Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Con gái Chủ tịch Techcombank chi hàng nghìn tỷ mua cổ phiếu của ngân hàng

Bà Hồ Thủy Anh, con gái Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đã mua vào 82 triệu cổ phiếu TCB trị giá ít nhất 2.600 tỷ đồng.

Bà Hồ Thủy Anh đã mua vào hết số lượng cổ phiếu TCB của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã đăng ký, thông qua phương thức thỏa thuận, từ 5/9 đến 8/9.

Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu TCB ghi nhận các giao dịch thỏa thuận với khối lượng “khủng”, tổng cộng khoảng 83 triệu cổ phiếu trong hai phiên 5/9 và 8/9.

Cụ thể, phiên 5/9 ghi nhận hơn 37,5 triệu cổ phiếu TCB giao dịch thỏa thuận với giá trị hơn 1.200 tỷ đồng, tức bình quân gần 32.000 đồng một cổ phiếu. Phiên 8/9 có 45,8 triệu cổ phiếu TCB được giao dịch thỏa thuận với giá trị hơn 1.530 tỷ đồng, tương đương 33.300 đồng một cổ phiếu.

Ước tính với mức giá thỏa thuận bình quân trong khoảng thời gian này, con gái ông Hồ Hùng Anh đã chi ra ít nhất 2.600 tỷ đồng để mua vào 82 triệu cổ phiếu TCB. Sau giao dịch này, bà Hồ Thủy Anh nắm giữ hơn 104,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 2,97% cổ phần nhà băng.

Hiện, thị giá cổ phiếu TCB dao động quanh 35.000 đồng một cổ phiếu, cao hơn 27% so với đầu năm nay.

Tính đến cuối tháng 6, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nắm giữ khoảng 39,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,1% ngân hàng. Tính cả số cổ phiếu mà người thân và công ty liên quan sở hữu, gia đình ông Hồ Hùng Anh nắm giữ 621 triệu cổ phiếu TCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 17,7%.

Nửa đầu năm nay, Techcombank lãi chưa đến 11.300 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022, chủ yếu do mảng kinh doanh thế mạnh là tín dụng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó. Nguồn thu cốt lõi từ tín dụng của ngân hàng giảm mạnh 20%, thu ngoài tín dụng cũng tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Vốn là nhà băng nhiều năm liền ở vị trí “á quân” lợi nhuận ngành ngân hàng, Techcombank rơi về cuối top 5 trong bảng xếp hạng lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay.

Quỳnh Trang

Dragon Capital: VN-Index có thể vượt 1.300 điểm trong năm tới

Chuyên gia Lê Anh Tuấn của Dragon Capital cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có thể vượt trội hơn trong năm sau, VN-Index có thể tăng mạnh hơn dự báo.

Những yếu tố tác động, dự báo về biến động thị trường vừa được các chuyên gia của Dragon Capital nhắc tới trong tọa đàm “Chủ động đón vận hội mới”, diễn ra chiều 14/9 trên VnExpress.




Diễn biến của VN-Index từ năm 2013 đến nay. Ảnh: Trading View

Diễn biến của VN-Index từ năm 2013 đến nay. Ảnh: Trading View

Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc khối Chứng khoán Dragon Capital cho rằng tăng trưởng lợi nhuận thị trường trong nửa sau năm 2023 có thể đạt mức 34%, nhờ mức nền thấp trong cùng kỳ năm trước. Tổng tăng trưởng lợi nhuận năm nay sẽ đạt khoảng 3-4% và điều này đã được thị trường dự báo.

Tuy nhiên, với năm 2024, chuyên gia của Dragon Capital dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ nhờ biên lợi nhuận ròng được cải thiện, ước tính tăng khoảng 25%.

“Với giả định lợi nhuận năm 2024 đúng như dự báo, tôi cho rằng VN-Index sẽ có mức tăng vượt trội so với dự đoán của nhiều người. Có nghĩa là nếu kỳ vọng của đám đông là chỉ số đạt 1.300 điểm thì mức tăng sẽ cao hơn rất nhiều”, chuyên gia Dragon Capital dự báo.




Các đánh giá mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến chu kỳ của thị trường chứng khoán. Ảnh: Dragon Capital

Các đánh giá mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến chu kỳ của thị trường chứng khoán. Ảnh: Dragon Capital

Để phân tích sự vận động của thị trường chứng khoán, Giám đốc phân tích Dragon Cpaital cho rằng cần quan tâm đến một số yếu tố như lãi suất, tỷ giá, thanh khoản, tình trạng vỡ nợ và kỳ vọng lợi nhuận. Hiện tại, VN-Index đã bước qua vùng đáy để bước vào pha hồi phục khi hội tụ cả 4/5 yếu tố là lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, thanh khoản được nới lỏng và các giải pháp hỗ trợ thực hiện.

“Để thị trường tăng mạnh mẽ hơn, chỉ còn duy nhất yếu tố kỳ vọng biên lợi nhuận cải thiện, doanh thu phục hồi”, ông Tuấn nhận xét.

Xét về định giá, thị trường cũng phản ánh tương đối thu nhập tương lai khi P/E 12 tháng liên tiếp đang chạm mức trung bình 10 năm. Tuy nhiên, P/B 12 tháng liên tiếp vẫn thấp hơn 18% so với trung bình 10 năm.

Về chu kỳ lớn của thị trường, chuyên gia Dragon Capital đưa ra mô hình dựa trên tăng trưởng và lạm phát/lãi suất để đánh giá. Trong giai đoạn đáy tăng trưởng, lãi suất vẫn còn có dư địa đi xuống tiếp trong 3-6 tháng tới và nền kinh tế dần phục hồi, kênh đầu tư chứng khoán sẽ hồi phục rất tốt.

Dù vậy, ông Tuấn cho rằng rất khó để dự báo một con số chính xác cho VN-Index, bởi trong chỉ số có những doanh nghiệp xứng đáng được tăng giá gấp đôi, có những doanh nghiệp cần chia hai giá.

Theo chuyên gia này, nhà đầu tư cần lưu ý thời điểm có cảm giác an toàn khi xuống tiền là lúc rủi ro tiềm ẩn. Bởi, khi tất cả mọi thứ đều tốt đẹp chắc chắn sẽ không có định giá rẻ. Hiện tại, thị trường vẫn còn nhiều ẩn số về xu hướng rút vốn của khối ngoại, lợi nhuận không đạt kỳ vọng, điều quan trọng nhất là nhà đầu tư phải xác định phương pháp đầu tư.

Với nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm, điều quan trọng là xác định rủi ro có thể đối diện khi thị trường đảo chiều giảm. Còn những nhà đầu tư kiên định với chiến lược bền vững có thể tham khảo phương pháp đầu tư định kỳ, đều đặn.

“Với phương pháp này, nhà đầu tư có thể tăng tiền mua vào gấp đôi khi thị trường điều chỉnh và giảm tiền xuống một nửa khi thị trường tăng nóng. Nếu có thể duy trì ba năm, tôi tin chắc lợi nhuận thu về sẽ vượt trội hơn nhiều so với gửi tiết kiệm”, ông Lê Anh Tuấn nhận xét.

Minh Sơn

Cổ phiếu bất động sản giảm mạnh

VIC góp mức giảm nhiều nhất cho thị trường, NVL tiệm cận giá sàn cùng loạt cổ phiếu bất động sản khác sụt mạnh, kéo VN-Index giảm gần 15 điểm.

Bất động sản là nhóm có chỉ số ngành giảm mạnh nhất hôm nay khi sắc đỏ gần như bao trùm bảng điện. Trong đó, VIC là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho thị trường với gần 3,6 điểm. Mã chứng khoán của Tập đoàn Vingroup chốt phiên giảm 6,3% về 55.500 đồng. Đây là mã được giao dịch sôi động nhất hôm nay với hơn 1.500 tỷ đồng, trong đó hơn 60% là lệnh bán chủ động.

Có thanh khoản cao thứ nhì toàn thị trường, NVL được sang tay gần 1.500 tỷ đồng, bên bán chiếm hơn hai phần ba khớp lệnh. Trong phiên, mã này từng giảm kịch khung trước khi chốt ở mức đi lùi 6,3% so với tham chiếu.

Ngoài VIC và NVL, VHM cũng là mã có thanh khoản cao và mất 6% về thị giá. Ngành này còn có HPX và QCG cùng giảm sàn. Các cổ phiếu trụ của ngành như DIG, PDR, DXG, CII, CEO cũng đi lùi hơn 2% so với tham chiếu.

Diễn biến tiêu cực của nhóm bất động sản là tác nhân chính kéo đồ thị VN-Index đi xuống. Đầu phiên giao dịch, chỉ số đại diện sàn HoSE vẫn mang sắc xanh. Tuy có rung lắc, chỉ số này vẫn được kéo lên chỉ sau ít phút.

Từ khoảng 10h15, VN-Index bắt đầu bị nhuộm đỏ. Sắc đỏ duy trì xuyên suốt đến cuối phiên khiến chỉ số này chốt ở 1.223,8 điểm. Toàn sàn có 409 mã giảm, nhiều gấp bốn lần so với 99 mã tăng.

Thanh khoản toàn sàn HoSE giảm hơn 3.200 tỷ đồng về khoảng 27.000 tỷ đồng. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Bảng điện của cả ba ngành này đều có sắc đỏ chiếm ưu thế.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đều giảm ở cả hai chiều mua và bán. Nhóm này có phiên bán ròng thứ hai liên tiếp với hơn 200 tỷ đồng. Họ tập trung xả hàng ở mã VHM, theo sau là HPG, VIC, STB và SAB.

Tất Đạt

Chứng khoán tăng gần 22 điểm

SSI, VND và năm mã khác thuộc ngành chứng khoán tăng trần góp phần kéo VN-Index tăng khoảng 22 điểm, mạnh nhất gần 6 tháng qua.

Hôm nay, VN-Index mở cửa trên tham chiếu trong phiên ATO nhưng nhanh chóng bị nhuộm đỏ khi áp lực bán xuất hiện ở hàng loạt cổ phiếu trụ. Chỉ số này sau đó có cải thiện nhưng vẫn giao dịch quanh mốc tham chiếu. Trong buổi sáng, dòng tiền chững lại với tâm lý thận trọng dâng cao, thanh khoản thấp hơn hẳn so với phiên hôm qua.

Bảng điện của phần lớn các nhóm ngành rất ít biến động. Tuy nhiên, một số mã trong ngành chứng khoán lại ghi nhận sức bật khá tốt như HCM, SSI, BSI, VCI khi tăng 3-5%. Nhờ đó, chỉ số đại diện sàn HoSE được kéo lên 10 điểm so với tham chiếu vào cuối buổi sáng.

Sang buổi chiều, đà rung lắc xuất hiện sớm. Nhưng khoảng 14h, dòng tiền bắt đầu đổ về ồ ạt, từng bước đưa VN-Index vượt các mốc quan trọng như 1.230 và 1.240 điểm. Lực cầu mạnh trong những phút cuối ở phiên ATC khiến chỉ số này chốt tại 1.245,4 điểm.

Với mức tăng gần 22 điểm, đây là phiên có điểm số tăng mạnh nhất kể từ ngày 15/3, tức gần 6 tháng. Sàn HoSE có 407 cổ phiếu tăng, nhiều gấp 3,5 lần so với số lượng 116 cổ phiếu giảm.

Ngành tài chính hôm nay đóng góp lớn cho chỉ số chung. Các mã ngân hàng và chứng khoán chiếm đến 6 đại diện trong top 10 cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho thị trường. VCB là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index khi mã này tăng 1,4% lên 89.900 đồng.

Bảng điện nhóm chứng khoán hầu như không có sắc đỏ. Nhóm này có 7 mã tăng kịch trần với thanh khoản từ trung bình đến rất lớn gồm SSI, VND, MBS, BSI, FTS, AGR và CTS. Riêng SSI là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất thị trường với gần 1.300 tỷ đồng. VND cũng ghi nhận hơn 850 tỷ đồng thanh khoản, cao thứ tư toàn sàn HoSE.

Ngành ngân hàng ghi nhận nhiều mã giảm hơn nhưng sắc xanh vẫn chiếm đa số. Nhiều mã có thanh khoản trăm tỷ cùng tăng từ 2% trở lên như STB, SHB, MBB, TCB, MSB. Cùng với chứng khoán, hai nhóm này chiếm đến 30% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Cú bật của VN-Index hôm nay còn có sự đóng góp tích cực của nhóm bất động sản, công nghiệp và nguyên vật liệu. Bảng điện ngành bất động sản có loạt mã thanh khoản trăm tỷ cùng tăng từ 3% trở lên như DIG, PDR, DXG, CII, CEO, TCH, HDC. Trong đó, NVL là cổ phiếu có giá trị giao dịch cao thứ nhì sàn TP HCM. PDR từng tăng trần trong những phút cuối phiên, sau đó giảm nhẹ và chốt ở mức cao hơn tham chiếu 6,5%.

VN-Index tăng mạnh nhưng thanh khoản sàn HoSE giảm hơn 10.000 tỷ đồng so với phiên hôm trước. Sàn này chỉ ghi nhận gần 23.000 tỷ đồng giá trị giao dịch. Sau phiên xả hàng nghìn tỷ hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng gần 145 tỷ đồng, cao nhất kể từ đầu tháng. PDR, SSI, VIX và VCB là những mã được khối ngoại chuộng mua vào trong hôm nay.

Tất Đạt

Chứng khoán tăng mạnh nhất gần nửa năm

SSI, VND và năm mã khác thuộc ngành chứng khoán tăng trần góp phần kéo VN-Index tăng khoảng 22 điểm, mạnh nhất gần 6 tháng qua.

Hôm nay, VN-Index mở cửa trên tham chiếu trong phiên ATO nhưng nhanh chóng bị nhuộm đỏ khi áp lực bán xuất hiện ở hàng loạt cổ phiếu trụ. Chỉ số này sau đó có cải thiện nhưng vẫn giao dịch quanh mốc tham chiếu. Trong buổi sáng, dòng tiền chững lại với tâm lý thận trọng dâng cao, thanh khoản thấp hơn hẳn so với phiên hôm qua.

Bảng điện của phần lớn các nhóm ngành rất ít biến động. Tuy nhiên, một số mã trong ngành chứng khoán lại ghi nhận sức bật khá tốt như HCM, SSI, BSI, VCI khi tăng 3-5%. Nhờ đó, chỉ số đại diện sàn HoSE được kéo lên 10 điểm so với tham chiếu vào cuối buổi sáng.

Sang buổi chiều, đà rung lắc xuất hiện sớm. Nhưng khoảng 14h, dòng tiền bắt đầu đổ về ồ ạt, từng bước đưa VN-Index vượt các mốc quan trọng như 1.230 và 1.240 điểm. Lực cầu mạnh trong những phút cuối ở phiên ATC khiến chỉ số này chốt tại 1.245,4 điểm.

Với mức tăng gần 22 điểm, đây là phiên có điểm số tăng mạnh nhất kể từ ngày 15/3, tức gần 6 tháng. Sàn HoSE có 407 cổ phiếu tăng, nhiều gấp 3,5 lần so với số lượng 116 cổ phiếu giảm.

Ngành tài chính hôm nay đóng góp lớn cho chỉ số chung. Các mã ngân hàng và chứng khoán chiếm đến 6 đại diện trong top 10 cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho thị trường. VCB là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index khi mã này tăng 1,4% lên 89.900 đồng.

Bảng điện nhóm chứng khoán hầu như không có sắc đỏ. Nhóm này có 7 mã tăng kịch trần với thanh khoản từ trung bình đến rất lớn gồm SSI, VND, MBS, BSI, FTS, AGR và CTS. Riêng SSI là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất thị trường với gần 1.300 tỷ đồng. VND cũng ghi nhận hơn 850 tỷ đồng thanh khoản, cao thứ tư toàn sàn HoSE.

Ngành ngân hàng ghi nhận nhiều mã giảm hơn nhưng sắc xanh vẫn chiếm đa số. Nhiều mã có thanh khoản trăm tỷ cùng tăng từ 2% trở lên như STB, SHB, MBB, TCB, MSB. Cùng với chứng khoán, hai nhóm này chiếm đến 30% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Cú bật của VN-Index hôm nay còn có sự đóng góp tích cực của nhóm bất động sản, công nghiệp và nguyên vật liệu. Bảng điện ngành bất động sản có loạt mã thanh khoản trăm tỷ cùng tăng từ 3% trở lên như DIG, PDR, DXG, CII, CEO, TCH, HDC. Trong đó, NVL là cổ phiếu có giá trị giao dịch cao thứ nhì sàn TP HCM. PDR từng tăng trần trong những phút cuối phiên, sau đó giảm nhẹ và chốt ở mức cao hơn tham chiếu 6,5%.

VN-Index tăng mạnh nhưng thanh khoản sàn HoSE giảm hơn 10.000 tỷ đồng so với phiên hôm trước. Sàn này chỉ ghi nhận gần 23.000 tỷ đồng giá trị giao dịch. Sau phiên xả hàng nghìn tỷ hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng gần 145 tỷ đồng, cao nhất kể từ đầu tháng. PDR, SSI, VIX và VCB là những mã được khối ngoại chuộng mua vào trong hôm nay.

Tất Đạt

VN-Index giảm gần 18 điểm

Chứng khoán giảm sâu khi áp lực bán tăng vọt ở nhiều nhóm dẫn dắt, trong khi dòng tiền bắt đáy đẩy thanh khoản HoSE lên hơn 1,3 tỷ USD.

Chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đầu tuần biến động mạnh. VN-Index mở cửa trong sắc xanh khi nhóm cổ phiếu Vingroup là động lực chính. Các nhóm cổ phiếu được chú ý như chứng khoán, bất động sản hay ngân hàng đều vượt trên tham chiếu.

Tuy nhiên, ngưỡng 1.250 điểm vẫn là vùng kháng cự khó vượt qua. Áp lực bán tăng dần theo thời gian giao dịch khiến sắc xanh trên thị trường thu hẹp. Chỉ số của HoSE lùi về sát tham chiếu trước giờ nghỉ trưa.

Sang phiên chiều, lực bán bất ngờ tăng vọt. Giá bán liên tục hạ khiến nhiều cổ phiếu chuyển sắc đỏ. Sau khi VN-Index giảm hơn 10 điểm, thị trường có nhịp hồi trở lại gần tham chiếu. Dù vậy, áp lực thoát hàng khiến thị trường một lần nữa giảm sâu. Dòng tiền đẩy vào thị trường tăng nhanh khi nhiều cổ phiếu giảm hơn 4%, nhưng nỗ lực bắt đáy không giúp chỉ số bật trở lại. VN-Index liên tục lùi sâu, với gia tốc giảm tăng nhanh.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.223,63 điểm, giảm gần 18 điểm (1,44%) và xác lập phiên giảm thứ ba liên tiếp. VN30-Index giảm hơn 18 điểm (1,48%) còn 1.230 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất gần 2%, trong khi UPCOM-Index giảm hơn 1%.

Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh đạt gần 36.115 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE ghi nhận hơn 32.000 tỷ đồng trong số này, tăng gần 6.600 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước và cũng mức thanh khoản cao nhất trong hơn ba tuần.

Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện với sàn HoSE ghi nhận 446 mã giảm, so với chỉ 85 mã tăng. Riêng nhóm vốn hóa lớn, 26/30 mã bluechip đóng cửa trong sắc đỏ.

Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm ngành chính là bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng.

Trong VN30, SAB là cổ phiếu tích cực nhất khi tăng hơn 4%, PLX có thêm hơn 1%, VPB vượt nhẹ trên tham chiếu. Ngược lại, sắc đỏ chiếm áp đảo. GVR giảm hơn 4%, VRE, SHB mất hơn 3%, VHM, STB, MSN, HPG, VJC, TPB giảm trên 2%.

Ngoài VN30, nhóm bất động sản chịu áp lực bán tháo tăng vọt. NVL là cổ phiếu giao dịch cao nhất HoSE với giá trị hơn 1.500 tỷ đồng. Mã này chốt phiên giảm hết biên độ, lùi về 20.500 đồng. Một số mã khác như DXS, DIG, HQC cũng lùi sâu.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 7/7.

Minh Sơn

VN-Index giảm hơn 18 điểm

Chứng khoán giảm sâu khi áp lực bán tăng vọt ở nhiều nhóm dẫn dắt, trong khi dòng tiền bắt đáy đẩy thanh khoản HoSE lên hơn 1,3 tỷ USD.

Chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đầu tuần biến động mạnh. VN-Index mở cửa trong sắc xanh khi nhóm cổ phiếu Vingroup là động lực chính. Các nhóm cổ phiếu được chú ý như chứng khoán, bất động sản hay ngân hàng đều vượt trên tham chiếu.

Tuy nhiên, ngưỡng 1.250 điểm vẫn là vùng kháng cự khó vượt qua. Áp lực bán tăng dần theo thời gian giao dịch khiến sắc xanh trên thị trường thu hẹp. Chỉ số của HoSE lùi về sát tham chiếu trước giờ nghỉ trưa.

Sang phiên chiều, lực bán bất ngờ tăng vọt. Giá bán liên tục hạ khiến nhiều cổ phiếu chuyển sắc đỏ. Sau khi VN-Index giảm hơn 10 điểm, thị trường có nhịp hồi trở lại gần tham chiếu. Dù vậy, áp lực thoát hàng khiến thị trường một lần nữa giảm sâu. Dòng tiền đẩy vào thị trường tăng nhanh khi nhiều cổ phiếu giảm hơn 4%, nhưng nỗ lực bắt đáy không giúp chỉ số bật trở lại. VN-Index liên tục lùi sâu, với gia tốc giảm tăng nhanh.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.223,63 điểm, giảm gần 18 điểm (1,44%) và xác lập phiên giảm thứ ba liên tiếp. VN30-Index giảm hơn 18 điểm (1,48%) còn 1.230 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất gần 2%, trong khi UPCOM-Index giảm hơn 1%.

Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh đạt gần 36.115 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE ghi nhận hơn 32.000 tỷ đồng trong số này, tăng gần 6.600 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước và cũng mức thanh khoản cao nhất trong hơn ba tuần.

Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện với sàn HoSE ghi nhận 446 mã giảm, so với chỉ 85 mã tăng. Riêng nhóm vốn hóa lớn, 26/30 mã bluechip đóng cửa trong sắc đỏ.

Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm ngành chính là bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng.

Trong VN30, SAB là cổ phiếu tích cực nhất khi tăng hơn 4%, PLX có thêm hơn 1%, VPB vượt nhẹ trên tham chiếu. Ngược lại, sắc đỏ chiếm áp đảo. GVR giảm hơn 4%, VRE, SHB mất hơn 3%, VHM, STB, MSN, HPG, VJC, TPB giảm trên 2%.

Ngoài VN30, nhóm bất động sản chịu áp lực bán tháo tăng vọt. NVL là cổ phiếu giao dịch cao nhất HoSE với giá trị hơn 1.500 tỷ đồng. Mã này chốt phiên giảm hết biên độ, lùi về 20.500 đồng. Một số mã khác như DXS, DIG, HQC cũng lùi sâu.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 7/7.

Minh Sơn

Cổ phiếu Apax Holdings bị đình chỉ giao dịch

HoSE đình chỉ giao dịch cổ phiếu Apax Holdings trong hệ sinh thái của ‘Shark’ Thủy vì chậm nộp báo cáo tài chính 2022, quý II và bán niên 2023.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) quyết định chuyển cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings vào diện đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân là doanh nghiệp này chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý II và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023.

Đại diện Apax Holdings nói “chưa nắm được thông tin” và từ chối bình luận.

Trước đó, cổ phiếu IBC đã bị hạn chế giao dịch từ ngày 16/5 do Apax Holdings chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Sau khi đưa mã này vào diện hạn chế, HoSE tiếp tục nhắc nhở doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý II và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.

Apax Holdings là công ty con duy nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán của Egroup – hệ sinh thái giáo dục của ông Nguyễn Ngọc Thủy. Công ty này đứng sau Apax Leaders, mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia…. Sau nhiều đợt bị bán giải chấp, Egroup mất quyền công ty mẹ khi tỷ lệ sở hữu tại Apax Holdings giảm về mức 17,66%.

Hồi tháng 7, ông Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch Egroup, giải thích rằng thời gian qua công tác quản trị nội bộ phát sinh vấn đề, thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính. Công ty dự kiến họp thường niên vào tháng 11.

Trong cuộc họp vào đầu tháng 8, Apax Leaders công bố doanh thu từ học sinh mới đạt khoảng 2,78 tỷ đồng vào tháng 7, tăng mạnh so với mức 465 triệu đồng của tháng 4. Chuỗi dạy tiếng Anh này đang hoạt động với 37 trung tâm, chủ yếu tập trung ở phía Bắc. Số học viên tính đến cuối tháng 7 đạt hơn 11.100 người.

Kết quả trên có được sau khi chuỗi dạy tiếng Anh tái cấu trúc từ cuối năm 2022 đến quý I năm nay. Trước giai đoạn tái cấu trúc, công ty ghi nhận doanh thu bằng không bởi nhiều bê bối chất lượng giảng dạy không đồng đều, nợ lương giáo viên khiến thiếu hụt người giảng dạy, chậm bồi thường học phí cho phụ huynh khi đóng cửa chi nhánh.

Tuy nhiên, cả doanh thu và số học sinh hiện vẫn thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khủng hoảng. Song song đó, tình trạng phụ huynh tiếp tục rút học phí vẫn xảy ra ở các chi nhánh mở cửa trở lại.

Tất Đạt

Có nên trở lại thị trường chứng khoán lúc này?

Chuyên gia phân tích, thị trường chứng khoán hiện tại không còn quá rẻ nhưng vẫn hấp dẫn nếu đầu tư dài hạn và đều đặn.

Năm 2022, tôi tham gia chứng khoán với số vốn 165 triệu đồng rút từ gửi tiết kiệm. Trong giai đoạn thị trường đi xuống, tôi không biết nên phản ứng thế nào nên có lúc lỗ gần 70%. Sau đó, tôi cũng không tha thiết nên xóa ứng dụng giao dịch.

Đến nay, tôi thấy thị trường có vẻ phục hồi tốt, tài khoản chỉ còn âm hơn 30%. Theo chuyên gia, tôi có nên gia nhập lại thị trường lúc này không? Ở lần trở lại này, tôi cần lưu ý thêm điều gì?

Thanh Tân




Nhà đầu tư đang theo dõi bảng điện tại một công ty chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 2/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhà đầu tư đang theo dõi bảng điện tại một công ty chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 2/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Chuyên gia tư vấn:

Thị trường chứng khoán sau khi tạo đáy vào tháng 11 năm ngoái, đã phục hồi được một giai đoạn khá dài. Lãi suất hạ nhiệt nhanh, chính sách nới lỏng tiền tệ và các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đã thu hút một lượng tiền lớn đổ vào chứng khoán. Cùng với đó, thị trường cũng kỳ vọng lớn về khả năng phục hồi của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng.

Những yếu tố trên khiến mặt bằng định giá của thị trường chung hiện tại cũng không còn quá rẻ. Tuy nhiên, nếu tiếp cận với tầm nhìn đầu tư dài hạn hơn, kênh chứng khoán vẫn còn rất nhiều cơ hội hấp dẫn để rót tiền.

Ở lần trở lại này, bạn nên duy trì thói quen đầu tư một cách dài hạn và đều đặn. Hãy xem kênh đầu tư chứng khoán như một cách để bạn tích lũy tài sản trong dài hạn bằng cách trích từ thu nhập cá nhân hằng tháng để đầu tư vào đấy. Điều này giúp bạn tận dụng được các cơ hội từ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong dài hạn và cũng giúp bạn vượt qua được những biến động trong ngắn hạn của thị trường. Tất nhiên, điều này cũng đòi hỏi bạn phải chọn được những công ty tốt để đầu tư nắm giữ.

Đầu tư chứng khoán là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, thông tin và thời gian để có thể đầu tư hiệu quả và mang lại lợi nhuận bền vững trong thời gian dài. Nếu bạn không thể đáp ứng được tất cả tiêu chí trên, hãy tìm cho mình một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp để họ có thể làm điều đó giúp bạn.

Phạm Lê Duy Nhân
Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư
Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF)

Một năm nổi sóng của cổ phiếu SJC khi vợ chồng bà Vũ Thị Thúy xuất hiện

Sông Đà 1.01 bị hủy niêm yết, chuyển xuống UPCoM, nhưng cổ phiếu đã tăng vọt từ 2.000 đồng lên gần 18.000 đồng sau 4 tháng, khi xuất hiện những cổ đông mới.

Bà Vũ Thị Thúy, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam, vừa bị tạm giữ hình sự với cáo buộc cung cấp thông tin đầu tư sai sự thật về bất động sản để lừa đảo. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, bà Thúy được chú ý hơn với thương vụ đầu tư vào Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (UPCoM: SJC).

Cuối năm ngoái, bà Thúy tham gia Hội đồng quản trị SJC với vai trò cổ đông lớn sở hữu 23,53% vốn. Sau phiên họp bất thường, bà được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện pháp luật. Ba tháng sau đó, bà Thúy giữ tiếp vai trò tổng giám đốc. Cùng thời điểm, Hội đồng quản trị doanh nghiệp này cũng “thay máu” gần như toàn bộ.

Hội đồng quản trị cũ gồm Chủ tịch Sông Đà 1.01 Phạm Thanh Phong, Giám đốc Tạ Văn Trung và Phó giám đốc Nguyễn Bình Đông đều bị miễn nhiệm. Nhiệm kỳ 2022-2027, Hội đồng quản trị được nâng từ ba lên năm thành viên. Ngoài ông Tạ Văn Trung là người cũ và bà Thúy, góp mặt trong danh sách nhân sự mới có ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương), ông Trịnh Văn Tôn và ông Nguyễn Văn Đức.

Trong bản sơ yếu lý lịch, bà Thúy cho biết là người làm “kinh doanh tự do”, không nhắc tới vai trò tại Công ty Nhật Nam, tương tự với ông Phạm Khánh Phương. Cả hai nhân sự này khi đó đều là cổ đông lớn sở hữu hơn 20% vốn của Sông Đà 1.01. Đến cuối tháng 6, trong lần công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu, ông Phương lần đầu tiết lộ bà Thúy là vợ.

Những cổ đông mới xuất hiện tại SJC cùng thời điểm mã này “nổi sóng” trên thị trường UPCoM.

Từ vùng giá “dưới ly trà đá” khoảng 2.000 đồng hồi tháng 8/2022, cổ phiếu SJC tăng liên tiếp lên 17.900 đồng vào cuối năm, mức tăng gần 10 lần chỉ sau 4 tháng.

Mã này tiếp tục được chú ý trong nửa đầu năm nay với biến động mạnh. SJC giảm về dưới 5.000 đồng chỉ sau ba tháng đầu năm rồi lại vọt lên hơn 14.000 đồng, mức tăng tính bằng lần.




Diễn biến cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 từ tháng 7/2022 đến nay. Ảnh: Trading View

Diễn biến cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 từ tháng 7/2022 đến nay. Ảnh: Trading View

Cuối tháng 3, bà Thúy thoái toàn bộ hơn 23% vốn của SJC, chỉ giữ lại 22 cổ phiếu. Tuy nhiên, bên nhận chuyển nhượng lại là hai công ty có liên quan, gồm Công ty Đầu tư Nam Nhật Khang và Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam.

Từng khẳng định đầu tư vào Sông Đà 1.01 để nắm quyền quản trị, không lướt sóng, nhưng từ cuối tháng 6, nhóm cổ đông mới liên quan đến bà Vũ Thị Thúy bắt đầu rục rịch bán ra.

Đầu tháng 8, đồng loạt các cổ đông khác trong nhóm này, gồm cả hai công ty mua lại số cổ phần của bà Thúy trước đó, đăng ký bán toàn bộ sở hữu tại SJC.

Đến tháng 9, ông Phương thông báo đã bán xong hơn 13% vốn của Sông Đà 1.01 và không còn là cổ đông của công ty này. Trước đó, cuối tháng 6, ông này bị Ủy ban chứng khoán phạt 245 triệu đồng do mua lượng lớn cổ phiếu SJC từ 23/6 đến 28/10/2022 nhưng không chào mua công khai.

Sông Đà 1.01 hoạt động hơn hai thập kỷ trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản. Công ty này được biết đến với các dự án như chung cư Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xala, tòa nhà CT1 Văn Khê… SJC niêm yết trên HNX từ năm 2007. Đến giữa năm 2021, SJC bị hủy niêm yết do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính và chuyển sang thị trường UPCoM.

Dù cổ phiếu doanh nghiệp này bất ngờ nổi sóng, nhưng cũng tương tự nhiều mã penny khác, kết quả kinh doanh của Sông Đà 1.01 biến động thất thường.

Trong 10 năm qua, doanh nghiệp này lãi 6 năm nhưng chỉ quanh vài tỷ đồng, có năm chỉ lãi vài chục triệu đồng. Lần gần nhất, Sông Đà 1.01 công bố báo cáo tài chính là năm 2022, với khoản lỗ hơn 5 tỷ đồng, cao nhất từ khi lên sàn chứng khoán.

Minh Sơn

Chứng khoán dứt chuỗi tăng 6 phiên

Chuỗi tăng 6 phiên của VN-Index dừng lại khi chỉ số của HoSE đóng cửa hôm nay trong sắc đỏ, bởi áp lực chốt lời dâng cao với nhóm bất động sản, chứng khoán.

Sự hứng khởi của nhà đầu tư sau ba phiên liên tiếp tăng trên 10 điểm giúp thị trường mở cửa hôm nay trong sắc xanh. VN-Index bật lên sau ATO với dòng tiền nhập cuộc tích cực. Chỉ số của sàn HoSE nới rộng sắc xanh vào giữa phiên sáng, vượt trên ngưỡng 1.255 điểm.

Tuy nhiên, nỗ lực vượt qua vùng 1.250 điểm gặp khó khăn khi áp lực chốt lời gia tăng. Diễn biến này tăng dần vào phiên chiều khiến VN-Index giằng co quanh tham chiếu. Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.243,14 điểm, giảm hơn 2 điểm so với phiên hôm qua. VN30-Index giảm gần 5 điểm, xuống 1.255 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.

Sắc đỏ có phần ưu thế hơn, với sàn HoSE ghi nhận 223 cổ phiếu tăng giá so với 268 cổ phiếu giảm giá. Trong nhóm VN30, 16/30 mã đóng cửa dưới tham chiếu.

Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm ngành chính là bất động sản, ngân hàng và dịch vụ tài chính. Trong đó, sắc đỏ chiếm áp đảo do áp lực chốt lời lan rộng. Ba nhóm này cũng là những nhóm giao dịch khởi sắc gần đây.

GAS là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index hôm nay với 0,67 điểm khi mã này tăng 1,4%, lên 102.900 đồng. Ngược lại, VCB là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất khi chốt phiên giảm 0,7% xuống 89.500 đồng.

Trong VN30, GVR, TCB, SAB, SHB, HDB, MBB giao dịch tích cực khi chốt phiên trong sắc xanh. Ngược lại, VHM, VIC, HPG, SSB, FPT giảm trên 1%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 28.110 tỷ đồng, trong đó riêng thanh khoản sàn HoSE ghi nhận gần 24.770 tỷ. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 885 tỷ đồng, cao nhất trong gần 1 tháng và là phiên thứ ba liên tiếp nhóm này bán ròng.

Minh Sơn

Chứng khoán duy trì sắc xanh trước nghỉ lễ

Sắc xanh phủ rộng tất cả ngành với cổ phiếu tăng nhiều gấp ba lần cổ phiếu giảm, đưa VN-Index tích lũy thêm gần 11 điểm trước kỳ nghỉ lễ.

Chỉ số đại diện sàn TP HCM mở cửa trên tham chiếu, tăng 5 điểm trong phiên ATO. Sau đó, thị trường có cơn rung lắc ngắn khi VN-Index chạy về dưới 1.215 điểm. Nhưng chỉ vài phút sau, chỉ số này gần như tăng một mạch lên mốc 1.220 điểm. Khác với phiên sáng hôm qua khi giao dịch trầm lắng, lực cầu dần gia tăng mạnh hơn về cuối phiên giúp thanh khoản sáng nay đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Trong buổi sáng, VCG luôn là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất với thị giá tăng lần lượt sau mỗi đợt khớp lệnh. Đỉnh giá của mã này đạt 28.900 đồng vào cuối buổi sáng, tăng 5,3% và cũng là mức giá chốt phiên.

Sang buổi chiều, VN-Index dần kiểm tra mốc 1.225 điểm nhưng một số bluechip hạ nhiệt khiến chỉ số này chưa đủ lực để vượt ngưỡng trên. Thị trường dao động 1.220-1.225 điểm trong suốt buổi chiều. Chốt phiên, VN-Index đạt hơn 1.224 điểm. Đây là phiên giao dịch thứ tư liên tiếp giữ sắc xanh.

Toàn sàn HoSE có 376 cổ phiếu tăng thị giá, nhiều gấp 3 lần so với 125 cổ phiếu giảm. Dẫn dắt thị trường là nhóm ngành công nghiệp, nguyên vật liệu, tài chính và bất động sản. Theo VNDirect, GVR là cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất hôm nay.

Nhóm công nghiệp có 6 mã đạt thanh khoản trăm tỷ. GEX được giao dịch mạnh nhất ngành và cũng có thanh khoản cao thứ ba thị trường. Mã chứng khoán của Tập đoàn Gelex tăng 5,6% với lệnh mua chiếm hơn một nửa. Trong khi đó, hai mã GMD và HAH cùng tăng 6,8%.

giá thép giảm về đáy ba năm, các mã trụ của ngành này vẫn giữ thị giá tốt. HPG và HSG cùng tăng 1,5%; trong khi NKG tích lũy thêm 2,7% so với tham chiếu.

Bảng điện ngành ngân hàng hôm nay không có sắc đỏ, nhưng biên độ tăng thị giá của các cổ phiếu phổ biến chỉ quanh 1%. EIB là một trong những mã thanh khoản lớn với thị giá tăng khá mạnh 2,8%. Trong khi đó, bảng điện nhóm chứng khoán không đều màu. Các mã có thanh khoản lớn chỉ tăng nhẹ quanh tham chiếu, trừ FTS tích lũy đến 6,3%.

Nhóm bất động sản có mã HPX tăng kịch trần, còn lại các cổ phiếu thanh khoản lớn chia làm hai mức tăng: 0,2% và 2-2,5% so với tham chiếu. VIC là mã có giá trị giao dịch lớn nhất thị trường. Đà rung lắc vẫn còn hiện hữu trong phiên hôm nay, cổ phiếu này chốt phiên nhích thêm 0,2%.

Thanh khoản sàn HoSE tăng nhẹ lên hơn 21.300 tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay giao dịch sôi động hơn hẳn với giá trị mua và bán lần lượt tăng 60% và 106% so với hôm qua. Đây là phiên mua ròng thứ hai liên tiếp, đạt giá trị khoảng 450 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ và khép lại tháng 8, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng thị trường vẫn đang có xu hướng tiến lên khu vực đỉnh cũ với lực cầu bắt đáy liên tục xuất hiện và gia tăng tốt. Tuy nhiên, nhóm phân tích này vẫn đưa ra kịch bản VN-Index sẽ có những phiên rung lắc tích lũy quanh vùng điểm 1.210-1.220.

Tất Đạt

Latest Posts