Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Cổ phiếu Eximbank dứt chuỗi ngược dòng thị trường

Sau giai đoạn ngược dòng thị trường để lập đỉnh vào cuối tháng trước, EIB đang giảm nhanh và hạ hơn 40% trong hai tuần.

Cổ phiếu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) sáng nay chạm giá sàn 24.150 đồng, nối dài chuỗi giảm hết biên độ ba phiên liên tiếp. Cổ phiếu tiếp tục rơi vào tình trạng không có bên mua, thể hiện qua lượng chờ bán giá sàn gần 6 triệu đơn vị nhưng khớp chưa đến 100.000 đơn vị.

EIB là cổ phiếu duy nhất trong nhóm ngân hàng điều chỉnh hết biên độ trong phiên sáng nay. Ông Trần Tấn Lộc, Tổng giám đốc Eximbank, cho rằng đợt điều chỉnh này do cung cầu thị trường.

Ông khẳng định hoạt động kinh doanh của nhà băng này ổn định và cơ cấu cổ đông không có nhiều xáo trộn. Giá cổ phiếu EIB đã xuống mức thấp nhất từ đầu năm nhưng theo ông Lộc, so với các mã cùng ngành thì đây không phải quá thấp. “Giá vừa tăng quá mạnh nên khi đi xuống cũng nhanh”, ông nói, đồng thời dự đoán đà giảm sẽ sớm chững lại.

Hai tháng qua, xu hướng vận động của cổ phiếu EIB cũng ngược dòng các mã cùng ngành. Điển hình như khi VCB, CTG, BID, TCB điều chỉnh mạnh suốt tháng 9, thị giá EIB lại bật mạnh cùng thanh khoản đột biến. Giá cổ phiếu này thường tăng vọt trong những phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa.

Đến nửa tháng gần đây, khi các mã trụ ngân hàng hồi phục hoặc giảm không quá 10%, EIB lại lao dốc nhanh bất chấp kết quả kinh doanh vừa công bố ghi nhận lãi trước thuế tăng gấp ba cùng kỳ 2021. Cổ phiếu này đã giảm 8 trong số 9 phiên giao dịch kể từ đầu tháng, mất hơn 42,5% so với vùng đỉnh 42.000 đồng được thiết lập cuối tháng trước. Vốn hoá thị trường cũng giảm sâu từ trên 51.000 tỷ đồng xuống dưới 30.000 tỷ đồng.

Trước đợt giảm giá này, EIB ghi nhận nhiều giao dịch thoả thuận lớn do các tổ chức liên quan đến nhóm cổ đông Thành Công bán ra. Ước tính khối lượng nhóm này đã thoái hơn 117 triệu cổ phiếu, tương đương 9,52% cổ phiếu ngân hàng đang lưu hành. Giao dịch chủ yếu được thực hiện trong ngày 14/10 khi khối lượng khớp lên đến 98 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 3.920 tỷ đồng. Hai thành viên Hội đồng quản trị liên quan đến nhóm Thành Công sau đó đã từ nhiệm.

Lượng lớn cổ phiếu đổi chủ nhưng Eximbank chưa thông báo có thêm cổ đông lớn. Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản) vẫn là cổ đông lớn duy nhất, sở hữu 15% vốn Eximbank dù hai bên đã chấm dứt thoả thuận liên minh chiến lược từ tháng 3/2022.

Phương Đông

Cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị bán tháo

Bảng điện tử phiên 11/11 là hai thái cực với một bên là hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm sàn, phần còn lại là sắc xanh của nhóm ngân hàng.

VN-Index chốt phiên hôm nay trong sắc xanh, tăng 7 điểm (0,77%) lên 954,53 điểm. VN30-Index có phần tích cực hơn khi tăng hơn 12 điểm (1,29%), tiến gần 950 điểm. Số mã tăng và giảm trên HoSE tương đồng khi cùng ghi nhận hơn 200 mã. Trong nhóm vốn hóa lớn, sắc xanh chiếm ưu thế.

Nếu chỉ nhìn từ chỉ số và sự cân bằng giữa số mã tăng – giảm, phiên hôm nay không có nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu xem từ diễn biến chính trên bảng điện, sự phân hóa được đẩy lên cao khi nhóm tài chính – ngân hàng và bất động sản là hai thái cực trái ngược.




VN-Index chốt phiên 11/11 tăng hơn 7 điểm nhờ lực kéo của nhóm ngân hàng, trong khi nhiều mã bất động sản giảm hết biên độ. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 11/11 tăng hơn 7 điểm nhờ lực kéo của nhóm ngân hàng, trong khi nhiều mã bất động sản giảm hết biên độ. Ảnh: VNDirect

Áp lực bán tháo với nhóm bất động sản tiếp tục xảy ra trên diện rộng bất chấp sắc xanh của VN-Index.

Nhà đầu tư quyết thoát hàng bằng mọi giá khiến phần lớn nhóm này trong tình trạng “trắng bảng bên mua”. Từ những cổ phiếu vốn hóa lớn như NVL, PDR cho tới nhóm vốn hóa tầm trung như DIG, QCG, SCR, DXG, CII, HQC đều chung tình cảnh nằm sàn.

Cùng chiều với các mã bất động sản là nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng. Cổ phiếu của những đại gia như CTD, HBC giảm hết biên độ. Trong nhóm thép, HPG trở thành điểm sáng khi tăng 1,7% nhờ khối ngoại mua ròng hơn 18 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, HSG và NKG “trắng bảng bên mua”.

Ở chiều ngược lại, VN-Index được đỡ bởi nhóm tài chính – ngân hàng, bán lẻ. Trong VN30, MSN tăng gần hết biên độ, ACB, BID, CTG, VCB có thêm gần 4%. Nhóm cổ phiếu liên quan tới Vingroup và KDH là những mã bất động hiếm hoi giữ được sắc xanh.

Với phân khúc vốn hóa trung bình, các cổ phiếu nhóm chứng khoán, thủy sản, phân bón giao dịch tích cực.

Thanh khoản thị trường tương đương những phiên gần đây, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt gần 11.000 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng đột biến với quy mô hơn 2.000 tỷ đồng, tập trung vào KDH, STB, HPG.

Minh Sơn

Cổ phiếu Eximbank trượt dài từ đỉnh

Sau giai đoạn ngược dòng thị trường để lập đỉnh vào cuối tháng trước, EIB đang giảm nhanh và hạ hơn 40% trong hai tuần.

Cổ phiếu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) sáng nay chạm giá sàn 24.150 đồng, nối dài chuỗi giảm hết biên độ ba phiên liên tiếp. Cổ phiếu tiếp tục rơi vào tình trạng không có bên mua, thể hiện qua lượng chờ bán giá sàn gần 6 triệu đơn vị nhưng khớp chưa đến 100.000 đơn vị.

EIB là cổ phiếu duy nhất trong nhóm ngân hàng điều chỉnh hết biên độ trong phiên sáng nay. Xu hướng vận động trong khoảng hai tháng qua của cổ phiếu này cũng ngược dòng các mã cùng ngành.

Điển hình như khi VCB, CTG, BID, TCB điều chỉnh mạnh suốt tháng 9, thị giá EIB lại bật mạnh cùng thanh khoản đột biến. Giá cổ phiếu này thường tăng vọt trong những phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa.

Đến nửa tháng gần đây, khi các mã trụ ngân hàng hồi phục hoặc giảm không quá 10%, EIB lại lao dốc nhanh bất chấp kết quả kinh doanh vừa công bố ghi nhận lãi trước thuế tăng gấp ba cùng kỳ 2021. Cổ phiếu này đã giảm 8 trong số 9 phiên giao dịch kể từ đầu tháng, mất hơn 42,5% so với vùng đỉnh 42.000 đồng được thiết lập cuối tháng trước. Vốn hoá thị trường cũng giảm sâu từ trên 51.000 tỷ đồng xuống dưới 30.000 tỷ đồng.

Trước đợt giảm giá này, EIB ghi nhận nhiều giao dịch thoả thuận lớn do các tổ chức liên quan đến nhóm cổ đông Thành Công bán ra. Ước tính khối lượng nhóm này đã thoái hơn 117 triệu cổ phiếu, tương đương 9,52% cổ phiếu ngân hàng đang lưu hành. Giao dịch chủ yếu được thực hiện trong ngày 14/10 khi khối lượng khớp lên đến 98 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 3.920 tỷ đồng. Hai thành viên Hội đồng quản trị liên quan đến nhóm Thành Công sau đó đã từ nhiệm.

Lượng lớn cổ phiếu đổi chủ nhưng Eximbank chưa thông báo có thêm cổ đông lớn. Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản) vẫn là cổ đông lớn duy nhất, sở hữu 15% vốn Eximbank dù hai bên đã chấm dứt thoả thuận liên minh chiến lược từ tháng 3/2022.

Phương Đông

Ông Đặng Thành Tâm muốn mua 25 triệu cổ phiếu Kinh Bắc

Chủ tịch Kinh Bắc sáng 10/11 đăng ký gom 50 triệu cổ phiếu, nhưng đến chiều giảm còn một nửa để không thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM chiều 10/11, ông Đặng Thành Tâm cho biết nếu giao dịch 50 triệu cổ phiếu thì ông và những người liên quan sẽ sở hữu quá 25% cổ phần đang lưu hành của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC). Ông phải thực hiện thủ tục chào mua công khai trong trường hợp này và chờ ít nhất 15 ngày để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận mới được giao dịch.

Do đó, ông Tâm điều chỉnh khối lượng mua là 25 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 138,6 triệu cổ phiếu, tương đương 18,06% cổ phần Kinh Bắc. Giao dịch dự kiến thực hiện từ tuần sau đến giữa tháng 12.

“Sau khi kết thúc việc mua vào lần này, tôi và những người liên quan sẽ xem xét quy trình để tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KBC”, ông Tâm nói.

Ban lãnh đạo Kinh Bắc đang cho thấy nỗ lực cứu giá cổ phiếu trong bối cảnh KBC kéo dài chuỗi giảm sáu phiên liên tiếp, trong đó ba phiên mất hết biên độ, và nhóm quỹ đầu tư nước ngoài liên quan đến Dragon Capital liên tục bán ra. Giá cổ phiếu trong một tuần giảm 22%, từ vùng 18.000 đồng xuống 13.950 đồng. So với đầu năm, cổ phiếu này (tính theo giá điều chỉnh) đã giảm xấp xỉ 70%.

Trước khi ông Tâm đăng ký mua vào, Kinh Bắc đã thông báo triệu tập đại hội cổ đông bất thường để “bàn về công tác quản trị, kế hoạch đầu tư, phát triển kinh doanh năm 2023 và các vấn đề liên quan khác để mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông trong tình hình mới”.

Ban lãnh đạo Kinh Bắc cho rằng thị trường chứng khoán chao đảo, cổ phiếu rớt giá nghiêm trọng (đặc biệt là cổ phiếu bất động sản dân dụng) đã tạo hiệu ứng cho những mã khác giảm theo mà không còn phân biệt giá trị từng công ty. Điều này dẫn đến thực trạng hoạt động kinh doanh của Kinh Bắc không còn được phản ánh đúng.

Ban lãnh đạo công ty cho biết dòng tiền hiện tại đều đến từ nhà đầu tư nước ngoài và chính sách “zero Covid” từ các nước lân cận đang giúp công ty thu hút thêm nhà đầu tư mới. Các hoạt động khác như xây dựng nhà ở xã hội, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, thu phí hạ tầng cũng mang đến nguồn tiền ổn định. Luỹ kế chín tháng đầu năm, Kinh Bắc lãi sau thuế hợp nhất hơn 2.135 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty hơn 18.640 tỷ đồng và giá trị sổ sách mỗi cổ phần là 24.285 đồng.

Do đó, ban lãnh đạo đang cân nhắc phương án chia cổ tức 20% bằng tiền mặt hay mua cổ phiếu quỹ để tăng giá trị cổ phiếu, đem lại lợi ích cho cổ đông “khi tình hình chứng khoán khó lường”.

Phương Đông

Novaland nêu lý do cổ phiếu giảm sàn năm phiên liên tiếp

Novaland cho rằng cổ phiếu liên tục giảm sàn do “yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô”.

Thông tin này được ban lãnh đạo Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) nêu trong giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM sáng 10/11.

NVL đang trải qua đợt điều chỉnh mạnh nhất từ khi niêm yết trên sàn do thị trường chứng khoán lẫn bất động sản đối mặt nhiều thông tin, dự báo tiêu cực. Cổ phiếu này đã không tăng giá trong 12 phiên liên tiếp, trong đó có chuỗi giảm sàn năm phiên liên tục từ 3-9/11. Thanh khoản cũng giảm mạnh khi không phiên nào đạt trên một triệu cổ phiếu.

NVL sáng nay tiếp tục giảm hết biên độ và không có bên mua. Khối lượng khớp lệnh xấp xỉ 200.000 cổ phiếu, trong khi lượng chờ bán tại giá sàn hơn 28 triệu cổ phiếu.

Trong nửa tháng qua, thị giá NVL mất 40% từ 75.000 đồng xuống 44.950 đồng. Vốn hoá của Novaland còn khoảng 87.600 tỷ đồng, ra khỏi nhóm 10 doanh nghiệp quy mô vốn hoá lớn nhất sàn TP HCM.

Ngược với xu hướng bán tháo, ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn – hôm qua thông báo đã mua hai triệu cổ phiếu để tăng sở hữu lên 83 triệu cổ phiếu, tương đương 4,269%. Lượng cổ phiếu ông Quân giao dịch thành công bằng 10% số lượng đăng ký mua trước đó.

Thị giá điều chỉnh mạnh khiến nhiều công ty chứng khoán điều chỉnh tỷ lệ cho vay ký quỹ (margin) đối với cổ phiếu Novaland. Từ đầu tuần đến nay, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam hai lần điều chỉnh tỷ lệ cho vay cổ phiếu này từ 50% xuống 30%. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam và Chứng khoán ACB đã cắt margin từ 40% còn 0% từ đầu tháng.

Phương Đông

Cổ phiếu DIG bị bán tháo

Hơn 57 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng (DIG) được sang tay phiên 9/11, trong đó phân nửa khớp lệnh tại giá sàn.

Khối lượng khớp lệnh hôm nay tương đương 9,4% tổng số cổ phiếu DIG đang lưu hành và là mức cao nhất từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu này đứng đầu bảng xếp hạng thanh khoản, gần bằng hai mã xếp sau là STB và HPG cộng lại.

Thị giá cổ phiếu này cũng dao động mạnh. DIG giảm hết biên độ ngay khi mở cửa, nhưng đến giữa phiên hồi phục mạnh lên gần giá trần. Đến cuối phiên, cổ phiếu lại đảo chiều về giá sàn 13.400 đồng và nối dài mạch giảm sáu phiên liên tiếp.

Đợt điều chỉnh của DIG bắt đầu từ tháng 4, khi thị trường chứng khoán xuất hiện thông tin tiêu cực liên quan đến vi phạm của lãnh đạo một số doanh nghiệp, nhưng nửa tháng qua mới là giai đoạn cổ phiếu này bị xả hàng mạnh nhất. Áp lực bán giải chấp cổ phiếu thuộc sở hữu của lãnh đạo công ty khiến giá trượt dài.

Sáng nay, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thông báo sẽ bán giải chấp gần 640.000 cổ phiếu của Phó chủ tịch DIG Nguyễn Hùng Cường và 1,6 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu của Công ty Đầu tư Phát triển Thiên Tân – cổ đông lớn nhất tại DIG. Từ cuối tháng 10 đến nay, KBSV cũng nhiều lần “call margin” ông Cường và Thiên Tân với khối lượng lớn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó chủ tịch DIG, đầu tuần này cũng bị Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) và Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) thông báo bán giải chấp khoảng 3,5 triệu cổ phiếu.

Tương tự, Chủ tịch DIG Nguyễn Thiện Tuấn liên tục nhận thông báo bán giải chấp. Ước tính khối lượng mà KBSV, YSVN và MAS dự kiến bán trong danh mục của ông Tuấn xấp xỉ 14 triệu cổ phiếu.

DIG năm ngoái được độc giả VnExpress chọn là cổ phiếu giúp họ sinh lời nhiều nhất khi tăng từ vùng 28.000 đồng lên 100.000 đồng. Đợt điều chỉnh kéo dài khiến thị giá hiện tại (tính theo mức điều chỉnh sau khi trả cổ tức và thưởng cổ phiếu) giảm 83% so với đầu năm và 86% so với vùng đỉnh được thiết lập giữa tháng 1/2022. Vốn hoá thị trường của doanh nghiệp còn khoảng 8.200 tỷ đồng.

Phương Đông

Khối ngoại tiếp tục bắt đáy cổ phiếu

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục mua ròng hơn 500 tỷ đồng, giúp nhiều cổ phiếu vượt xa tham chiếu, thị trường có thêm phiên tăng điểm.

Thị trường dứt chuỗi giảm điểm sau phiên hôm qua giúp tâm lý nhà đầu tư phần nào được cải thiện.

VN-Index mở cửa hôm nay trên tham chiếu khi áp lực bán tháo chỉ còn ở một số mã nhóm bất động sản, xây dựng và thép. Sắc xanh trong phần còn lại của thị trường, đặc biệt là một số mã ngân hàng, bán lẻ và một phần nhóm bất động sản giúp chỉ số bật lên. Đến giữa phiên sáng, VN-Index tăng hơn 10 điểm, tiến gần ngưỡng 1.000 điểm. Lực mua vào của khối ngoại cũng là một yếu tố tích cực đóng góp vào đà tăng chung của thị trường.

Tuy nhiên, cũng như phiên hôm qua, lực mua dần chậm lại ở vùng giá cao khiến đà tăng không được nới rộng. Sang phiên chiều, VN-Index có thời điểm lùi về dưới tham chiếu khi áp lực bán gia tăng. Dù vậy, sàn HoSE vẫn có thêm phiên tăng điểm nhờ lực kéo lại ở phiên ATC. Chốt phiên, VN-Index tăng gần 4 điểm (0,4%) lên 985,59 điểm. VN30-Index đóng cửa sát tham chiếu. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giữ sắc xanh, trong khi UPCOM-Index khép phiên trong sắc đỏ.




VN-Index chốt phiên 9/11 trong sắc xanh. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 9/11 trong sắc xanh. Ảnh: VNDirect

So với hôm qua, trạng thái của thị trường có phần tích cực hơn. Sàn HoSE ghi nhận 245 mã tăng, so với 178 mã giảm. Trong nhóm vốn hóa lớn, 18/30 mã bluechip tăng giá.

Lực kéo cho thị trường phiên hôm nay vẫn là nhóm ngân hàng, dầu khí, nhưng có thêm sự phục hồi từ một số mã bất động sản. Trong VN30, POW là mã tăng tốt nhất khi có thêm gần 4%, theo sau là BID tăng 3,6%, CTG, PLX, HDB có thêm hơn 2%. Ba mã tăng tốt nhất nhóm bluechip đều là những mã được khối ngoại mua ròng với quy mô lớn.

Ở nhóm bất động sản, các mã liên quan đến Vingroup đều giao dịch tích cực, với VHM tăng 1,7% còn VIC và VRE chốt phiên trên tham chiếu. Trong đó, VHM cũng là một trong những mã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất phiên.

Với phân khúc vốn hóa trung bình, nhiều mã bất động sản đã trở lại sắc xanh sau chuỗi giảm liên tiếp trước đó. DXG, CEO, HQC, NLG chốt phiên trên tham chiếu. Tuy nhiên, ngược lại, nhiều mã khác thuộc nhóm này vẫn chịu áp lực bán tháo. Trong VN30, NVL và PDR tiếp tục giảm sàn với thanh khoản thấp, dư bán đều trên 20 triệu cổ phiếu. DIG cũng trong trạng thái tương tự, NBB, CII, SCR, QCG đóng cửa trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu xây dựng và thép tiếp tục diễn biến tiêu cực. NKG giảm sàn, HSG mất gần 3%, HPG giảm 1,1%, CTD và HBC cũng khép phiên dưới tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tương đương hai phiên gần đây, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay tiếp tục mua ròng với quy mô hơn 600 tỷ đồng.

Minh Sơn

Cổ phiếu ngân hàng kéo chứng khoán trở lại sắc xanh

Thị trường chìm trong sắc đỏ nửa đầu phiên 8/11 khi nhóm bất động sản tiếp tục bị bán tháo, nhưng sắc xanh đã trở lại trong phiên chiều nhờ cổ phiếu ngân hàng.

Sắc đỏ vẫn là gam màu chủ đạo trong phiên giao dịch hôm nay. VN-Index mở cửa giảm hơn 15 điểm, lùi về ngưỡng 960 điểm khi nhiều mã bất động sản tiếp tục “nằm sàn”. Áp lực bán lan rộng ra nhiều nhóm cổ phiếu khác, như xây dựng, thép, trong khi lực cầu thận trọng, khiến chỉ số có lúc lùi về gần vùng 950, giảm gần 20 điểm so với tham chiếu.

Tuy nhiên, khác với phiên đầu tuần, lực mua bắt đầu chủ động hơn. Các mã ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dần phục hồi khi dòng tiền đổ vào bắt đáy. Nhờ sắc xanh của những nhóm chiếm tỷ trọng cao trong rổ vốn hóa, chỉ số của HoSE trở lại gần tham chiếu.

Sang phiên chiều, đà tăng có phần chững lại khi lực mua không còn quá quyết liệt ở vùng giá xanh. Dù vậy, nỗ lực của nhóm tài chính – ngân hàng vẫn đủ để thị trường dứt chuỗi giảm. Chốt phiên, VN-Index tăng hơn 6 điểm (0,66%) lên 981,65 điểm. VN30-Index tăng hơn 7 điểm (0,74%) lên trên 980 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng vượt trên tham chiếu.




VN-Index chốt phiên 8/11 tăng hơn 6 điểm, dứt chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp trước đó. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 8/11 tăng hơn 6 điểm, dứt chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp trước đó. Ảnh: VNDirect

Dù chỉ số giữ sắc xanh, số mã giảm vẫn chiếm ưu thế hơn trên bảng điện khi đà tăng phụ thuộc vào nhóm vốn hóa lớn. Trong VN30, 23/30 mã bluechip tăng giá. Trong khi đó, sàn HoSE ghi nhận hơn 230 mã giảm, so với hơn 200 mã tăng.

Ngân hàng, chứng khoán, dầu khí và bán lẻ là những nhóm dẫn dắt thị trường trong phiên hôm nay. Trong VN30, POW tăng hết biên độ, STB có thêm hơn 6%, BID, SSI tăng gần 5%, MWG có thêm 4%, ACB vượt tham chiếu 3%, CTG, TPB tăng hơn 2%, TCB, MBB, VCB, VPB cùng chốt phiên trong sắc xanh.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, FRT, DWG tăng 2-3%, HCM, VCI, MBS, SHS vượt xa tham chiếu. Các cổ phiếu khác nhóm năng lượng, dầu khí, lương thực giao dịch tích cực.

Ngược lại, bất động sản, xây dựng vẫn là nhóm cổ phiếu bị nhà đầu tư bán ra ồ ạt. Trong nhóm bluechip, NVL và PDR cùng giảm kịch sàn, dư bán gần 20 triệu cổ phiếu. Các mã khác nhóm này như DIG, NLG, QCG, SCR giảm sâu.

Với nhóm xây dựng, HBC, CTD giảm hết biên độ. Tình trạng tương tự với cổ phiếu ngành thép. HSG, NKG tiếp tục ghi nhận thêm phiên giảm sàn, HPG mất 4%.

Thanh khoản thị trường tương đương phiên đầu tuần, với giá trị giao dịch trên HoSE ghi nhận hơn 10.000 tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay tiếp tục mua ròng với quy mô hơn 500 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào KDH, POW, DGC, SSI, VND.

Minh Sơn

Nhiều nhà đầu tư ‘mắc cạn’ cổ phiếu bất động sản

44 trong 49 cổ phiếu bất động sản trên sàn TP HCM giảm so với đầu năm, trong đó 31 mã chia đôi giá, khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ những mã này âm vốn, cạn tiền.

Ông Nghĩa bắt đầu xuống tiền với cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) cách đây một năm, khi giá ở vùng 50.000 đồng. Hầu như tiền vốn, lãi mỗi lần bán cổ phiếu khác ông đều gộp vào mua thêm cổ phiếu này.

“Tôi tự phân tích kỹ thuật, tham khảo nhận định nhiều công ty chứng khoán, nghe chính lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ đều thấy lạc quan nên mới rót thêm tiền và còn vay ký quỹ để mong gỡ gạc”, ông Nghĩa giải thích lý do cho lần mua gần nhất vào giữa tháng 7, khi giá trượt xuống dưới 40.000 đồng một cổ phiếu.

Thế nhưng, diễn biến không như mong đợi của ông khi đợt bán tháo cổ phiếu bất động sản kéo dài hai tháng chưa có dấu hiệu kết thúc khiến thị giá NLG bốc bơi 68% so với đầu năm, chốt phiên hôm qua sát mốc 20.000 đồng và sáng nay tiếp tục giảm sâu. Viễn cảnh thu lại vốn của ông Nghĩa càng xa hơn khi công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu cách đây hai tuần do ông không còn tiền nộp thêm để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ. Trừ vài đợt đảo hàng có lãi cuối năm ngoái, ông Nghĩa đến nay lỗ xấp xỉ một tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

Không chỉ nhà đầu tư nhỏ như ông Nghĩa âm vốn, cạn tiền mà lãnh đạo nhiều công ty bất động sản đang niêm yết trên sàn chứng khoán cũng rơi vào cảnh tương tự.

Làn sóng bán giải chấp cổ phiếu thuộc sở hữu của lãnh đạo khởi phát từ cuối tháng trước và đang tiếp tục lan rộng. Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng vừa bị bán 713.000 cổ phiếu LDG, còn ông Nguyễn Tuấn Anh, Thành viên hội đồng quản trị Công ty Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HDC) bị bán 105.000 cổ phiếu HDC.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR), cuối tuần trước cũng nhận thông báo bán giải chấp 750.000 cổ phiếu. Phát Đạt Holdings, một doanh nghiệp liên quan đến ông Đạt, cũng bị công ty chứng khoán bán giải chấp 720.000 cổ phiếu PDR.

Mới nhất là trường hợp của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng (DIG) khi cùng lúc nhận thông báo bán giải chấp tổng cộng 5 triệu cổ phiếu từ Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam và Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Hai con của ông Tuấn đang giữ chức phó chủ tịch tại DIG cũng bị bán giải chấp 2,9 triệu cổ phiếu của công ty này.

Thông thường, công ty chứng khoán ước tính lượng cổ phiếu cần bán giải chấp và thông báo cho nhà đầu tư nhưng thực tế có thể thay đổi theo thị giá. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều khả năng lãnh đạo doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư cá nhân đối mặt áp lực bán mạnh hơn dự kiến bởi hàng loạt cổ phiếu vẫn chưa chặn được đà lao dốc.

Thống kê của VnExpress cho thấy 31 trong số 49 cổ phiếu bất động sản đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM đã giảm hơn phân nửa so với đầu năm (tính theo giá điều chỉnh sau các đợt phát hành chia cổ tức, tăng vốn). 12 cổ phiếu trong số này giảm trên 70%. Nhóm bất động sản hồi đầu năm có duy nhất cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng, nhưng đến cuối phiên hôm qua, con số này lên đến 21.

DRH, cổ phiếu của Công ty cổ phần DRH Holdings, đứng đầu về mức giảm giá trong ngành bất động sản với 81%, rơi từ vùng 22.000 đồng về 4.000 đồng. FLC là trường hợp đặc biệt trong danh sách này khi mất 80% so với giá đầu năm và đang bị đình chỉ giao dịch, đồng nghĩa nhà đầu tư có nhu cầu cắt lỗ cũng không được thực hiện trong giai đoạn này.

Áp lực xả hàng cổ phiếu bất động sản không loại trừ mã vốn hóa lớn hay nhỏ. 7 cổ phiếu bất động sản thuộc rổ VN30 đều ghi nhận mức giảm hai chữ số, trong đó KDH và PDR đã chia đôi giá. Hai cổ phiếu này cùng với NVL và nhóm Vingroup gồm VIC, VHM, VRE thường xuyên nằm trong danh sách những mã tác động tiêu cực nhất đến thị trường, khiến VN-Index thủng mốc 1.000 điểm để trở lại vùng giá cách đây hai năm.




Nhà đầu tư theo dõi bảng giá ở sàn VNDirect. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhà đầu tư theo dõi bảng giá ở sàn VNDirect. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Chu Đức Toàn, chuyên gia phân tích cao cấp tại Công ty Chứng khoán VNDirect, nhận định đợt bán tháo thời gian qua xuất phát từ việc siết chặt tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp khiến nhiều công ty bất động sản gặp vấn đề về thanh khoản phát triển dự án, đặc biệt là những doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu và sử dụng đòn bẩy lớn. Lãi suất tăng liên tục gây áp lực chi phí tài chính, đồng thời làm giảm cầu bất động sản. Những yếu tố này cộng thêm các vụ xử phạt nghiêm trọng và tin đồn khiến tâm lý nhà đầu tư hoang mang, áp lực bán ngày càng lan rộng.

Đồng quan điểm nhưng bà Nguyễn Thị Phương Lam – Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Rồng Việt – bổ sung rằng làn sóng bán giải chấp mới là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu bất động sản bị xả hàng quyết liệt.

Bà Lam đánh giá, trong đợt giảm kéo dài từ tháng 4 đến nay, nhà đầu tư có ba phản ứng dễ nhận thấy với cổ phiếu bất động sản. Đầu tiên là những người chấp nhận đau thương, chủ động cắt lỗ khi giá mới giảm khoảng 20% từ vùng đỉnh. Thứ hai là những nhà đầu tư sử dụng “tiền tươi thóc thật” không áp lực lãi vay nên dễ có tâm lý chờ hồi phục hơn. Nhóm này hiện không đủ can đảm cắt lỗ 60-80% và cũng không dám mua bình quân mà đợi chu kỳ tăng giá mới.

Thứ ba là nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy, đã gồng trong nhiều tháng nhưng giờ không còn tiền mặt để đảm bảo ký quỹ. “Rất đông nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong sóng tăng giá năm ngoái, giờ mất thanh khoản nên mắc cạn và trở thành tác nhân chính của đợt bán tháo”, bà nói.

Hai chuyên gia đều cho rằng mức chiết khấu của giá cổ phiếu bất động sản hiện tại cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng hồi đầu năm. Nhiều mã giảm bằng lần, thậm chí về dưới giá trị sổ sách nhưng để kỳ vọng về một sóng tăng mạnh trở lại là không khả thi trong điều kiện chính sách hiện tại.

Nhiều cổ phiếu năm ngoái dậy sóng theo công thức “có quỹ đất (hoặc dự án sắp triển khai) + kỳ vọng đầu tư công bùng nổ = tăng giá” trong khi nội tại doanh nghiệp không ổn định. Nhiều mã tăng bằng lần, thậm chí có mã gần chục lần, nên đợt điều chỉnh hiện tại mới đưa cổ phiếu về giá trị thực chứ chưa phản ảnh hết “cú đấm tổng lực” mà doanh nghiệp bất động sản đang trải qua: tắc pháp lý, nghẽn vốn ở tất cả các kênh tín dụng, trái phiếu, bán hàng (thanh khoản thấp).

Dự báo về diễn biến giá thời gian tới, cả hai chuyên gia cho rằng sẽ có sự phân hoá rất mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Những doanh nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh và có dự án để phát triển, mức chiết khấu giá cổ phiếu giai đoạn qua có thể đủ hấp dẫn nhà đầu tư dài hạn quay lại. Trong khi đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính lớn khó tránh khỏi việc điều chỉnh sâu hơn.

“Phải đến khi dòng vốn được khơi thông và có sự đảo ngược về chính sách tiền tệ thì chúng ta mới lại thấy triển vọng tươi sáng ở nhóm cổ phiếu bất động sản. Điều này khó có thể diễn ra trong 6 tháng đến một năm tới”, ông Toàn nhận định.

Phương Đông

Hơn 130 mã cổ phiếu trên HoSE giảm sàn

Sắc đỏ bao trùm thị trường trong phiên đầu tuần này, với nhóm bất động sản và xây dựng bị nhà đầu tư ồ ạt bán ra.

Đà giảm của thị trường đang tiến gần tới phiên thứ tư liên tiếp, khi sắc đỏ bao trùm bảng điện sáng nay. Áp lực bán tăng vọt từ khi mở cửa, đặc biệt với nhóm bất động sản và xây dựng, gây sức ép lên chỉ số. Dù nhiều cổ phiếu lùi sâu về giá sàn, lực mua vẫn thận trọng. Thanh khoản ở nhiều mã cổ phiếu giảm mạnh, có cổ phiếu gần như mất giao dịch.

Theo thời gian giao dịch, biên độ giảm của chỉ số càng lớn hơn. Một số nhóm khác như bán lẻ, thép, dệt may hay ngân hàng cũng lùi sâu.

Sang phiên chiều, thị trường có xu hướng hồi lên khi một số cổ phiếu nhóm ngân hàng và VN30 thu hẹp đà giảm, vượt trên tham chiếu. Dù vậy, sắc đỏ với phần còn lại của thị trường vẫn chiếm áp đảo. Áp lực với nhóm bất động sản và xây dựng lan rộng khiến số mã giảm sàn tăng so với đầu giờ. Lực kéo từ một số mã bluechip như VNM, GAS, ACB chỉ giúp biên độ không nới rộng thêm.

Chốt phiên, VN-Index mất gần 22 điểm (2,2%) xuống 975,19 điểm. Số mã giảm sàn ghi nhận 136 mã, trong số gần 400 mã giảm. VN30-Index giảm hơn 25 điểm (2,51%) còn 972,85 điểm, với 8/30 mã giảm hết biên độ. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng mất gần 3%.




VN-Index chốt phiên 7/11 giảm gần 22 điểm, với 136 mã giảm sàn. Ảnh: VNDirect

VN-Index chốt phiên 7/11 giảm gần 22 điểm, với 136 mã giảm sàn. Ảnh: VNDirect

Tạo áp lực lên thị trường ngay từ đầu giờ là nhóm bất động sản và xây dựng. Trong VN30, cổ phiếu NVL và PDR mở cửa trong trạng thái mất thanh khoản khi khối lượng giao dịch chỉ đạt chưa tới 20.000 cổ phiếu với mỗi mã. Trong khi đó, dư bán sàn với cả hai mã này đều đạt gần 11 triệu đơn vị. Đến cuối phiên, NVL, PDR, KHD và GVR giảm hết biên độ.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, nhiều mã bất động sản cũng chốt phiên ở trạng thái “trắng bảng bên mua”, như DIG, CEO, HQC, NLG, SCR, QCG, DXG, KBC. Cùng chiều với nhóm cổ phiếu bất động sản là các mã xây dựng. HBC, CTD hay C4G cùng giảm kịch sàn.

Các nhóm cổ phiếu khác cũng lao dốc khi tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, như bán lẻ, dệt may, thép, ngân hàng, chứng khoán.

Trong nhóm vốn hóa lớn, ngoài bất động sản, MWG, HDB, TCB, SSI cũng chốt phiên giảm hết biên độ, mất gần 7%. VIB, STB, TPB, MBB giảm 5-6%. Trong nhóm cổ phiếu thép, NKG và HSG giảm sàn, HPG lùi về dưới ngưỡng 14.000 đồng (mất hơn 6%).

Ở chiều ngược lại, VNM là mã giao dịch tích cực nhất khi tăng gần 3%, GAS, SAB có thêm hơn 1%. Hai mã ngân hàng là ACB và VPB cũng vượt tham chiếu.

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 10.500 tỷ đồng. Khối ngoại trở lại mua ròng với quy mô hơn 500 tỷ đồng, tập trung vào VNM, DGC, MSN.

Minh Sơn

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm sàn

Sắc đỏ bao trùm thị trường trong phiên đầu tuần này, với nhóm bất động sản và xây dựng bị nhà đầu tư ồ ạt bán ra.

Đà giảm của thị trường đang tiến gần tới phiên thứ tư liên tiếp, khi sắc đỏ bao trùm bảng điện sáng nay. Áp lực bán tăng vọt từ khi mở cửa, đặc biệt với nhóm bất động sản và xây dựng, gây sức ép lên chỉ số. Dù nhiều cổ phiếu lùi sâu về giá sàn, lực mua vẫn thận trọng. Thanh khoản ở nhiều mã cổ phiếu giảm mạnh, có cổ phiếu gần như mất giao dịch.

Theo thời gian giao dịch, biên độ giảm của chỉ số càng lớn hơn. Một số nhóm khác như bán lẻ, thép, dệt may hay ngân hàng cũng lùi sâu.

Cuối phiên sáng, VN-Index mất gần 23 điểm (2,3%) lùi về 974,23 điểm. VN30-Index giảm hơn 25 điểm (2,51%) còn 972,88 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất hơn 2%, còn UPCOM-Index cũng giảm 1,7%.




VN-Index giảm gần 23 điểm (2,3%) trong phiên sáng ngày 7/11. Ảnh: VNDirect

VN-Index giảm gần 23 điểm (2,3%) trong phiên sáng ngày 7/11. Ảnh: VNDirect

Sắc đỏ chiếm áp đảo với 371 mã giảm trên HoSE, so với 57 mã tăng. Riêng trong nhóm vốn hóa lớn, trạng thái cũng tương tự với 22/30 cổ phiếu bluechip giao dịch dưới tham chiếu.

Tạo áp lực lên thị trường ngay từ đầu giờ là nhóm bất động sản và xây dựng. Trong VN30, cổ phiếu NVL và PDR mở cửa trong trạng thái mất thanh khoản khi khối lượng giao dịch chỉ đạt chưa tới 20.000 cổ phiếu với mỗi mã. Trong khi đó, dư bán sàn với cả hai mã này đều đạt gần 11 triệu đơn vị.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, nhiều mã bất động sản cũng ở trạng thái “trắng bảng bên mua”, như DIG, NLG, SCR, QCG, DXG, KBC.

Cùng chiều với nhóm cổ phiếu bất động sản là các mã xây dựng. HBC, CTD giảm kịch sàn, C4G mất gần 8%.

Các nhóm cổ phiếu khác cũng lao dốc khi tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, như bán lẻ, dệt may, thép, ngân hàng, chứng khoán. Trong nhóm vốn hóa lớn, MWG giảm hơn 6%, HDB, VIB mất hơn 5%, SSI giảm 4,9%. Trong nhóm cổ phiếu thép, NKG và HSG giảm sàn, HPG lùi về dưới ngưỡng 14.000 đồng (giảm 4,8%).

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 4.700 tỷ đồng trong phiên sáng. Khối ngoại sáng nay giao dịch cân bằng, với giá trị mua vào và bán ra trên HoSE đều trên 380 tỷ đồng.

Minh Sơn

Tuần sóng gió với cổ phiếu Hoà Phát

HPG tuần qua đứng đầu danh sách những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index và chốt phiên cuối tuần tại 14.650 đồng, giảm gần 13% so với cuối tuần trước.

Ông Hải (42 tuổi) cho biết vừa rót 300 triệu đồng để bình quân giá HPG nhưng chỉ sau một tuần đã mất thêm gần 50 triệu đồng.

Ông này tự nhận là nhà đầu tư trung thành của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) và từng thắng lớn khi cổ phiếu này lên đỉnh 68.000 đồng vào giữa năm ngoái. HPG luôn chiếm tỷ trọng không dưới 15% danh mục đầu tư chứng khoán của ông Hải bởi “đây là cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt”, bất chấp thị giá trượt dài từ cuối năm ngoái đến nay.

Tuần trước, ông Hải chuyển thêm 300 triệu đồng vào chứng khoán để gom cổ phiếu này khi giá về dưới 17.000 đồng. Lệnh mua được khớp trước khi Hoà Phát công bố lỗ quý III lên đến 1.768 tỷ đồng do giá thép giảm, hàng tồn kho giá cao và tác động của tỷ giá ngoại tệ.

Thông tin về khoản lỗ khiến cổ phiếu HPG trải qua một tuần sóng gió với 4 trong 5 phiên giao dịch đóng cửa dưới tham chiếu. Trong đó, phiên đầu tuần (31/10) cho thấy phản ứng quyết liệt nhất của nhà đầu tư đang nắm giữ HPG khi họ bán tháo khiến cổ phiếu này mất hết biên độ và không còn bên mua. Thanh khoản hôm đó đạt hơn 66 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.040 tỷ đồng và lớn hơn khối lượng khớp lệnh ba phiên trước đó cộng lại.

“Tôi biết tuần trước mình vừa ‘bắt dao rơi’ thay vì bắt đáy ngay lúc thấy HPG chạm sàn”, ông Hải chia sẻ.

Áp lực bán tháo của nhà đầu tư trong nước những phiên sau giảm bớt, nhưng khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngày 1/11, HPG lập kỷ lục về thanh khoản từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán với 81,5 triệu cổ phiếu được sang tay, trong đó khối ngoại bán đến 37 triệu cổ phiếu. Tính chung cả tuần, khối ngoại bán ròng hơn 74 triệu cổ phiếu HPG với giá trị hơn 1.128 tỷ đồng – gấp ba lần cổ phiếu bị bán mạnh thứ hai là KBC.

HPG tuần qua liên tục đứng đầu trong danh sách những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Cổ phiếu này chốt phiên giao dịch cuối tuần tại 14.650 đồng, giảm gần 13% so với cuối tuần trước. Khoản tiền bình quân giá mà ông Hải rót vào HPG cũng giảm với tỷ lệ tương ứng, tức khoảng 50 triệu đồng.

Vốn hoá thị trường của Hoà Phát tính đến cuối tuần này đạt 85.200 tỷ đồng, giảm hơn 12.000 tỷ đồng so với tuần trước và rơi xuống thứ 13 trên bảng xếp hạng vốn hoá lớn nhất sàn TP HCM.

Ngay sau khoản lỗ kỷ lục trong quý III được công bố, không chỉ nhà đầu tư mà các công ty chứng khoán cũng có cái nhìn thận trọng hơn với HPG.

Nhóm phân tích SSI mới đây hạ khuyến nghị cổ phiếu HPG từ khả quan xuống trung lập kèm theo giá mục tiêu một năm tới giảm đáng kể từ 27.600 đồng còn 18.000 đồng.

“Mặc dù biến động giá thép có thể giảm đi trong thời gian tới nhưng nhu cầu suy yếu trên thị trường toàn cầu cũng như thị trường trong nước có thể vẫn là một thách thức đối với HPG trong tương lai”, nhóm này nhận định, đồng thời nói thêm khả năng năm nay lợi nhuận của Hoà Phát là 12.200 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 34.521 tỷ đồng của năm trước.

Tương tự, chuyên gia của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng nhu cầu thấp là mối lo ngại chính đối với triển vọng tăng trưởng của Hoà Phát. Nhóm này chỉ khuyến nghị nắm giữ nhưng không đưa ra mục tiêu, dù cách đây nửa năm đã kỳ vọng HPG sẽ trở lại vùng giá 52.000 đồng.

Phương Đông

Latest Posts