Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Lý do Flamingo Holdings chọn Hà Nam là điểm đầu tư chiến lược

Hà NamPhát triển du lịch cùng quy hoạch, hạ tầng giao thông giúp Hà Nam tăng sức hút đầu tư trong đó có Flamingo Holdings.

Đại diện Flamingo Holdings, cho biết, so với các địa phương lân cận Hà Nội, Hà Nam vẫn đang là một “viên ngọc thô” nhiều tiềm năng phát triển. Thời gian qua, các “ông lớn” trên thị trường bất động sản đã tới đây như Sun Group, Vingroup, Taseco hay gần nhất là ký ghi nhớ của Aeon Mall với tỉnh về việc xây dựng dự án 35 triệu USD.

Theo quy hoạch, Hà Nam sẽ trở thành trung tâm công nghiệp – công nghệ cao, trung tâm du lịch văn hoá tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao đến năm 2030. Tầm nhìn đến 2050, tỉnh này là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị thông minh, hiện đại, cũng như trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại của vùng đồng bằng sông Hồng.




Vì sao Flamingo Holdings chọn Hà Nam là điểm đầu tư chiến lược

Khu đô thị Flamingo Golden Hill – thành phố Đồi Vàng nằm tại thủ phủ trung tâm du lịch quốc gia Tam chúc ở Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: Flamingo Golden Hill

Hà Nam có lợi thế khi là điểm đến của nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, quy mô quốc gia. Sự liên kết giữa Hà Nam với Hà Nội, cũng như với các tỉnh, thành phố lớn khác sẽ được nâng cao nhờ hàng loạt tuyến cao tốc như cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Phủ Lý – Nam Định, cao tốc Hưng Yên – Thái Bình và đường vành đai 4, 5 vùng Thủ đô.

Bên cạnh đường bộ, tỉnh này có thể còn được hưởng lợi với đường hàng không, nhờ quy hoạch sân bay Ứng Hoà. Vị trí này chỉ cách TP Phủ Lý, Hà Nam trên 20 km. Cảng hàng không này dự kiến triển khai sau năm 2030 với công suất phục vụ 30-50 triệu hành khách mỗi năm.

Với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa được Chính phủ trình Quốc hội đề án thực hiện, nhà ga tại TP Phủ Lý cũng là điểm dừng đầu tiên của con tàu này sau khi rời Hà Nội. Sau khi hoàn thành, thời gian di chuyển giữa Hà Nam với trung tâm Hà Nội có thể được rút ngắn, chỉ còn hơn chục phút với tàu cao tốc.

Các chuyên gia đánh giá những công trình giao thông trọng điểm này sẽ tác động tích cực, gia tăng sức hút cho du lịch, văn hoá Hà Nam. 9 tháng đầu năm nay, tỉnh đón 4,2 triệu khách du lịch, đạt gần 107% so với năm ngoái. Vừa qua, Tổ chức Du lịch Thế giới cũng vinh danh Hà Nam là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”.

“Sự tăng trưởng khách du lịch và nhu cầu lưu trú sẽ còn cao hơn trong thời gian tới, nhưng Hà Nam vẫn thiếu cả các khu đô thị, lẫn khu nghỉ dưỡng được xây dựng đồng bộ, chất lượng cao”, đại diện Flamingo Holdings chia sẻ.




Vì sao Flamingo Holdings chọn Hà Nam là điểm đầu tư chiến lược - 1

Các villashop sắc màu đa dạng tại khu đô thị Flamingo Golden Hill. Ảnh: Flamingo Golden Hill

Sau thành công của Flamingo Đại Lải Resort, Flamingo Cat Ba Resorts, Flamingo Ibiza Hải Tiến… Flamingo Holdings ra mắt thành phố Đồi Vàng – Flamingo Golden Hill tại Hà Nam giữa năm ngoái.

Flamingo Golden Hill tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng – nơi có quốc lộ 21A chạy qua, thuận tiện di chuyển từ Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc. Khu đô thị này tiếp tục kế thừa triết lý xanh xuyên suốt các công trình trước đó của Flamingo Holdings, kết hợp những giá trị vốn có của Hà Nam để tạo nên một khu đô thị đa sắc màu, tiện ích đa dạng.

Chủ đầu tư đặt mục tiêu kiến tạo một thành phố điểm đến đa sắc màu. Nội khu dự án quy tụ nhiều tiện ích như quảng trường sắc màu, bể bơi khoáng nóng ngoài trời. Cùng với đó, với lễ hội Lala Town được tổ chức mỗi cuối tuần, sẽ là điểm nhấn thu hút du khách.




Vì sao Flamingo Holdings chọn Hà Nam là điểm đầu tư chiến lược - 2

Sân vườn tầng mái phong cách Nhật tại Flamingo Golden Hill. Ảnh: Flamingo Golden Hill

Không chỉ là khu đô thị hiện đại, dành cho các cư dân đẳng cấp, cũng như chuyên gia nước ngoài, Flamingo Golden Hill còn được kiến tạo thành trung tâm thương mại của Hà Nam với loạt công trình villa, villa-shop. Tổ hợp kinh doanh đã được tích hợp tại khu đô thị “all-in-one” này, giúp khách hàng có thể mua sắm, vui chơi giải trí, làm đẹp với chỉ với vài bước chân.

Flamingo đang có những chính sách tốt cho các khách hàng. Nếu sử dụng vốn tự có và thanh toán sớm, nhà đầu tư được chiết khấu thêm đến 6% vào giá bán (đã gồm VAT). Theo chủ đầu tư, mặt bằng giá tại đây chỉ từ 19 triệu đồng một m2 sàn xây dựng, các villa, villashop đều có pháp lý sở hữu lâu dài.

Song Anh

Đất trúng đấu giá sắp ngang biệt thự, liền kề

Một số lô trúng đấu giá tại Hoài Đức, Hà Đông lên đến 15-16 tỷ đồng, cạnh tranh với biệt thự, liền kề chuyển nhượng cùng khu vực.

Mới đây, 32 lô đất xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã đấu giá thành công với giá trúng cao nhất 109 triệu đồng một m2. Với diện tích 148 m2, lô này có tổng giá trị hơn 16 tỷ đồng. Cũng tại khu đấu giá xã Tiền Yên, hai phiên đấu giá trước đó cũng ghi nhận mức trúng cao nhất vượt trăm triệu đồng một m2. Lô cao nhất đến thời điểm này tại Hoài Đức đạt 133 triệu đồng một m2, ký hiệu LK03-12 tại phiên đấu ngày 20/8, đã được người trúng nộp tiền.

Tương tự, tại quận Hà Đông, phiên đấu giá ngày 19/10 cũng ghi nhận thửa trúng cao nhất lên hơn 260 triệu đồng mỗi m2 (tổng 15 tỷ đồng) tại phường Phú Lương, chênh hơn 8 lần so với khởi điểm. Một số lô khác tại phường Phú Lương, Dương Nội cũng được đẩy lên 166-183 triệu đồng một m2, tổng 10-12 tỷ đồng.

Theo ghi nhận của VnExpress, với giá trúng cao nhất lên đến 15-16 tỷ đồng, những lô đất đấu giá này cạnh tranh với cả biệt thự, liền kề cùng khu vực Hoài Đức, Hà Đông – hai thị trường vốn tập trung nhiều khu đô thị, dự án thấp tầng được triển khai từ hơn chục năm.

Tại huyện Hoài Đức, cách khu đấu giá xã Tiền Yên 3 km là dự án Sơn Đồng Center với giá chuyển nhượng liền kề khoảng 105-115 triệu đồng mỗi m2. Một số căn liền kề diện tích 90 m2 mặt tiền 5,5 m đang được rao bán chuyển nhượng khoảng 9,5-10 tỷ đồng.

Hay tại Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch (tên thương mại Hinode Royal Park), cách khu đất đấu giá 6 km, một số căn liền kề rộng 90-105 m2 được chào lên đến 12-17 tỷ một căn. Biệt thự diện tích 200-250 m2 có giá chuyển nhượng 25-27 tỷ đồng một căn. Dự án này mới được khởi động từ cuối 2021, dù phê duyệt từ 2008, với phần lớn biệt thự, liền kề, shophouse vẫn bỏ không.

Ngân sách 15-16 tỷ đồng cũng có thể mua được căn liền kề diện tích 80 m2 tại dự án An Lạc Green Symphony (cách khu đấu giá khoảng 7 km) hay liền kề 60 m2, mặt tiền 4 m tại khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn.

Tại Hà Đông, đơn giá hơn 260 triệu đồng tương đương giá liền kề tại một số khu đô thị trong bán kính 4-6 km từ khu đấu giá. Anh Phùng Hoàng, một môi giới chuyên dự án thấp tầng khu tây và nam Hà Nội, cho biết giỏ hàng liền kề thứ cấp tại Hà Đông đang dao động 200-240 triệu đồng một m2.

Ví dụ, một số căn liền kề tại khu đô thị An Hưng, cách khu đấu giá khoảng 3 km, đang được chuyển nhượng 230-240 triệu đồng. Hay một căn liền kề 56 m2 tại Khu đô thị Văn Khê (cách khu đấu giá 3 km) đang được chào 15 tỷ đồng, đã gồm đầu tư nội thất, thang máy.

Dữ liệu của kênh Batdongsan cho thấy giá rao bán trung bình các khu đô thị thấp tầng ở Hà Đông như Văn Phú, An Hưng, Văn Khê dao động 200-230 triệu đồng một m2. Tại Hoài Đức, mặt bằng giá chuyển nhượng thấp tầng khoảng 110-160 triệu đồng một m2. So với cùng kỳ năm ngoái, phân khúc này cũng đã tăng giá 30-50%.




Khu đất đấu giá xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức. Ảnh: Phạm Chiểu

Khu đất đấu giá xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức. Ảnh: Phạm Chiểu

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết dù nhiều phiên đấu giá huyện ven giảm bớt về lượng người, hồ sơ tham gia, giá trúng vẫn ở ngưỡng cao cao, một phần vì mục tiêu đẩy giá của nhóm đầu cơ và môi giới. Mục tiêu của nhóm đầu tư để đẩy tâm lý thị trường cũng như mặt bằng giá lên cao. Bởi nếu mua ở thực, họ khó có thể đẩy giá trúng ngang ngửa sản phẩm xây sẵn trong khu đô thị, trong khi đơn giá này chưa gồm chi phí đầu tư xây dựng nhà trên đất.

Cùng quan điểm, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt, đơn vị tổ chức 3 phiên đấu giá tại huyện Hoài Đức, cảnh báo việc đẩy giá trúng lên cao có thể “nhằm đẩy hàng tồn xung quanh của nhóm đầu cơ”. Bởi mới cuối năm ngoái, cũng tại các huyện ven này, nhiều phiên đấu giá đất ế ẩm không có hồ sơ đăng ký. Bà Hạnh cho biết có đến 60-70% người tham gia phiên đấu mới đây là hội nhóm chuyên nghiệp, “làm nghề đấu giá đất”. Nhóm này phản ứng nhanh với các thông tin thị trường, “biết cách trả giá để trúng” để bán chênh mức nào cũng thu được lợi nhuận.

Đất đấu giá bị đẩy lên gấp 2-3 lần so với mặt bằng chung còn tác động đến tâm lý người dân sở hữu đất ở khu vực xung quanh, khiến họ đẩy giá bán đất của mình theo. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc kênh Batdongsan, dẫn chứng mặt bằng giá bán khu vực xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đạt 43 triệu đồng mỗi m2 vào quý II. Sau nhiều phiên đấu giá kỷ lục, giá rao bán trung bình khu vực này đã tăng lên 62 triệu đồng một m2, tăng 44% chỉ sau một quý.




Một góc dự án thấp tầng tại quận Hà Đông. Ảnh: Ngọc Diễm

Một góc dự án thấp tầng tại quận Hà Đông. Ảnh: Ngọc Diễm

Các chuyên gia cho rằng tình trạng đẩy giá trúng lên quá cao dẫn đến khả năng bỏ cọc lớn, tác động tiêu cực đến mọi phân khúc nhà ở, gia tăng hiện tượng đầu cơ đất đai, gây lũng đoạn thị trường. Thực tế tại phiên đấu giá xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, sau khi hết thời hạn nộp tiền, có khoảng 80% người trúng đấu giá đã bỏ cọc. Trong đó, toàn bộ các lô đất có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng một m2 đều không nộp tiền. Hay sau phiên đấu giá 20/8 tại Hoài Đức, có đến 42% lô đất chưa nộp tiền.

Trước tình trạng này, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương công khai thông tin người bỏ cọc để tránh thổi giá, trục lợi qua đấu giá đất, tại hội nghị trực tuyến đầu tháng 10.

Ngọc Diễm

Bình Định giữ giá nhà ở xã hội dưới 12 triệu đồng một m2

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội đồng thời giữ giá bán dưới mức 12 triệu đồng một m2.

Yêu cầu của lãnh đạo tỉnh đưa ra trong chuyến kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, đầu tháng 11. Theo đó, ông Phạm Anh Tuấn và và đoàn công tác đã kiểm tra thực địa và làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công trong triển khai, tiến độ, chất lượng của một số dự án như khu đô thị Đại Phú Gia, khu nhà ở xã hội Long Vân, Vạn Phát, Phú Tài Lộc, Nhơn Phú 2…

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh việc xây dựng nhà ở xã hội tạo điều kiện cho mọi hộ dân có nhà ở là chủ trương lớn. Mục tiêu cao nhất là có nhiều nhà ở, giải quyết nhu cầu cho người có thu nhập thấp. Ông đề nghị các chủ đầu tư phải đảm bảo các hộ dân được sống trong công trình kiên cố, đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng kết cấu, nội thất, công năng, có không gian tiện ích phục vụ đời sống, sinh hoạt.




Một dự án nhà ở xã hội tại Bình Định. Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Định

Một dự án nhà ở xã hội tại Bình Định. Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Bình Định

Người đứng đầu UBND tỉnh cũng kỳ vọng có sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, đầu tư dự án nhà ở xã hội, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai để sớm đưa vào sử dụng, Đặc biệt, ông cầu giá bán nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh phải dưới 12 triệu đồng một m2.

Năm 2024, Bình Định đặt chỉ tiêu có thêm 1.400 căn nhà ở xã hội. Để hoàn thành mục tiêu, tỉnh sẽ kiểm tra, rà soát, phân loại các dự án chậm tiến độ, xác định lý do để có phương án giải quyết, xử lý. Đối với các khu nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư tính toán mức giá các dịch vụ phù hợp cho người dân. Với những dự án khó khăn về vốn, UBND tỉnh sẽ làm việc với các ngân hàng thương mại, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận vốn vay.

Trong chuyến làm việc, đại diện các chủ đầu tư cũng chia sẻ về tình hình, hiện trạng thi công. Trong đó, dự án khu chung cư nhà ở xã hội tại Khu C thuộc Khu đô thị – Thương mại Bắc sông Hà Thanh (Khu đô thị Đại Phú Gia) có diện tích gần 11 ha, quy mô 342 căn hộ có giá bán gần 13 triệu đồng mỗi m2 và giá thuê gần 90.000 đồng/m2/tháng. Đến nay dự án xây dựng xong phần thân đến tầng ba đối với khối nhà chung cư; hoàn thành xây dựng phần thô và 80% khối lượng với khối nhà liền kề; 90% hạng mục hạ tầng kỹ thuật.

Khu nhà ở xã hội thuộc khu vực 1, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, có diện tích hơn 1,87 ha, tổng số 310 căn hộ. Dự án hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng để trình thẩm định, cấp phép xây dựng. Khu nhà ở xã hội Ecohome Nhơn Bình, 4,6 ha với tổng số 1.473 căn hộ, đã bán được 452 căn và đang tiếp tục thi công các hạng mục hoàn thiện dự án.

Hoài Phương

Onsen Hội Vân phát triển dự án khoáng nóng tại Bình Định

Công ty Onsen Hội Vân ký hợp tác Max Thăng Long phát triển dự án du lịch nghỉ dưỡng và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân, hôm 8/11.

Onsen Hội Vân, thành viên của Tập đoàn Trường Thành, sẽ cùng Max Thăng Long phát triển dự án quy mô 42 ha tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trong đó, phân khu đầu tiên triển khai là khu du lịch suối nước nóng và dân cư Hội Vân gồm Trung tâm chăm sóc sức khỏe đặc biệt, các khách sạn nghỉ dưỡng, 371 sản phẩm biệt thự khoáng nóng sở hữu lâu dài và khu hồ tắm khoáng tự nhiên trên diện tích hơn 17 ha. Dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý IV/2026.




Phối cảnh dự án sắp triển khai. Ảnh: Onsen Hội Vân

Phối cảnh dự án sắp triển khai. Ảnh: Onsen Hội Vân

Trên cơ sở khai thác giá trị của nguồn khoáng nóng của địa phương và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe theo công nghệ Nhật Bản, dự án kỳ vọng mang tới cho Bình Định một sản phẩm du lịch độc đáo, gia tăng sức hấp dẫn ngoài lợi thế du lịch biển sẵn có. Đồng thời, tổ hợp này sẽ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc phục hồi sức khỏe, góp phần thu hút nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương.




Đại diện hai bên tại lễ ký kết hợp tác. Ảnh: Onsen Hội Vân

Đại diện hai bên tại lễ ký kết hợp tác. Ảnh: Onsen Hội Vân

Chia sẻ về quyết định lựa chọn Max Thăng Long làm đơn vị tư vấn phát triển dự án, ông Đặng Trần Quyết, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, đại diện chủ đầu tư cho biết đánh giá đối tác dựa trên kinh nghiệm, năng lực tài chính, năng lực triển khai và định hướng phát triển bền vững. “Max Thăng Long đáp ứng những tiêu chí trên, am hiểu sâu sắc về thị trường và khách hàng mục tiêu dự án. Chúng tôi tin tưởng sự đồng hành này giúp dự án trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản trong năm 2025”, ông Quyết khẳng định.

Max Thăng Long được thành lập từ sự hợp tác giữa MaxLand và Thăng Long Capital, hai thương hiệu có gần 20 năm xây dựng và phát triển. Doanh nghiệp đảm nhận tư vấn chiến lược phát triển sản phẩm, đồng thời làm tổng đại lý triển khai các hoạt động kinh doanh, marketing và truyền thông cho dự án. Ông Trần Đức Diễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, đánh giá cao hợp tác mới nhất khi Onsen Hội Vân là dự án trọng điểm của Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. “Chúng tôi hy vọng, với năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho dự án”, ông Diễn nói.




Lãnh đạo hai bên ký kết hợp tác. Ảnh: Onsen Hội Vân

Lãnh đạo hai bên ký kết hợp tác. Ảnh: Onsen Hội Vân

Cũng theo đại diện hai bên, lý do chọn Bình Định là địa điểm phát triển dự án xuất phát từ tiềm năng du lịch địa phương. Tỉnh có lợi thế về tự nhiên, bãi biển đẹp, núi non hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh và bề dày lịch sử văn hóa. Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn trong 5 trụ cột tăng trưởng của Bình Định. Thời gian qua, địa phương đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Bình Định ước đón được trên 5,6 triệu lượt khách, tăng 106,1% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch ước đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 96,9% so với cùng kỳ, nằm trong nhóm 10 địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước.

Onsen Hội Vân là công ty con của Công ty cổ phần Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (mã chứng khoán TEG) thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, với hơn 10 năm hình thành, phát triển trong lĩnh vực năng lượng và bất động sản. Trường Thành là một trong ba doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, chiếm gần 8% thị phần phát điện tái tạo của cả nước. Trong lĩnh vực bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân là dự án trọng điểm của đơn vị trong năm 2025.

Hoài Phương

Phân khu phong cách Nhật The Komorebi tại Vinhomes Royal Island

Mỗi căn biệt thự The Komorebi đậm chất Nhật, tạo nên quần thể sống, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ mới tại Hải Phòng.

Phân khu The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng) do Vinhomes hợp tác cùng các tên tuổi lớn đến từ xứ sở hoa anh đào. Trong đó, Nomura là một trong những đại gia địa ốc của Nhật Bản có hơn 60 năm phát triển, nổi tiếng với hàng loạt dự án như tòa nhà Beijing Fortune (Bắc Kinh, Trung Quốc), chung cư cao cấp Park Origin Thonglor và chung cư Triple Condominium (Bangkok, Thái Lan), khu phức hợp Sunshine Fort (Manila, Philippines)… Tập đoàn này còn tham gia vào các thị trường khó tính như Anh, Mỹ, lần lượt vào năm 2018 và 2022.




The Komorebi ra đời từ sự hợp tác của nhiều tên tuổi tầm cỡ quốc tế. Ảnh phối cảnh: Vinhomes

The Komorebi ra đời từ sự hợp tác của nhiều tên tuổi tầm cỡ quốc tế. Ảnh phối cảnh: Vinhomes

Dấu ấn Nhật Bản tại The Komorebi còn được phác thảo bởi kiến trúc sư Kengo Kuma cùng đội ngũ thiết kế đến từ công ty KKAA. Kengo Kuma nổi tiếng với triết lý dùng kiến trúc làm sợi dây kết nối con người với thiên nhiên. Mỗi công trình của ông đều ưu tiên sử dụng các vật liệu như gỗ, kính, đồng thời hướng đến sự bền vững trong khai thác sử dụng nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa con người với môi trường.

Dưới bàn tay của kiến trúc sư Kengo Kuma, mỗi biệt thự The Komorebi được tối ưu hóa trải nghiệm cho gia chủ. Niềm cảm hứng từ mô hình nhà Machiya truyền thống cùng hệ thống lam gỗ vừa tạo nên vẻ ngoài ấn tượng, vừa giúp không gian sống gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên.

Mỗi căn nhà còn có hệ cửa kính chạm trần, dễ dàng ngắm biển xanh, cát trắng, nắng vàng sau nhà. Với các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường như hệ thống cửa gió lam gỗ Takemichi, Sasayaki và mái ngói Kawara… kiến trúc tại đây đều có sự đồng điệu giữa thiên nhiên và nghệ thuật, mang lại một không gian sống hài hòa, cân bằng.

Phong cách của xứ sở Phù Tang được phản chiếu trong cảnh quan, ngôn ngữ kiến trúc cho đến từng tiện ích tại The Komorebi.




Chuỗi tiện ích chuẩn Nhật tại The Komorebi. Ảnh phối cảnh: Vinhomes

Chuỗi tiện ích chuẩn Nhật tại The Komorebi. Ảnh phối cảnh: Vinhomes

Theo đại diện chủ đầu tư Vinhomes, văn hóa Nhật coi trọng sự kết nối với thiên nhiên. Tiếp nhận tinh thần đó, tại The Komorebi, chất Nhật hoà cùng cảnh quan thiên nhiên với sông xanh kề cận, biển mặn sau nhà, sân vườn có thể tùy biến theo sở thích cá nhân.

Điểm nhấn tại phân khu này còn phải kể đến bộ công trình đẳng cấp. Đầu tiên là công viên Ikigai Park rộng gần 2ha rợp bóng cây xanh với hàng trăm tiện ích như sân gym, sân thể thao, hồ bơi, khu BBQ ven sông, bãi cỏ dã ngoại…. cùng những biểu tượng đặc trưng như cổng Tori, hồ cá Koi, lầu tứ giác, chòi thưởng trà…

Nằm trong Ikigai Park là Ikigai Wellness Center – trung tâm chăm sóc sức khỏe phong cách Nhật Bản. Đây là đặc quyền dành riêng cho cư dân The Komorebi và The Miyabi, nơi chăm sóc sức khoẻ và chữa lành theo chuẩn Nhật, hé mở bí quyết sống tươi trẻ.

Với tiện ích này, cư dân có thể tận hưởng dịch vụ tắm khoáng nóng Onsen theo phong cách truyền thống cùng nhiều tiện ích chăm sóc sức khoẻ từ bên trong ngay tại nơi an cư. Nguồn khoáng giúp mỗi chủ nhân được thư giãn, để thể chất và tinh thần đều hồi phục nhanh chóng.

Công viên sinh thái Youth Garden trong lòng The Komorebi với vườn thiền và yoga, vườn dạo sỏi, đồi tùng, đường dạo trên mặt nước, chòi vọng cảnh, quảng trường, cầu gỗ… Nhờ đó, con người dễ dàng tìm thấy sự cân bằng trong thân – tâm – trí.

Cùng với The Miyabi, phân khu The Komorebi mở ra một quần thể sống, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ từ khoáng nóng và các liệu pháp toàn diện mang tinh hoa Nhật Bản, hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút cộng đồng cư dân yêu thích văn hóa và chất sống xứ Phù Tang đến Vinhomes Royal Island. Với bộ sưu tập tiện ích cùng chất sống khác biệt, The Komorebi còn hứa hẹn gia tăng giá trị theo năm tháng cho các nhà đầu tư.

Yên Chi

Bài toán lấp đầy hàng chục triệu căn nhà trống của Trung Quốc

Trung Quốc không dễ lấp đầy 81 triệu căn hộ ế hoặc có chủ nhưng bỏ trống do niềm tin thị trường còn thấp, các địa phương chưa mặn mà mua lại.

Nếu không xây mới và lượng bán tiếp tục duy trì như hiện tại, sẽ cần thêm 8 năm để bán hết các căn hộ đang bỏ trống quanh thành phố Lạc Dương – nơi có 7 triệu dân ở miền trung Trung Quốc.

Khu vực này là điểm nóng của cuộc khủng hoảng bất động sản, nơi việc xây dựng quá mức trong nhiều năm đã biến nhiều quận thành “nghĩa địa nhà ở”. Những khu vực hoang tàn, ngổn ngang bê tông và kính tạo nên vết sẹo cho thành phố.

Mức độ xây dựng quá đà của Trung Quốc đã được tranh cãi trong nhiều năm. Các câu chuyện về “thành phố ma” – những khu vực đầy nhà ở nhưng không có người – bắt đầu xuất hiện năm 2010. Năm ngoái, một phó quan chức Cục Thống kê Trung Quốc ước tính lượng nhà trống đủ dân số cả nước ở.

Giới chuyên gia cho rằng nhận định hơi phóng đại nhưng thừa nhận lượng nhà bỏ trống thực sự không nhỏ. Đến tháng 7, một thống kê cho biết có 32 triệu căn hộ không bán được. Bên cạnh đó, còn có 49 triệu căn đã được mua nhưng bỏ trống.

Để phục hồi thị trường bất động sản, giới chức Trung Quốc đã tìm cách lấp đầy những căn nhà trống. Cuối tháng 9, họ công bố loạt biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Đáng chú ý, ngân hàng trung ương nước này đã thay đổi điều kiện cho khoản vay 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương 42 tỷ USD), cho phép các ngân hàng thương mại tái cấp vốn 100% (thay vì 60%) cho các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhà nước, nhằm giúp họ mua các căn hộ ế và chuyển thành nhà ở xã hội.

Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ngày 4/11, lãnh đạo nước này cho biết có thể phân bổ 4.000 tỷ nhân dân tệ dưới dạng trái phiếu đặc biệt để chính quyền địa phương mua đất và nhà ở chưa bán được trong vòng 5 năm tới, theo Reuters.




Các chung cư chưa hoàn thiện ở ngoại ô Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc ngày 1/2. Ảnh: Reuters

Các chung cư chưa hoàn thiện ở ngoại ô Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc ngày 1/2. Ảnh: Reuters

Bằng cách tập trung vào các căn hộ ế, Bắc Kinh tin rằng có thể giải quyết một số vấn đề nổi cộm của nền kinh tế. Bởi lẽ, với quá nhiều căn hộ bỏ không, các nhà phát triển bất động sản sẽ ngần ngại triển khai dự án mới. Khi họ ngừng xây dựng thì cũng sẽ ngừng thuê đất của chính quyền, là cú sốc đối với các chính quyền địa phương đang nợ nần, vốn dựa vào việc cho thuê đất làm nguồn thu chính.

Nhà ở dư thừa buộc các nhà phát triển phải hạ giá, làm mất niềm tin của những người từng gom hết của cải để đầu tư bất động sản, dẫn đến sự sụt giảm mạnh doanh số. Chi tiêu cho nhà ở mới tại Trung Quốc dự kiến giảm từ hơn 16.000 tỷ nhân dân tệ năm 2021 xuống còn khoảng một nửa trong năm nay. Các nhà phân tích tại tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global tóm tắt ngắn gọn: “Quá nhiều nguồn cung, quá ít niềm tin.”

Các chính sách hỗ trợ sẽ rất đáng quý ở Lạc Dương. 5 năm trước, những khu chung cư cao tầng trống trải trong quận Yibin khiến nơi này được gắn mác “thành phố ma”, giờ đã có dấu hiệu sự sống. Một số dự án mới đã bán hết vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn rất trống trải. Môi giới dự đoán nhiều căn hộ sẽ được các nhà phát triển giữ làm tài sản thế chấp thay vì thành nơi ở.

Kể từ nỗ lực của Bắc Kinh hồi tháng 9, thị trường có dấu hiệu cải thiện. Doanh số bán nhà tăng gần đây. Một số biện pháp như giảm lãi vay và nới lỏng điều kiện mua nhà ở các thành phố lớn, phần nào thuyết phục khách hàng xuống tiền. Dữ liệu từ Bộ Nhà ở công bố cuối tuần trước cho biết tổng số căn hộ bán ra trên toàn quốc, cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, đã tăng 3,9% trong tháng 10 so với cùng kỳ 2023, đây là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 2.

Sản lượng bán ra ở thị trường nhà mới và cũ tăng lần lượt 0,9% và 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các thành phố lớn ghi nhận mức tăng cao hơn. Theo Ngân hàng đầu tư Nomura (Nhật Bản), doanh số tăng ở các thành phố hạng nhất có thể là kết quả của nhu cầu dồn nén được giải tỏa sau các biện pháp nới lỏng. “Nhu cầu này khó có thể duy trì lâu dài, điều này đã được chứng minh qua các đợt phục hồi ngắn hạn trong hai năm qua” các nhà kinh tế tại Nomura nhận định.

Dữ liệu do công ty nghiên cứu bất động sản China Index Academy mới công bố cho thấy giá nhà trung bình trên 100 thành phố tại Trung Quốc tăng 0,29% trong tháng 10, so với mức 0,14% của tháng 9. Các biện pháp kích thích dường như đã tạo động lực ở một số thành phố lớn.

Tuy nhiên, các thành phố nhỏ tiếp tục suy yếu, cho thấy tâm lý thận trọng của người mua đã làm nguội lạnh thị trường bất động sản trong những năm gần đây.
Cụ thể, giá nhà mới trung bình đã giảm 0,02% so với tháng 9 tại các thành phố nhỏ.

Giới phân tích cho rằng các nỗ lực đến nay chưa đủ. Chính sách hiện chưa chú trọng vào các căn hộ đã nhận tiền của người mua nhưng dở dang. Nhiều gia đình đang trải qua cơn ác mộng chờ đợi, với 20 triệu căn hộ dừng giữa chừng, do nhiều nhà phát triển đã phá sản. “Đảm bảo hoàn thành các căn hộ đã bán trước là yếu tố then chốt để đảo ngược tình trạng suy thoái bất động sản, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ”, Nomura nhận định.

Điểm khó khác là các chính quyền địa phương cũng không có nhiều hứng thú với việc mua lại các căn nhà ế của chủ đầu tư. Tính đến cuối tháng 6, chỉ 4% số tiền trong gói cho vay 300 tỷ nhân dân tệ được các địa phương dùng mua lại các căn hộ bỏ trống. Nguyên nhân là chi phí trả nợ khi dùng gói vay này thậm chí còn cao hơn lợi nhuận dự kiến có thể thu được, khiến tiềm năng đầu tư trở nên kém hấp dẫn.

Ở cấp độ toàn quốc, công ty chứng khoán Tianfeng Securities ước tính Bắc Kinh cần chi đến 7.000 tỷ nhân dân tệ để mua lại tất cả căn nhà trống. Con số này vượt xa khả năng sẵn sàng chi tiêu của chính quyền. Do đó, các thành phố như Lạc Dương có thể vẫn phải tiếp tục tìm cách xoay sở với các dự án hoang vắng trong nhiều năm nữa.

Anh Kỳ (theo The Economist, Reuters)

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm sâu

BID, STB, TCB, VPB, MBB cùng loạt cổ phiếu ngân hàng khác điều chỉnh giá khá mạnh khiến VN-Index bị nhuộm đỏ, giảm hơn 2 điểm về sát 1.250 điểm.

Chứng khoán hôm nay chỉ kịp đạt sắc xanh vài phút đầu giao dịch, sau đó đi dưới tham chiếu cho đến cuối phiên. Nửa đầu buổi sáng, chỉ số của sàn HoSE giảm không quá sâu khi lực mua và bán vẫn giằng co và thanh khoản nhỏ giọt. Đến khoảng 10h30, thị trường chịu sức ép lớn từ rổ VN30 khiến chỉ số chung giảm khoảng 10 điểm.




Giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán ở quận 1, TP HCM. Ảnh: An Khương

Giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán ở quận 1, TP HCM. Ảnh: An Khương

Sang đầu buổi chiều, chứng khoán sụt thêm khi nhóm cổ phiếu trụ tiếp tục mất giá. Nhưng chỉ sau 30 phút, thị trường cải thiện dần nhờ lực cầu hỗ trợ từ các mã cảng biển, công nghệ. Tuy nhiên do nhóm này chiếm tỷ trọng vốn hóa không quá cao, cộng thêm áp lực bán tiếp tục duy trì ở rổ VN30, chứng khoán vẫn rung lắc và đi dưới tham chiếu.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa quanh 1.250,3 điểm, giảm hơn 2 điểm. Riêng chỉ số VN30-Index sụt gần 7 điểm.

Toàn sàn HoSE có 210 cổ phiếu giảm, giữ khoảng cách không quá xa so với 162 cổ phiếu tăng giá. Thị trường vẫn ghi nhận 7 mã tăng kịch trần, nổi bật là nhóm công nghệ và cảng biển như CMG, VOS và VTO.

Ngân hàng là những cổ phiếu gây áp lực lớn nhất cho VN-Index hôm nay. Sắc đỏ chiếm gần trọn bảng điện, nổi bật có STB giảm 4,8% cùng thanh khoản 1.118 tỷ đồng – cao nhất thị trường. Đây là đợt sụt giảm sau nhịp tăng giá kéo dài suốt thời gian qua đã đưa cổ phiếu Sacombank lên vùng đỉnh.

Ngoài ra, ngành này còn ghi nhận loạt mã VPB, TPB, MBB, TCB, HDB, MSB… điều chỉnh quanh 1-2,9%. Ngân hàng cũng có đến 9 đại diện nằm trong nhóm 10 cổ phiếu gây áp lực nhất cho thị trường.

Câu chuyện “chiết khấu” ở cổ phiếu của các nhà băng đã được ghi nhận trong nhiều phiên giao dịch trước. Riêng tuần vừa qua, đây là nhóm có tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung. Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), các vấn đề về lãi suất và nợ xấu được nêu trong cuộc họp Quốc hội hôm nay phần nào tác động đến diễn biến của nhóm ngành này.

Thanh khoản hôm nay tăng khoảng 5.700 tỷ và đạt hơn 19.600 tỷ đồng trên sàn HoSE. Đây là mức cao nhất kể từ đầu tháng 10.

Thị trường cũng chịu áp lực từ giao dịch của khối ngoại. Nhóm này bán ròng hơn 940 tỷ đồng, phiên thứ 13 liên tiếp. Tâm điểm nằm ở MSN, CMG và STB.

Tất Đạt

Tiềm năng cho bất động sản từ đề án ‘thành phố ánh sáng’

Nghệ An thực hiện đề án “Thành phố ánh sáng” triển khai thí điểm tại Vinh, được kỳ vọng trở thành yếu tố thúc đẩy bất động sản nhà ở thương mại từ cuối năm 2024.

Tại phiên họp tháng 10 năm nay, UBND tỉnh Nghệ An thông qua chương trình phát triển đô thị đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Đề án “Thành phố ánh sáng” được triển khai thí điểm tại Vinh, giai đoạn 2024-2025, có tầm nhìn đến năm 2030.

Đề án hướng đến các mục tiêu: chuẩn hóa ánh sáng đường phố, nâng tầm diện mạo thành phố về đêm, đảm bảo mỹ quan đô thị và tiết kiệm năng lượng. Hệ thống ánh sáng được đầu tư theo hạng mục: chiếu sáng đường phố, kiến trúc, cảnh quan, thương mại và sự kiện – lễ hội.




Một góc thành phố Vinh. Ảnh: Lê Thắng

Một góc thành phố Vinh. Ảnh: Lê Thắng

Trước đó, tại một số cuộc họp, lãnh đạo Nghệ An nhận định, ánh sáng nhân tạo ban đêm nếu được tổ chức một cách đầy đủ, tinh tế, có chọn lọc, sẽ trở thành một hướng tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư ánh sáng đô thị là cách làm để hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế đêm Chính phủ đề ra, sớm là một bộ phận hợp thành trong tổng thể nền kinh tế, trở thành biểu tượng sức sống của đô thị Vinh.

Theo đại diện phòng Quản lý đô thị thành phố Vinh, đề án này không chỉ kích hoạt kinh tế đêm mà còn tạo sự hấp dẫn du lịch và đảm bảo an ninh trật tự đô thị. Bên cạnh đó, chương trình còn được kỳ vọng góp phần định vị bản sắc thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở thương mại như townhouse, shophouse, shop villas.




Central Plaza được kỳ vọng kích thích kinh tế đêm phát triển. Ảnh: ECTP

Central Plaza được kỳ vọng kích thích kinh tế đêm phát triển. Ảnh phối cảnh: ECTP

Nắm bắt xu hướng này, nhà sáng lập Ecopark cho ra mắt phân khu nhà phố quảng trường Central Plaza rộng gần 8 ha, được định hướng trở thành trung tâm không ngủ của Eco Central Park (rộng gần 200 ha tại Vinh). Khu vực này sẽ có ba loại hình nhà phố townhouse, shophouse và shop villas, xây trên diện tích đất 88-260 m2. Theo chủ đầu tư, các sản phẩm tại Central Plaza có thể tối ưu giá trị kinh tế, đáp ứng đa dạng hình thức khai thác như ở, kinh doanh, hợp tác nhượng quyền thương hiệu, cho thuê mặt bằng, chia sẻ không gian văn phòng, cho thuê một phần…

Central Plaza nằm ở vị trí quan trọng trong Eco Central Park, một mặt giáp đại lộ Nguyễn Sỹ Sách kéo dài có chỉ giới đường đỏ rộng tới 70m, kết nối trung tâm thành phố Vinh trong vòng 8 phút lái xe. Đây cũng là tuyến giao thông liên kết trung tâm với đường ven đê sông Lam và khu du lịch biển Cửa Lò và cầu Cửa Hội qua tỉnh Hà Tĩnh. Bốn mặt còn lại giáp đại lộ ánh sáng và đường vịnh đảo rộng 24,5 m. Các tuyến đường nội khu rộng 14 m, thông nhau hình bàn cờ giúp dễ dàng lưu thông, di chuyển.

Phân khu này nằm trong khu vực năng động nhất của Eco Central Park với quảng trường rộng 35.000 m2, nhiều tổ hợp phục vụ nhu cầu thể chất và tinh thần cho mọi lứa tuổi.




Phối cảnh dự án Central Plaza. Ảnh: ECTP

Phối cảnh dự án Central Plaza. Ảnh: ECTP

Trần Hoàng Long – nhà đầu tư bất động sản 18 năm kinh nghiệm ở Vinh cho biết thị trường cuối năm sôi động hơn cả, lực cầu đổ dồn về khu vực phía đông thành phố Vinh, trung tâm là Eco Central Park. “Tuyến đường Nguyễn Sỹ Sách đang triển khai giai đoạn hai, dự kiến hoàn thành phối đá dăm, thảm bê tông nhựa trước Tết 2024. Điều này càng kích thích cư dân vùng lõi trung tâm cũng như nhà đầu tư chuyển dịch ra trung tâm mới”, anh Long nói.

Một số nhà đầu tư khác cũng dự đoán đề án “Thành phố ánh sáng” được thực hiện sẽ là điểm nhấn của kinh tế đêm tại địa phương.




Nhà phố quảng trường đón lượng đón lượng khách mua sắm từ cư dân hai khu cao tầng Central Park Residences và Seaview Residences. Ảnh: ECTP

Nhà phố quảng trường đón lượng khách mua sắm từ cư dân hai khu cao tầng Central Park Residences và Seaview Residences. Ảnh phối cảnh: ECTP

Eco Central Park hiện là trung tâm của các sự kiện văn hóa, giải trí mới của thành Vinh cũng như cả Nghệ An. Nhà sáng lập Ecopark dự kiến trao sổ đỏ cho những hộ đầu tiên của Eco Central Park vào ngày 16/11 tới.

Lan Anh

Lý do liên doanh quỹ đầu tư tỷ USD chọn Đà Lạt

Lâm ĐồngThành phố 130 tuổi có nhiều lợi thế về địa lý, khí hậu, được kỳ vọng trở thành điểm đến mới về bất động sản ESG Việt Nam với dự án Haus Da Lat.

Haus Da Lat có quy mô 5 ha, nằm bên Hồ Xuân Hương biểu tượng của thành phố, một trong những hồ nước tự nhiên đẹp nhất của Việt Nam. “Quỹ đất kim cương” tại thành phố được The One Destination, tập đoàn Terne Holdings (Singapore), quỹ đầu tư BTS Bernina cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới xây dựng tổ hợp bất động sản ESG, mục tiêu đưa Đà Lạt trở thành điểm đến mới của thế giới.




Phối cảnh dự án nằm bên Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt. Ảnh: The One Destination

Phối cảnh dự án nằm bên Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt. Ảnh: The One Destination

The One Destination là chủ đầu tư dự án, cho biết nơi đây gồm căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao được thương hiệu quốc tế vận hành. “Haus Da Lat hướng tới mục tiêu trở thành dự án ESG tiên phong, biểu tượng mang tính di sản cho Việt Nam, viết tên lên bản đồ bất động sản ESG thế giới”, đại diện đơn vị nói.

Khi The One Destination công bố thỏa thuận hợp tác với liên doanh tập đoàn đầu tư đa ngành Terne Holdings và quỹ đầu tư BTS Bernina để phát triển dự án này, nhiều hãng thông tấn quốc tế đưa tin về sự kiện. Tờ Singapore Business Review đánh giá dự án “như cuộc cách mạng bất động sản tại Việt Nam”, khi thiết lập tiêu chuẩn ESG cùng khoản đầu tư của các đối tác uy tín hàng đầu, đánh dấu bước tiến trong quá trình làm bất động sản bền vững tại Đông Nam Á.

Việt Nam cũng được tờ này đánh giá có nền kinh tế năng động hàng đầu châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6-7% một năm, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng, thị trường bất động sản hứa hẹn bùng nổ trong phân khúc ESG.

Hãng thông tấn AP (Mỹ) đánh giá bất động sản ESG đang thu hút sự chú ý tại nhiều quốc gia phát triển, dự kiến trở thành xu hướng toàn cầu trong thế kỷ tới. Theo tờ này, đây là lý do các nhà đầu tư hợp tác The One Destination để khởi động kỷ nguyên mới của bất động sản ESG tại Việt Nam, bắt đầu từ Đà Lạt và mở rộng sang các dự án khác.




Tờ AP đưa thông tin về dự án bất động sản ESG đầu tiên tại TP Đà Lạt. Ảnh: chụp màn hình

Tờ AP đưa thông tin về dự án bất động sản ESG đầu tiên tại TP Đà Lạt. Ảnh chụp màn hình

“Đà Lạt là thành phố cao nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm, bao bọc bởi các hồ nước tĩnh, đồi thông, thác nước, những cánh đồng hoa… tạo nên một tuyệt tác tự nhiên. Thành phố được mệnh danh là di sản thiên nhiên, cần những sản phẩm bất động sản ESG xứng tầm giá trị”, AP trích dẫn lời đại diện quỹ đầu tư BTS Bernina.

Tờ Benziga (Mỹ) cho rằng khi thành phố này nhận quyết định nâng cấp Liên Khương thành sân bay quốc tế, tạo động lực phát triển kinh tế và du lịch. Theo đó, nửa đầu năm nay, Lâm Đồng đón 5 triệu lượt khách du lịch, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Hết năm nay, tỉnh cũng dự kiến đón 10 triệu lượt khách, gồm 550.000 lượt khách quốc tế.

Theo quy hoạch đến 2030, sân bay Liên Khương dự kiến mở rộng quy mô đến 487 ha, công suất 5 triệu khách một năm, cùng nhiều đường bay kết nối khu vực quốc tế. Đại diện The One Destination cho biết, sau BTS Bernina và Terne Holdings, sẽ có 5 thương hiệu quốc tế khác cùng tham gia dự án này.

Tuấn Vũ

Chung cư TP Thủ Đức lên gần 100 triệu đồng mỗi m2

TP HCMQuý III, chung cư TP Thủ Đức trung bình lên gần 100 triệu đồng mỗi m2, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và đang thiết lập mặt bằng giá mới.

Theo dữ liệu từ Công ty tư vấn One Housing, sự xuất hiện của loạt dự án cao cấp, hạng sang mở bán nửa cuối năm khiến giá trung bình của căn hộ TP Thủ Đức lập đỉnh mới. Mức này tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và gần 35% so với quý I/2022 (thời điểm trước khi thị trường đóng băng).

Đơn vị này cho biết không riêng TP Thủ Đức, đà tăng giá căn hộ diễn ra trên toàn TP HCM suốt 3 năm qua, bất chấp giai đoạn “đóng băng” của thị trường (cuối 2022-2023). Mức tăng giá trung bình toàn thành phố ghi nhận là 12%, còn TP Thủ Đức từ 13-15% tùy khu vực.

Hãng dịch vụ tư vấn bất động sản Avison Young Việt Nam cũng cho biết căn hộ TP Thủ Đức có giá bình quân (sơ cấp và thứ cấp) khoảng 75-130 triệu đồng mỗi m2. Riêng khu vực quận 2 cũ dao động 125-350 triệu đồng mỗi m2, còn quận 9 và Thủ Đức tầm 60-100 triệu đồng (chưa gồm thuế, phí). Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm giá chung cư TP Thủ Đức đều đặn tăng từ 8-12%.

Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, TP Thủ Đức có hơn 133.000 căn hộ, trong đó phân khúc có giá từ 80 triệu đồng mỗi m2 chiếm hơn 44.900 căn (34% nguồn cung); giá từ 55 triệu đến dưới 80 triệu đồng mỗi m2 là 68.000 căn (51%), còn lại là các sản phẩm có giá dưới 55 triệu đồng mỗi m2.

Nguồn cung căn hộ phân khúc trung cấp chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2021-2022 nhờ 2 dự án lớn là Vinhomes Grand Park hay MTEastmark City triển khai với giá trên dưới 50 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên từ cuối năm 2022 đến nay, thị trường khan hiếm dòng sản phẩm phổ thông này.




Các dự án chung cư tại TP Thủ Đức, tháng 10/2024. Ảnh: Quỳnh Trần

Các dự án chung cư tại TP Thủ Đức, tháng 10/2024. Ảnh: Quỳnh Trần

Ghi nhận từ VnExpress cũng cho thấy nếu chỉ xét trên nguồn cung sơ cấp 3 quý gần đây, phần lớn rổ hàng rơi vào tầm giá từ 90 triệu đồng mỗi m2 và các đợt chào bán sau cao hơn trước.

Chẳng hạn khu phức hợp Eaton Park mở bán giai đoạn 1 có giá 130 triệu đồng mỗi m2, chưa đầy 5 tháng sau (giai đoạn 2) đã lên 145 triệu đồng; dự án King Crown Infinity tái khởi động cũng có giá bán 110 triệu đồng (giai đoạn 1 là 95 triệu đồng mỗi m2). Hay dự án siêu sang Metropole Thủ Thiêm dự kiến mở bán giỏ hàng giai đoạn 3 với giá 300-450 triệu đồng mỗi m2 (giai đoạn 2 là 250 triệu đồng)…

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, nói giá chung cư TP Thủ Đức tăng nhanh hơn các khu vực khác do nơi đây tập trung chủ yếu các dự án cao cấp trở lên và không có nguồn hàng phổ thông để “điều hòa” mặt bằng chung. Ngoài ra, giá chuyển nhượng các dự án hiện hữu (nhất là khu vực Thủ Thiêm) ngày càng tăng cũng tạo hiệu ứng dây chuyền.

“Nguồn cung cao cấp ngày càng nhiều và căn hộ giá phổ thông trở nên khan hiếm”, ông này cho hay.

Giám đốc kinh doanh Công ty bất động sản Hòa Phát, ông Trần Đình Huy nhìn nhận do áp lực tài chính, chi phí đầu tư cao, nên không có nhiều chủ đầu tư dám triển khai dự án cũng như bán hàng giai đoạn này. “Chỉ những chủ đầu tư có tiềm lực mạnh mới dám ra mắt dự án. Đồng thời, họ cũng chỉ tập trung vào bất động sản cao cấp với lợi nhuận tốt hơn nhà ở bình dân”, ông phân tích.

Hãng dịch vụ tư vấn Avison Young dự báo TP HCM sẽ có thêm hơn 6.200 căn hộ những tháng cuối năm nay. Chỉ riêng tại TP Thủ Đức, hàng loạt dự án như Empire City, The Metropole và The Opus One sẽ tiếp tục tung hàng. Đến 2026, thị trường có thể bổ sung khoảng 35.600 căn, trong đó 52% ở Thủ Đức. Dù nguồn cung có dồi dào hơn, giá chào bán dự kiến vẫn đắt thêm 6-10% so với hiện tại vì tác động từ bảng giá đất mới và chi phí triển khai dự án leo thang.

Trong khi đó, theo OneHousing, nguồn cung mới tại TP HCM năm 2025 sẽ có sự tăng trưởng gần gấp đôi so với năm nay, khoảng 12.000 căn. Tuy nhiên, các dự án mở mới chủ yếu vẫn ở khu Đông, tập trung phân khúc cao cấp và hạng sang, mức giá dự kiến tại các dự án thời gian tới đều trên 100 triệu đồng mỗi m2. Người mua ở và nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp.

Phương Uyên

Đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho người mua nhà ở công

TP HCMTrung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng đề xuất chưa áp bảng giá đất mới với hộ dân nộp hồ sơ trước 31/10, đang chờ duyệt mua nhà cũ của Nhà nước.

Bảng giá đất điều chỉnh được TP HCM áp dụng từ 31/10. Theo quy định, tiền chuyển quyền sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước (với trường hợp trước 5/7/1994, từ 5/7/1994 đến 19/1/2007) được tính theo bảng giá tại thời điểm ký hợp đồng mua bán. Tức là, bảng giá đất điều chỉnh của thành phố sẽ được áp dụng với các trường hợp này.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (HMCIC, thuộc Sở Xây dựng TP HCM), việc áp bảng giá đất mới với trường hợp người dân đã đăng ký mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chưa được duyệt, sẽ khiến họ bị thiệt thòi. Bởi so với bảng giá đất cũ, các mức giá tăng nhiều lần so với trước, khiến các hộ dân thuộc diện này phải đóng thuế phí tăng gấp 4-7 lần trước.

“Sẽ rất thiệt thòi khi áp bảng giá đất mới cho những người dân đã nộp hồ sơ từ rất lâu, nhưng vì vướng mắc thủ tục mà chưa được giải quyết”, đại diện HMCIC nói.

Ngoài ra, theo quyết định về bảng giá đất điều chỉnh của TP HCM, cơ quan Nhà nước tiếp nhận hồ sơ của người dân trước thời điểm bảng giá đất mới có hiệu lực, thì vẫn áp dụng tính nghĩa vụ tài chính theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ.

Do đó, cơ quan này đề nghị UBND TP HCM xem xét, chưa áp dụng bảng giá đất mới với các trường hợp nộp đơn đề nghị mua trước ngày 31/10, để đảm bảo quyền lợi của người dân.




Dãy nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, TP HCM, tháng 10/2024. Ảnh: Phương Uyên

Dãy nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, TP HCM, tháng 10/2024. Ảnh: Phương Uyên

Theo thống kê của HMCIC, đến 27/10 thành phố tiếp nhận 841 đơn xin mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước của người dân, tổ chức. Tuy nhiên, mới có 9 trường hợp được mua. Như vậy, còn 832 trường hợp người dân đã đăng ký nhưng vẫn chưa được phê duyệt.

TP HCM có khoảng 10.000 địa chỉ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước đang cho thuê hoặc bỏ trống. Với các nhà đất đang cho thuê, thành phố sẽ bán hóa giá cho người đang sử dụng thuộc đối tượng có công, cán bộ Nhà nước. Để được mua những căn nhà này, người dân phải làm thủ tục xin mua lại nhà theo quy định của pháp luật, song rất khó khăn.

Chẳng hạn, dãy nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên đường Hai Bà Trưng (quận 3, TP HCM) xây dựng từ năm 1978, thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp Chế biến hạt điều Lạc Long Quân. Khu nhà này sau đó được bố trí cho cán bộ công nhân của xí nghiệp thuê. Đến 2016, những hộ dân tại đây làm đơn xin mua lại nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Sáu năm sau, TP HCM có văn bản xác nhận đây là tài sản công và đồng ý xem xét bán cho 17 hộ dân xin mua theo quy định. Song, sau 8 năm nộp hồ sơ các hộ dân tại đây vẫn chưa được duyệt mua nhà.

Phương Uyên

Nhiều nhà trong ngõ rao bán ngang mặt phố

Hà NộiNhiều căn nhà trong ngõ ở quận xa trung tâm được chào giá 200-250 triệu đồng một m2, tăng 30-40% so với đầu năm, nhưng giao dịch kém.

Dự tính chuyển gia đình về quê trước Tết, bà Nguyệt (ngụ ở quận Nam Từ Liêm) rao bán căn nhà trong ngõ ở đường Mỹ Đình. Bà tham khảo môi giới về mặt bằng giá khu vực và bất ngờ khi một số căn khoảng 140-150 triệu đồng mỗi m2 hồi đầu năm, giờ tăng lên quanh 200 triệu đồng.

Hy vọng có thể “ăn theo” đà tăng nhiệt của thị trường, cuối tháng 7, bà Nguyệt rao bán nhà rộng gần 45 m2 giá 11 tỷ đồng, tức khoảng 244 triệu đồng một m2. Thời gian đầu, mỗi tuần khoảng 2-3 khách tới xem nhà, nhưng họ không chốt vì chê giá cao. Một số người thương lượng hạ xuống dưới 9 tỷ đồng, nhưng bà Nguyệt không đồng ý vì cho rằng chưa được giá.

Theo ghi nhận của VnExpress, nhiều nhà trong ngõ nhỏ tại quận xa trung tâm Hà Nội, ôtô không vào tận nơi, được rao bán 200-250 triệu đồng một m2, tùy diện tích, đặc điểm khu đất và hiện trạng bàn giao. So với hồi đầu năm, giá này tăng 30-40%, tương đương 9-15 tỷ đồng cho diện tích 40-60 m2. Mức này ngang với giá một số căn nhà mặt phố trong cùng khu vực.

Căn nhà diện tích 35 m2 thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, mặt ngõ rộng chưa tới 2 m, được chào gần 8 tỷ đồng (khoảng 228 triệu đồng một m2). Giá này tăng 2,5 tỷ đồng so với mức rao bán hồi đầu năm. Hay một căn rộng khoảng 30 m2 trong ngõ đường Kim Giang, quận Thanh Xuân được rao gần 7 tỷ đồng, tăng 55% so với năm ngoái. Môi giới bán căn này cho biết chủ nhà tăng giá sau khi sang sửa, đầu tư nội thất.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc một sàn giao dịch nhà đất thổ cư phía Tây Hà Nội cho biết nhà trong ngõ là loại hình đặc thù vì mỗi căn có đặc điểm vị trí, chiều rộng ngõ, mặt tiền, diện tích khu đất, hiện trạng xây dựng… khác nhau. Tất cả tiêu chí này đều ảnh hưởng đến giá bán.

Theo ông, mặt bằng giá 200-300 triệu đồng một m2 trước đây thường ghi nhận với nhà mặt phố, ngõ rộng ôtô vào tận cửa… thì nay xuất hiện ở nhiều căn trong ngõ hẹp. “Đây là giá kỳ vọng của người bán sau đà tăng nhiệt của loại hình chung cư và đất đấu giá thời gian qua”, ông nhận xét.




Một dãy nhà trong ngõ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Diễm

Một dãy nhà trong ngõ tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Diễm

Dù rao bán giá cao ngang nhà mặt phố, nhiều căn trong ngõ giao dịch chậm, thậm chí không có thanh khoản. Anh Trần Lâm, một nhà đầu tư chuyên “săn” nhà trong ngõ để xây mới rồi sang nhượng cho biết hiện nhiều căn trong ngõ tại quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân hay Hà Đông được chủ nhà “hét” giá cao, thậm chí vượt 250 triệu đồng một m2, nhưng thanh khoản chậm. Điểm chung của những căn này là nằm sâu trong ngõ hẹp, xây và sử dụng nhiều năm hoặc được chủ nhà cải tạo một phần để dễ bán.

Ví dụ, căn nhà 30 m2 tại Kim Giang, quận Thanh Xuân từng được nhà đầu tư này hỏi mua thời điểm quý I, giá khoảng 4,5 tỷ đồng. Nửa năm sau căn này vẫn chưa được giao dịch nhưng giá đã tăng lên gần 7 tỷ đồng, sau khi chủ nhà sửa, đầu tư thêm nội thất.

Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty EZ Property cho biết nhà đất trong ngõ hẻm thường là phân khúc được người mua đem lên bàn cân với chung cư mới. Thời gian qua, nhiều dự án chung cư ở vùng ven mở bán trung bình 70-90 triệu đồng một m2, tương đương giỏ hàng 3 phòng ngủ trở lên giá 7-9 tỷ đồng một căn. Điều này khiến nhà trong ngõ leo thang bởi tâm lý “vừa có đất vừa có tổng diện tích sàn sử dụng lớn hơn”. Chưa kể vài tháng gần đây, những phiên đấu giá huyện ven với giá trúng hơn 100 triệu đồng một m2 cũng đẩy tâm lý thị trường nhà đất ở trung tâm dâng cao.

Ngoài người có nhu cầu ở thực, ông Toàn cho rằng phần lớn khách tìm nhà trong ngõ là nhà đầu tư sẵn tiền, muốn mua để cải tạo, xây mới rồi sang nhượng hoặc kinh doanh cho thuê tạo dòng tiền. Thời gian trước, biên độ tăng giá của nhà đất trong hẻm ít biến động mạnh như các phân khúc khác, phù hợp với nhà đầu tư có khẩu vị ổn định, muốn tích sản. Hiện nhiều căn trong ngõ bị đẩy giá rất cao khiến tỷ suất cho thuê sụt giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng, dẫn đến thanh khoản yếu.

Sau 4 tháng không chốt được giao dịch, bà Nguyệt tự treo biển bán nhà và gửi thêm môi giới khác, song không khả quan hơn. Môi giới cho biết giá căn này cạnh tranh với một số nhà nằm trên mặt đường Mỹ Đình, trong khi vị trí ở ngõ hẹp dưới 2,5 m, dễ ngập nên kém thu hút nhóm khách mua đầu tư.

“Tôi ngỡ nhà được giá như môi giới tư vấn, nhưng nhiều tháng vẫn chưa có giao dịch. Nếu gặp khách thiện chí, tôi sẽ giảm còn 9,5 tỷ đồng”, bà Nguyệt cho hay.

Các chuyên gia lưu ý, thị trường bất động sản Hà Nội đã trải qua hơn ba quý tăng giá mạnh và nhà đất trong ngõ không ngoại lệ. Trước khi xuống tiền, người mua cần khảo sát kỹ giá từ nhiều nguồn; thông tin pháp lý như quy hoạch, cấp phép xây dựng, thế chấp ngân hàng. Người mua cũng cần tìm hiểu tiện ích, môi trường sống xung quanh, tránh các rủi ro như nhà chưa sổ đỏ hoặc chung sổ, mua bán giấy tờ viết tay hoặc vi bằng…

Trước tình trạng giá nhà đất ngày càng đắt đỏ, Bộ Xây dựng cho hay sẽ nghiên cứu, đề xuất thí điểm mô hình trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý. Đề xuất này nhằm hạn chế tình trạng sàn giao dịch, môi giới có thể cấu kết gây nhiễu loạn thị trường, giảm bớt rủi ro về giá và pháp lý cho người mua.

Ngọc Diễm

Latest Posts