái, cũng như hỗ trợ việc quy hoạch liên vùng.
Lạng Sơn là điểm nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, đóng vai trò như cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam và các nước ASEAN. Với hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ cùng hệ thống giao thông kết nối đang được hoàn thiện, TP Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ logistic.
Theo quy hoạch tới 2025, tỉnh ưu tiên dành 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các công trình, dự án có sức lan tỏa, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, tỉnh cũng thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng ngoài ngân sách cho các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu và các khu cửa khẩu khác.
T&T là tập đoàn kinh tế đa ngành với các lĩnh vực như đầu tư, tài chính ngân hàng, năng lượng, bất động sản, hạ tầng giao thông, thể thao…
Đồng Nai duyệt quy hoạch chung 1/10.000 cho phân khu C4, trong đó có Aqua City, tạo tiền đề để dự án này có đủ điều kiện pháp lý triển khai.
Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000 cho phân khu C4, thuộc một phần khu đô thị phía Tây đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Nội dung điều chỉnh nhằm đảm bảo sự đồng bộ các cấp quy hoạch tiếp theo, mở đường cho việc hoàn tất điều chỉnh quy hoạch phân khu C4. Điều này giúp tháo gỡ pháp lý cho nhiều dự án của các doanh nghiệp đang thực hiện tại địa bàn.
Dự án lớn nhất khu vực là Aqua City của Tập đoàn Novaland (NLV). Doanh nghiệp cho biết đây là tiền đề để dự án được quy hoạch chi tiết 1/500, có thể hoàn tất vào đầu năm sau. Theo NVL, việc nhà chức trách đưa Aqua City vào quy hoạch chung phân khu C4 là bước tháo gỡ pháp lý cho dự án này, vốn vướng mắc hơn 2 năm qua.
Hai năm qua, Novaland đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City. Theo công ty, điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và hàng nghìn khách hàng sớm được nhận nhà.
Hiện tại, các ngân hàng đã giải ngân gói tín dụng 3.250 tỷ đồng để triển khai xây dựng các phân khu trong dự án Aqua City. Một số tổ chức tài chính cũng cam kết cấp thêm gói vay trên 10.000 tỷ đồng để Novaland tiếp tục triển khai hạ tầng và xây dựng dự án trong hai năm tới.
Aqua City có diện tích gần 1.000 ha, được quy hoạch trở thành khu đô thị vệ tinh phía Đông của TP HCM. Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn từng khẳng định, đây là “dự án mấu chốt, mang tính sống còn của doanh nghiệp”.
Tuy nhiên từ năm 2021, toàn bộ dự án tạm ngừng vì vướng phê duyệt các điều chỉnh quy hoạch và chưa thống nhất về quỹ đất nhà ở xã hội. Tháng 11/2022, hơn 750 căn biệt thự tại Aqua City cũng bị hủy công nhận đủ điều kiện mở bán dù nhà đã hoàn thiện.
Sau giai đoạn được Tổ công tác của Chính phủ gỡ vướng, dự án tái khởi động cuối tháng 6/2023. Đầu tháng 8 năm nay, Novaland được phép bán một số căn nhà trong số xây dựng, bàn giao từ tháng 11/2023 đến nay.
Hiện tại, hơn 700 căn biệt thự và nhà phố đã được bàn giao. Các phân khu như River Park 2, Sun Harbor 2, Ever Green… đang đẩy nhanh tiến độ thi công, song song với việc hoàn thiện nhiều tiện ích khác.
Sau hơn 20 tháng tái cấu trúc toàn diện, Novaland cho biết đã cơ cấu thành công phần lớn các khoản nợ. Họ cũng thu xếp, huy động được nhiều nguồn vốn mới để đẩy mạnh thi công dự án.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Novaland là 4.295 tỷ đồng (chưa tính doanh thu tài chính). Trong đó, doanh thu thuần từ bán hàng đạt gần 3.739 tỷ, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản thu trên ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, Palm City… Doanh nghiệp này vẫn lỗ lũy kế khoảng 4.377 tỷ đồng, phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng gần 1.700 tỷ đồng, mạnh nhất ba tuần qua, khi VN-Index giảm gần 12 điểm về sát mốc hỗ trợ quan trọng 1.200 điểm.
Trong phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại bán ròng khoảng 1.660 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 19 liên tiếp họ ưu tiên xả hàng và mức rút vốn này mạnh nhất ba tuần gần đây.
Tâm điểm bán ròng nằm ở hai mã VHM và FPT. Song song đó, thị trường còn có ba mã khác bị nhà đầu tư nước ngoài rút hơn trăm tỷ gồm HDB, HPG và SSI.
Dòng vốn ngoại chảy khỏi chứng khoán bị giới chuyên gia và các đơn vị phân tích liệt vào những áp lực cực đoan cho thị trường suốt thời gian qua. Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất khiến họ muốn đổ tiền về các nước phương Tây, nhất là Mỹ, để giảm thiểu rủi ro. Làn sóng cổ phiếu công nghệ bùng nổ tập trung ở Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… cũng ảnh hưởng tới việc điều tiết dòng tiền. Ngoài ra, chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng trong khi xu hướng chung của nhóm này là rút vốn bớt khỏi các thị trường cận biên.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong bối cảnh VN-Index tiếp tục điều chỉnh. Trừ những phút đầu phiên ATO, đồ thị chỉ số này đi dưới tham chiếu gần như cả ngày. Trong buổi sáng, biên độ giảm ít hơn khi vẫn xuất hiện trợ lực từ một số mã riêng lẻ như VHM, BID, GAS, PLX, NVL… Nhưng càng về chiều, chứng khoán càng điều chỉnh mạnh.
“Hiện tượng ATC” tái xuất đẩy VN-Index rơi gần 12 điểm về sát 1.205 điểm. Sau bốn phiên giảm liên tiếp, chứng khoán đang lùi dần về mốc hỗ trợ quan trọng cả về mặt kỹ thuật lẫn tâm lý nhà đầu tư – mốc 1.200 điểm. VN-Index đang về ngang vùng giá hồi đầu tháng 8.
Hôm nay sàn HoSE có 287 cổ phiếu giảm, trong đó có 7 mã về giá sàn, nổi bật nhất là CMG và QCG. Ở chiều ngược lại, thị trường chỉ có 83 cổ phiếu tăng, vẫn có 4 mã lên mức kịch trần nhưng toàn bộ đều giao dịch nhỏ giọt.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây sức ép cho chứng khoán. Rổ VN30 ghi nhận 23 mã đi lùi khiến chỉ số đại diện điều chỉnh hơn 11 điểm. FPT, VCB, BCM và GVR là những cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho VN-Index.
Điểm đáng chú ý trong phiên đỏ lửa hôm nay là thanh khoản chưa tới 13.250 tỷ đồng. Mức này thấp hơn hôm qua 2.300 tỷ và ít nhất trong gần hai tuần qua. Điều này cho thấy nguồn cung cổ phiếu giá thấp không xuất hiện quá nhiều trong phiên. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi mặt bằng giá hấp dẫn hơn trước khi quyết định giải ngân tiếp tục.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức thấp, dưới 30%. Những ai có khẩu vị rủi ro cao có thể chọn lọc những cổ phiếu duy trì được diễn biến tích cực so với thị trường chung và chỉ giải ngân thăm dò cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên các chuyên gia VCBS cũng lưu ý việc nên tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư theo các ngưỡng chốt lời hoặc cắt lỗ đã đặt ra trong giai đoạn này.
Tháng vừa qua, lượt tìm kiếm đất nền cả nước tăng 29% so với cùng kỳ 2023, dưới tác động của bảng giá đất mới và chính sách cấm phân lô tách thửa, theo Batdongsan.
Theo dữ liệu nghiên cứu thị trường từ chuyên trang Batdongsan, nhu cầu mua đất nền trên cả nước ghi nhận đà hồi phục mạnh. Cụ thể, tháng vừa qua, lượt tìm kiếm đất nền tăng 14% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Ăn theo nhu cầu mua tăng, lượng tin rao bán đất nền cũng tăng 12% theo tháng và 19% so với cùng kỳ.
Batdongsan cho rằng tháng 10 là lần đầu tiên (sau thời gian dài) thị trường đất nền TP HCM diễn biến sôi động hơn Hà Nội. Lượt tìm mua đất nền ở TP HCM tăng 16%, tin rao bán tăng 22% so với tháng trước, trong khi con số này tại Hà Nội lần lượt là 14% và 23%. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với phân khúc đất nền ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu có lượt tìm mua tăng 20%, Long An tăng 14%, Đồng Nai tăng 5% và Bình Dương tăng 9%…
Báo cáo mới đây về phân khúc đất nền của DKRA Group cũng cho thấy giao dịch loại hình này đã tăng 2,8 lần so với cùng kỳ 2023, tập trung ở nhóm sản phẩm thổ cư tách thửa, đất nền dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, giá dưới 50 triệu đồng mỗi m2 tại TP HCM và dưới 22 triệu đồng mỗi m2 với các tỉnh phụ cận.
Theo DKRA, giá đất nền dự án tại TP HCM có mức cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2, trong khi Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh dao động 38-74 triệu đồng mỗi m2. Với đất nền thổ cư, giá bình quân từ 6-30 triệu đồng mỗi m2 với thị trường tỉnh và trên dưới 50 triệu đồng mỗi m2 ở TP HCM. Ở thị trường thứ cấp, giá đất cũng rục rịch tăng khoảng 3-5% so với quý trước.
Ông Nguyễn Đức Hòa, nhà đầu tư bất động sản lâu năm ở TP HCM, nhìn nhận phân khúc đất nền nói riêng đang chịu ảnh hưởng nhiều từ các thay đổi trong Luật đất đai mới và bảng giá đất vừa ban hành. Giao dịch dù chưa hoàn toàn phục hồi, song đã thoát khỏi đáy và đang có những dấu hiệu tích cực, bằng 50-60% so với giai đoạn cao điểm 2022. Riêng TP HCM đã bắt đầu ghi nhận hoạt động mua bán sôi động với giá tăng từ 10-20% so với năm ngoái.
Lý giải xu hướng phục hồi của thị trường đất nền, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam, phân tích thị trường này “hút khách” trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố.
Đầu tiên là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư, ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đà tăng giá này đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền với mức giá phù hợp hơn. Thứ hai là việc các địa phương công bố bảng giá đất mới với mức tăng trung bình 25-30% so với bảng cũ, phân khúc đất nền chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi này.
Bên cạnh đó là quy định siết phân lô bán nền với các đô thị loại I, II và III cũng như việc TP HCM cấm dự án phân lô bán nền trên toàn địa bàn, tác động mạnh đến tâm lý giới đầu tư. Nhiều người kỳ vọng khi nguồn cung tương lai hạn chế, nhiều khả năng giá đất nền có biến động lớn và tranh thủ cơ hội này săn đất, đón đầu đà tăng đã được dự báo trước.
Còn theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, giới đầu tư bắt đầu trở lại thị trường đất nền sau khi đánh giá được tiềm năng của loại hình. Quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung đất nền tại TP HCM và cả ở những đô thị trung tâm các tỉnh vùng ven. Ngoài ra, trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 được áp dụng sớm, bảng giá đất được điều chỉnh tăng cùng các quy định chống đầu cơ, sẽ làm tăng chi phí và giảm nguồn cung trên thị trường. Điều này có thể đẩy giá đất nền tăng 2-5% trong các tháng tới.
Các chuyên gia nhìn nhận những thay đổi trong chính sách quản lý đang thúc đẩy thị trường bất động sản nói chung và thị trường đất nền nói riêng phục hồi nhanh hơn so với những dự báo trước đó. Dù vậy đây vẫn là sân chơi chủ yếu của giới đầu tư và tiềm ẩn nhiều biến số trong bối cảnh nhà nước đang đẩy mạnh siết các hoạt động đầu cơ, gây lãng phí đất đai. Để tham gia sân chơi này, nhà đầu tư cần xác định trường vốn và dừng suy nghĩ lướt sóng kiếm lời.
Chuyên gia bất động sản độc lập Lê Quốc Kiên khuyến nghị, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phát triển mới và phân khúc đất nền không nằm ngoài xu hướng này. Vậy nên nhà đầu tư khi lựa chọn xuống tiền mua đất nền, bên cạnh việc cần hiểu rõ về những thay đổi pháp lý, nên ưu tiên mua đất có thể sở hữu chủ quyền ngay, chọn đầu tư ở những thị trường mình hiểu rõ, không cách trung tâm quá 2 km và phải tìm hiểu thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trước khi đưa ra quyết định.
UBND tỉnh Vĩnh Long khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ nằm tại khu dân cư Phước Thọ, trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ, ngày 16/11.
Phố đi bộ thành phố Vĩnh Long nằm tại Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group là chủ đầu tư), đường Phó Cơ Điều, phường 3, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, hoạt động từ 16/11 đến ngày 23/11, trong thời gian diễn ra Festival Gạch gốm đỏ – Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long. Tuyến phố kiến tạo không gian xanh mát, vỉa hè thoáng rộng, với nhiều cảnh quan đặc trưng của Vĩnh Long.
Hạ tầng xung quanh được xây dựng đồng bộ với các dãy nhà phố, trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại… mang đến cho du khách không gian tản bộ, thư giãn, trải nghiệm mua sắm, ẩm thực, vui chơi, giải trí đồng bộ.
Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ – Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long, phố đi bộ thành phố Vĩnh Long cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, giải trí. Người dân và du khách sẽ được tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc gốm đỏ; hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm gạch gốm đỏ – di sản đương đại vùng Mang Thít nổi tiếng Vĩnh Long; không gian trình diễn âm nhạc đường phố; triển lãm ảnh nghệ thuật Gạch Gốm đỏ – Kinh tế xanh; hoạt động trưng bày máy móc nông cụ, sáng chế của nông dân; phố ẩm thực đêm với thực đơn đa dạng, hấp dẫn…
Theo đại diện chủ đầu tư dự án, tuyến phố đi bộ sẽ trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long, góp phần thực hiện mô hình kinh tế xanh bền vững của địa phương.
Nhân dịp này, Công ty T&T Land Phước Thọ (thành viên Tập đoàn T&T Group) – chủ đầu tư dự án khu dân cư Phước Thọ khánh thành giai đoạn 1 dự án. Đây là dự án bất động sản đầu tiên được T&T Group triển khai xây dựng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn 1 bao gồm gần 500 sản phẩm biệt thự, nhà ở liên kế, nhà ở liền kế kết hợp thương mại được xây dựng đồng bộ, hiện đại.
Khu dân cư Phước Thọ có quy mô 11,53 ha, bao gồm hai thành phần: khu dân cư Phước Thọ 1 và khu dân cư Phước Thọ 2. Dự án sở hữu các loại hình từ nhà ở xã hội, biệt thự, liền kề, shophouse cho đến trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn cao cấp…
Theo đuổi triết lý “tinh hoa thế giới, văn hóa Việt Nam”, khu dân cư Phước Thọ kết hợp giữa đặc trưng cảnh quan sông nước và văn hóa miệt vườn của khu vực miền Tây và ý tưởng phố ven đầm Everglades, Floria (bất động sản gắn với di sản ngập nước lớn nhất Mỹ). Theo đại diện T&T Group, điểm đặc biệt của dự án chính là thiết kế kênh rạch và diện tích mặt nước lớn, giúp cư dân cảm nhận được sự gần gũi, thân thuộc.
Dự án có kiến trúc nhiệt đới kết hợp với các tiện ích, công năng được thiết kế tối ưu, đồng bộ, hiện đại cùng hệ sinh thái xanh. Khu dân cư này kiến tạo nên một khu đô thị sinh thái ven sông với không gian sống trong lành, nơi mỗi ngày đều có thể tận hưởng vẻ đẹp hiền hòa của thiên nhiên và được hòa mình vào nhịp sống bình yên của vùng đất Vĩnh Long.
Khu dân cư Phước Thọ được phát triển bởi chủ đầu tư T&T Land Phước Thọ – thành viên Tập đoàn T&T Group, kết hợp cùng tổng thầu xây dựng Newtecons. Ngoài ra, thương hiệu khách sạn Hilton cũng đã được tập đoàn lựa chọn trở thành đơn vị quản lý vận hành khách sạn cao cấp Hilton Garden Inn Vĩnh Long thuộc dự án khu dân cư Phước Thọ.
Cùng với các dự án quy mô lớn, nổi bật đã và đang hoàn thiện tại Đồng bằng sông Cửu Long và trên cả nước như T&T City Millennia (Long An), khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại An Giang (An Giang), khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc (Đồng Tháp), khu đô thị mới tại Cà Mau, dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội), T&T Phố Nối (Hưng Yên), khu Du lịch sinh thái Tân Dân (Thanh Hóa), khu dịch vụ – du lịch Gio Hải (Quảng Trị), sân golf Văn Lang Empire (Phú Thọ)… T&T Group đang hiện thực hóa mục tiêu kiến tạo nên những công trình mang tính biểu tượng cho từng địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và đất nước.