In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!
Giá đất mới tại đường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang cao nhất 120 triệu đồng một m2, gấp 2,4 lần mức cũ.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành bảng giá đất mới để áp dụng từ ngày 10/12 đến hết 31/12/2025.
Theo đó, giá đất ở đô thị tại tỉnh này cao nhất là 120 triệu đồng một m2 tại đường Hoàng Văn Thụ (đoạn từ Hùng Vương đến Nguyễn Thị Minh Khai). Cũng trên trục đường này, đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Hùng Vương giá 80 triệu đồng một m2, đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Giáp Hải 75 triệu đồng một m2.
Đoạn Giáp Hải đến Nguyễn Chí Thanh 40 triệu đồng một m2, Nguyễn Chí Thanh đến Hoàng Văn Thái 32 triệu đồng một m2. Hai đoạn còn lại trên đường Hoàng Văn Thụ có giá lần lượt 40 và 28 triệu đồng một m2.
Tại bảng giá cũ, Bắc Giang chỉ chia đường Hoàng Văn Thụ theo 3 khung giá với mức cao nhất là 50 triệu đồng một m2. Như vậy, mức cao nhất tại bảng giá vừa ban hành cao gấp 2,4 lần so với hiện hành.
Hoàng Văn Thụ là một trong những trục phố trung tâm nhất của TP Bắc Giang dài hơn 2,5 km. Con đường này tập trung trụ sở của các cơ quan như Toà án Nhân dân, Ban Tuyên giáo, Ban Nội chính, Sở Công Thương, Văn phòng Tỉnh uỷ…
Mức giá đất ở thấp nhất ở TP Bắc Giang là 10 triệu đồng một m2 tại các đường, ngõ có mặt cắt dưới 5 mét tại phường Mỹ Độ, Đa Mai. Trước đây, giá đất ở tại thành phố này có những vị trí dưới 1 triệu đồng một m2.
Trong bảng giá đất mới, tùy khu vực, nhóm đất nông nghiệp trồng cây hằng năm 60.000-70.000 đồng một m2, tăng nhẹ với bảng giá cũ. Tương tự, đất trồng cây lâu năm cũng tăng lên từ 55.000 đến 65.000 đồng mỗi m2. Đất nuôi trồng thủy sản dao động 48.000-60.000 đồng mỗi m2 và đất rừng sản xuất khoảng 12.000-20.000 đồng m2.
Vài năm trở lại đây, Bắc Giang là một trong những thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội có tốc độ phát triển nhanh cùng làn sóng mở rộng của các khu công nghiệp. Thậm chí, có giai đoạn, đây còn là khu vực trải qua những cơn sốt giá mạnh nhất phía Bắc. Hơn một năm qua, cùng diễn biến chung của thị trường, bất động sản Bắc Giang rơi vào cảnh ảm đạm, thanh khoản kém, nhất là sản phẩm đất nền.
Cổ phiếu FPT tăng lên 144.300 đồng, lập đỉnh giá mới và đóng góp lớn giúp VN-Index trở lại mốc 1.250 điểm trong phiên hôm nay.
Từ sáng, FPT đã là cổ phiếu hút dòng tiền khi lực cầu có mặt rất sớm. Thị giá tăng dần đều theo các lệnh gom vào từ cả nhà đầu tư trong nước và khối ngoại. Có lúc, mã chứng khoán này lên 145.400 đồng, mức cao nhất trong ngày.
FPT đóng cửa ở 144.300 đồng một đơn vị, tạo ra kỷ lục mới về giá thị trường. So với đầu năm, cổ phiếu này đã tích lũy hơn 50%. Trong hai phiên thị trường giao dịch lình xình trước đó, FPT ngược dòng khi giữ sắc xanh liên tiếp với thanh khoản lớn. Cả tuần qua, cổ phiếu này cũng được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh với tổng giá trị hơn nghìn tỷ đồng.
Mã chứng khoán của Tập đoàn FPT là cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho VN-Index. Sau buổi sáng tái diễn tình trạng trồi sụt quanh tham chiếu, chứng khoán vào nhịp tăng từ trước giờ nghỉ trưa cho đến hết phiên. Chỉ số của sàn HoSE có lúc kiểm tra 1.250 điểm nhưng bất thành do thanh khoản còn yếu.
Tuy nhiên sau phiên ATC, VN-Index được nâng đỡ để đóng cửa ở 1.250,5 điểm. Chỉ số này tích lũy hơn 8 điểm để có phiên thứ hai tăng giá. Toàn sàn có 222 cổ phiếu tăng, trong khi ghi nhận 147 cổ phiếu giảm giá.
Xét theo ngành, bảo hiểm cũng là nhóm có đóng góp lớn cho thị trường nói chung. MIG tăng hết biên độ từ nửa sau buổi sáng và giữ vững tới kết phiên. Tiếp theo đó, BVH cũng đạt sắc tím trước giờ nghỉ trưa và liên tục giao dịch ở mức giá trần tới khi đóng cửa. Các mã khác chung ngành bảo hiểm như BMI, BIC, BLI, PTI… cũng tăng quanh 4-5%.
Thanh khoản hôm nay có sự cải thiện khi tăng hơn 2.300 tỷ lên khoảng 13.500 tỷ đồng. Riêng khối ngoại cũng có diễn biến tích cực hơn khi giá trị mua ròng gấp 7,4 lần hôm qua, ghi nhận 334 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên gom cổ phiếu. FPT tiếp tục là cổ phiếu hút dòng tiền của họ tốt nhất, giá trị mua ròng riêng mã này đạt 234 tỷ đồng.
Căn hộ có diện tích 100 m2, tọa lạc tại một tòa chung cư thuộc Văn Giang (Hưng Yên), là nơi sinh sống của gia chủ ngoài 50 tuổi. Công năng chính gồm phòng khách, bếp – ăn, hai phòng ngủ và một phòng làm việc.
Gia chủ mong muốn sở hữu không gian sống giản dị nhưng vẫn mang màu sắc cá nhân. Vì vậy, nhóm thiết kế lựa chọn phương án kết hợp giữa phong cách hiện đại tối giản và sự mộc mạc, mang lại cảm giác trầm tĩnh và hướng nội. Đường nét và ngôn ngữ thiết kế được thể hiện chỉn chu, thông qua cách sử dụng vật liệu có chủ đích.
Căn hộ 3 phòng ngủ, tổng diện tích 100 m2, tọa lạc tại một tòa chung cư thuộc quận 8 (TP HCM), là nơi sinh sống của đôi vợ chồng trẻ.
Sau nhiều năm cho thuê, ngôi nhà xuống cấp. Nhóm thiết kế chọn phương án cải tạo lại, chia công năng thành phòng khách liền bếp, hai phòng ngủ (chính và phụ), phòng làm việc.
Chứng khoán hôm nay tiếp tục giao dịch thận trọng, nhà đầu tư chọn đứng ngoài thị trường với thanh khoản chỉ hơn 11.100 tỷ đồng, thấp nhất gần một tháng.
Sau phiên điều chỉnh không đáng kể hôm qua, VN-Index mở cửa tăng gần 7 điểm với lệnh mua chờ sẵn. Đến gần 10h, chứng khoán lên 1.250 điểm nhưng không giữ được lâu khi dòng tiền tham gia hời hợt. Chỉ số này liên tục hạ độ cao và vẫn giữ trên tham chiếu.
Đầu giờ chiều, thị trường đi ngang khi vẫn chưa tìm thấy động lực hỗ trợ. Sau 14h, áp lực bán xuất hiện đã nhuộm đỏ chỉ số đại diện sàn HoSE nhưng biên độ giảm không sâu. Sau đó, chứng khoán có cải thiện nhẹ rồi lại điều chỉnh trong phiên ATC.
VN-Index đóng cửa ngày trên 1.242 điểm, nhích nhẹ 0,14 điểm so với hôm qua. Toàn sàn HoSE có 193 cổ phiếu tăng giá, chênh lệch rất sát với 181 cổ phiếu giảm. Riêng VN30 còn rơi vào tình trạng “xanh vỏ, đỏ lòng” khi chỉ số đại diện tăng 0,46 điểm nhưng chỉ có 12 cổ phiếu tích lũy, ít hơn 15 mã giảm.
Giao dịch chứng khoán tiếp tục trầm lắng như hôm qua. Thanh khoản thị trường TP HCM chỉ khoảng 11.145 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 5/11. Điều này cho thấy nhà đầu tư rất thận trọng, không muốn bán lượng lớn cổ phiếu đang nắm giữ, còn một nhóm lại không tìm được lý do cho việc giải ngân ồ ạt.
Với khối ngoại, hôm nay cũng là một phiên giằng co giữa xả và gom hàng. Bên bán thắng thế trong buổi sáng, sau đó càng về cuối phiên dần chuyển sang ưu tiên mua. Tổng lại, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp nhưng giá trị giảm mạnh về 48 tỷ đồng. FPT tiếp tục là cổ phiếu hút vốn ngoại nhiều nhất.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng thị trường đang kiểm chứng lại động lực tại vùng kháng cự 1.240 điểm và nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng khi giảm giải ngân và chốt lời từng phần.
Với diễn biến hiện tại, nhóm phân tích này khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục. Riêng những ai đang giữ tiền mặt cao có thể tận dụng nhịp rung lắc trong phiên để mua vào từng phần với cổ phiếu thu hút dòng tiền và vận động tích lũy ổn định.
Bắc GiangLấy cảm hứng từ đại lộ Champs-Élysees của thủ đô Paris, các căn thương mại sở hữu ít nhất hai mặt tiền tại Royal Mansion mang phong cách kiến trúc Pháp.
171 căn thương mại được thiết kế mái thép uốn mỹ thuật, cửa sổ và ban công lớn, lan can sắt hoa văn nghệ thuật cùng hệ thống đèn hắt sáng. Thiết kế 5 tầng một tum giúp gia chủ tối đa hóa công năng vừa để ở, kinh doanh hoặc cho thuê. Trong đó, tầng một và hai cao từ 3,6 đến 3,9 m, kết hợp mặt tiền rộng 6 m, thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh.
Đại diện chủ đầu tư TUTA Group cho biết, tuyến phố thương mại Royal Mansion được phát triển theo phong cách của đại lộ Champs-Élysées – một trong những biểu tượng của “kinh đô ánh sáng” – khu phố mua sắm hàng đầu châu Âu.
“Nơi đây quy tụ những thương hiệu xa xỉ dành cho giới tinh hoa và thu hút du khách nhờ kiến trúc Pháp nổi bật. Đây là nguồn cảm hứng để chúng tôi phát triển tuyến phố thương mại Royal Mansion, kỳ vọng trở thành điểm đến thịnh vượng ở Bắc Giang cho giới thượng lưu và chuyên gia quốc tế”, đại diện chủ đầu tư chia sẻ.
Theo đó, sau khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, 171 căn thương mại sẽ tái hiện nhịp sống kinh doanh sầm uất của Paris với các thương hiệu cao cấp, những chuỗi nhà hàng, quán café, spa chăm sóc sức khoẻ… mang đến trải nghiệm mới cho cư dân tương lai cùng du khách.
Phố thương mại Royal Mansion cũng mở ra cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư. Gia chủ có thể tận dụng các căn thương mại hai mặt tiền để vừa ở, vừa kinh doanh phát triển mô hình lưu trú lữ hành, văn phòng cho thuê…
Theo TUTA Group, nhà đầu tư thừa hưởng nguồn khách khi tuyến phố thương mại nằm trong tổ hợp khu đô thị 5 sao quốc tế Royal Mansion với 4 tòa căn hộ cao cấp 29 tầng, một tòa tháp văn phòng và một tòa khách sạn được quản lý bởi tập đoàn khách sạn đến từ Mỹ.
Tương lai, một tổ hợp vui chơi giải trí sầm uất – điểm đến giao lưu, mua sắm mới của Bắc Giang sẽ hình thành, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội sớm.
Là “thủ phủ công nghiệp” miền Bắc, Bắc Giang được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn lựa nhờ những lợi thế về quỹ đất, vị trí, chính sách ưu đãi trong đầu tư kinh doanh. Nơi đây cũng tạo được sức hút với các chuyên gia đầu ngành, người nước ngoài sinh sống khi gần Thủ đô Hà Nội, dễ dàng di chuyển tới các tỉnh, thành phố phía Bắc. Chủ đầu tư kỳ vọng, dự án Royal Mansion tại ngã 6 trung tâm Bắc Giang sẽ là điểm đến mới cho cư dân địa phương và du khách, đồng thời, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Hà NamĐô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam được vinh danh Dự án đáng sống và Dự án thông minh tiêu biểu, ngày 27/11.
Hai danh hiệu thuộc chương trình bình chọn “Dự án đáng sống” trong khuôn khổ “Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản” do tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và VCCI tổ chức lần thứ 7. Sự kiện không chỉ vinh danh các doanh nghiệp, dự án bất động sản có đóng góp tích cực cho xã hội, mà còn là diễn đàn trao đổi về sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City (Phủ Lý, Hà Nam) do Sun Group đầu tư vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe để nhận được bình chọn từ hội đồng đánh giá và bạn đọc. Theo hội đồng đánh giá, dự án đáng sống không chỉ thỏa mãn điều kiện cần về hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất mà còn đáp ứng điều kiện đủ về những giá trị mang lại cho xã hội.
Tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI dẫn lời kiến trúc sư Jan Gehl, tác giả của cuốn sách Đô thị vị nhân sinh: “Chúng ta định hình thành phố, thành phố định dạng chúng ta”. Theo ông, một dự án đáng sống phải là một nơi dành cho cộng đồng, vì cộng đồng và được vun đắp, phát triển, lan tỏa những giá trị tốt đẹp chính từ cộng đồng ấy.
Danh hiệu “Dự án đáng sống” là lời động viên, khuyến khích Sun Group nói riêng và các doanh nghiệp nói chung tích cực triển khai những dự án tốt hơn trong tương lai, qua đó đóng góp vào việc cải thiện chất lượng sống đô thị.
Nằm tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City cách Hà Nội khoảng 50 km với 45 phút lái xe. Dự án phát triển theo mô hình “thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích” với quy mô 420 ha, mật độ xây dựng chỉ 18%, 200 ha cảnh quan cây xanh, mặt nước, 5 công viên lớn cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp.
Tại Sun Urban City, người cao tuổi có không gian sinh thái để dạo bộ, sum vầy cùng con cháu và những người bạn đồng niên, được chăm sóc sức khỏe toàn diện với khu dưỡng lão, phòng khám gia đình. Trẻ em có nhiều trải nghiệm vui chơi giải trí để phát triển thể chất, tâm hồn. Bên cạnh đó là không gian thể thao để rèn luyện sức khỏe và không gian nghệ thuật để sáng tạo dành cho giới trẻ…
Chủ đầu tư cho biết, dự án nằm tại nơi hội tụ của ba dòng sông: Châu Giang, Nhuệ và Đáy nên có vị trí phong thủy, môi trường sinh thái trong lành, đồng thời là trung tâm kết nối di sản của mảnh đất “núi Đọi, sông Châu” giàu trầm tích văn hóa với gần 2.000 di tích lịch sử cùng nhiều danh lam thắng cảnh. Không chỉ kế thừa giá trị truyền thống, Sun Urban City còn được chủ đầu tư thiết kế không gian đô thị văn minh, hiện đại.
Đô thị nghỉ dưỡng Hà Nam còn hưởng lợi từ vị trí tâm điểm kết nối giao thông khi hội tụ cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, thuận lợi cho giao thương. Mạng lưới giao thông tại đây sẽ thêm hoàn chỉnh khi nút giao 3 tầng Phú Thứ trị giá 1.400 tỷ đồng gần kề dự án trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình hoàn thành năm 2025 kết nối với vành đai 5 vùng Thủ đô, cộng hưởng với tuyến vành đai 3, 3.5, 4 và các cao tốc nối Hà Nam với Thái Bình, Nam Định. Tương lai, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với trạm dừng chiến lược tại ga Phủ Lý sẽ giúp Hà Nam kết nối nhanh chóng với các địa phương trên cả nước.
Với việc đẩy nhanh tiến độ thi công, hệ thống tiện ích điểm nhấn tại Sun Urban City đang thành hình, trong đó: trục đại lộ lễ hội, show nhạc nước dự kiến ra mắt Tết Nguyên đán và công viên nước Sun World dự kiến ra mắt dịp 30/4/2025. Những tòa căn hộ đầu tiên sẽ được bàn giao trong tháng 6/2025 và tiếp đó khu townhouse sẽ bàn giao cuối năm 2025.
Một trong những điểm nhấn của dự án là khu căn hộ Art Residence với thiết kế mở rộng không gian theo chiều cao lên đến gần 5 m, giúp tối ưu không gian sử dụng cho gia chủ. Trong khi đó, các căn nhà phố phân khu Kim Tiền được thiết kế không trùng lặp kiến trúc cùng với hầm riêng cho gia chủ. Đây là một trong những yếu tố để dự án nhận danh hiệu “Dự án thông minh tiêu biểu”.
“Sun Urban City cam kết mang đến môi trường sống tốt hơn cho người dân với cơ sở hạ tầng đồng bộ, đầy đủ tiện ích, đóng góp vào sự phát triển của địa phương, làm thay đổi diện mạo thành phố Phủ Lý nói riêng, Hà Nam nói chung, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Phủ Lý thành đô thị loại 1 vào năm 2030, đưa Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050”, đại diện Sun Property (thành viên Sun Group) chia sẻ.
Chung cư CT1 với gần 600 căn thuộc khu nhà xã hội Thượng Thanh, quận Long Biên vừa được cấp giấy phép xây dựng.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa cấp giấy phép xây dựng chung cư cao tầng CT1 thuộc Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh, quận Long Biên cho liên danh Công ty cổ phần Himlam Thủ Đô và Công ty cổ phần BIC Việt Nam. Giấy phép xây dựng có hiệu lực khởi công xây dựng trong 12 tháng. Trước thời điểm hết hiệu lực, nếu công trình chưa được khởi công, chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.
Dự án nằm trên ô đất ký hiệu CT1 tổng diện tích hơn 5.100 m2, diện tích xây dựng khoảng 3.300 m2. Tổng diện tích sàn xây dựng phần nổi gần 63.500 m2.
Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chung cư CT1 sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ, quy mô dân số gần 1.700 người, gồm 22 tầng nổi, một tum và ba tầng hầm. Mật độ xây dựng khoảng 64%, hệ số sử dụng đất 12,4 lần.
Trước đó, Hà Nội cũng có quyết định giao gần 5,4 ha đất (đợt 1) tại phường Thượng Thanh cho công ty Himlam Thủ Đô để thực hiện dự án khu nhà xã hội Thượng Thanh.
Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư tháng 5/2018, Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh có tổng diện tích hơn 6 ha, mật độ xây dựng 31,4%. Dự án cung cấp 1.980 căn hộ và 44 căn liền kề thương mại với tổng mức đầu tư gần 2.700 tỷ đồng.
Chung cư CT1 thuộc khu nhà xã hội Thượng Thanh là một trong số ít dự án nhà ở xã hội triển khai tại Hà Nội trong năm nay. Cuối năm ngoái, dự án nhà xã hội CT-05 và CT-06 tại Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2, huyện Mê Linh cũng được Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) khởi công xây dựng.
Trong báo cáo về phát triển, quản lý nhà ở xã hội mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết từ nay đến năm sau, 11 dự án dự kiến hoàn thành với gần 6.000 căn, tương đương 345.000 m2 sàn. Với tổng 19 căn dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, thành phố đạt hơn 78% chỉ tiêu tại kế hoạch phát triển nhà xã hội với khoảng 15.440 căn, tương ứng 952.000 m2 sàn.
Theo các chuyên gia, nhà ở bình dân, nhà xã hội chính là “tia hy vọng” giúp cân bằng giá nhà ở, đảm bảo thị trường phát triển bền vững và lành mạnh. Hồi tháng 5, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng yêu cầu các sở, ngành thành phố cam kết khởi công ít nhất 1 dự án ở xã hội trước ngày 1/10. Đến nay, tình trạng phát triển nhà xã hội tại thủ đô vẫn chậm, mới đạt 9% chỉ tiêu tại đề án xây một triệu căn nhà xã hội đến 2025.
Với tầm giá trung bình lên đến 80 triệu đồng mỗi m2, 90% rổ hàng mới là nhà cao cấp, phân khúc giá tầm 3 tỷ đồng tại TP HCM dần biến mất khỏi thị trường.
Hơn 4 tháng qua, vợ chồng anh Đặng Trung (trọ tại quận 4) đi từ khu Đông đến khu Nam TP HCM nhưng vẫn không tìm được dự án nào đang mở bán có căn hộ 2 phòng ngủ, giá dưới 3 tỷ đồng.
Anh cho biết khu Đông hiện dồi dào nguồn cung nhất, trên dưới 10 dự án sơ cấp, nhưng giá đều từ 58 triệu đồng mỗi m2, tức căn diện tích từ 58 m2 tính thêm thuế phí, giá thấp nhất cũng trên 3,5 tỷ đồng.
Còn ở khu Nam, anh Trung tìm được 5 dự án đang chào bán, giá khoảng 55 triệu đồng mỗi m2, căn 60 m2 sẽ hơn 3,3 tỷ đồng chưa gồm thuế phí. Dự án sơ cấp duy nhất tại đây có giá dưới 50 triệu đồng mỗi m2 là một chung cư cũ tái khởi động sau hơn chục năm “đắp chiếu”. Giá chào bán cũng 42 triệu đồng một m2 nhưng căn nhỏ nhất diện tích đến 85 m2, tính ra trên 3,5 tỷ đồng.
Ngay cả khu Tây, nơi từng là “thủ phủ” nhà vừa túi tiền, những dự án đang rao bán cũng thiết lập mặt bằng giá trên 3 tỷ đồng mỗi căn 2 phòng ngủ. Theo đó, căn diện tích 60 m2, giá thấp nhất ghi nhận được là 3,3 tỷ đồng. “TP HCM giờ kiếm nhà 3 tỷ đồng còn khó nói gì đến sản phẩm giá thấp hơn”, anh Trung cho hay.
Tương tự, vợ chồng anh Nam (TP Thủ Đức) cho biết từ tháng 7 đến nay đã theo chân môi giới đi xem nhà mẫu và thực địa gần 10 dự án sơ cấp, nằm cách trung tâm thành phố 10-15 km nhưng giá cũng đều trên 3 tỷ đồng.
Anh Nam nói thích một dự án đang xây dựng ở quận 9 cũ (nay là TP Thủ Đức) nhưng giá căn 2 phòng ngủ (62 m2) lên đến 4,1 tỷ đồng, căn hộ 1 phòng ngủ (53 m2) cũng 3,4 tỷ đồng, vượt xa dự toán ban đầu. Thậm chí một số chung cư cũ quanh khu vực này, giá đều không dưới 50 triệu đồng mỗi m2 nên căn nhỏ nhất 65 m2 cũng hơn 3,4 tỷ đồng.
“Đi tìm mua nhà giờ quá khó, dự án vừa ý, giá lại quá cao, còn rẻ thì chất lượng, pháp lý, vị trí không ổn”, anh Nam bộc bạch.
Ghi nhận của VnExpress cũng cho thấy trước năm 2018, TP HCM có nhiều dự án giá 1,5 tỷ đồng như Đạt Gia, 4S Linh Đông, Sài Gòn Avenue, 9View, Fuji Home, Muzuki… Từ 2018-2020, căn hộ tầm giá một tỷ đồng bắt đầu biến mất, chỉ còn từ trên dưới 2 tỷ đồng như Safira, DLuso, Vinhomes Grand Park, Urban City, Akari City.
Sau 2020-2023, căn hộ dưới 2 tỷ đồng cũng dần khan hiếm. Những dự án mới như Akari giai đoạn 2, Privia, MT East Mark, Khải Hoàn Prime… giá đều tiệm cận 3 tỷ đồng. Còn từ đầu năm đến nay, những sản phẩm mới ra mắt như Eaton Park, Elysian, The Opus One… đều trên 70 triệu đồng mỗi m2, tương đương từ 3,5 tỷ đồng mỗi căn.
Nhiều dự án đã mở bán trước đó tại TP HCM cũng bắt đầu có sự điều chỉnh giá khá mạnh so với khi ra mắt rổ hàng mới. Cụ thể, đầu quý II, một chung cư ở Bình Tân bán các căn 2 phòng ngủ dao động 2,9-3,1 tỷ, hiện nay giá đã tăng lên khoảng 3,5 tỷ đồng. Hay khu vực quận 8, dự án chuẩn bị mở bán giai đoạn mới, giá từ 55 triệu đồng mỗi m2 đã tăng lên 68 triệu đồng. Còn ở thị trường khu Đông thì tầm tài chính 3 tỷ đồng hầu như không còn dự án nào.
Trong báo cáo mới đây của đơn vị tư vấn thị trường DKRA Group cho thấy giá sơ cấp căn hộ TP HCM cao nhất 493 triệu đồng mỗi m2, mức thấp nhất là 30 triệu đồng. Tuy nhiên tầm giá 30 triệu đồng hiện chỉ còn rải rác với một số dự án nhà ở xã hội, chung cư cũ đã bàn giao trên chục năm, đang bán thứ cấp (chủ nhà rao bán lại). Xét về nguồn cung sơ cấp (chủ đầu tư mở bán), giá thấp nhất trên 55 triệu đồng mỗi m2.
Theo số liệu từ One Housing – công ty tư vấn bất động sản thuộc Techcombank, giá bán sơ cấp trung bình căn hộ TP HCM quý III vào khoảng 80 triệu đồng mỗi m2. 90% rổ hàng là căn hộ cao cấp, hạng sang và chỉ còn vài dự án vừa túi tiền nhưng giá cũng trên dưới 60 triệu đồng mỗi m2.
Báo cáo từ công ty tư vấn bất động sản Cushman&Wakefield cũng cho hay giá căn hộ TP HCM hiện trung bình từ 76 triệu đồng mỗi m2, đây là mức giá đã giảm 16% so với quý trước. Luỹ tiến trong 10 tháng qua, giá chung cư TP HCM trung bình gần 83 triệu đồng mỗi m2. Nếu xét cả ở sơ cấp và thứ cấp, trung bình chung cư có giá 63 triệu đồng mỗi m2, căn hộ tiêu chuẩn 2 phòng, diện tích 55 m2 thấp nhất từ 3,3 tỷ đồng chưa bao gồm thuế phí.
Theo đơn vị này, nguồn cung dự kiến triển khai từ nay đến năm 2025 của thành phố có rất ít dự án giá bán dưới 60 triệu đồng mỗi m2. Khả năng cao nhà tầm 3 tỷ đồng sẽ “tuyệt chủng”.
Hiện phân khúc căn hộ dưới 3 tỷ đồng được xem là bình dân tại TP HCM, theo phân loại của Savills Việt Nam. Dù căn hộ mới tầm tiền này đã dần biến mất, đến nay, nó vẫn là loại hình phần đông người dân có thể đáp ứng nhu cầu tài chính. Theo một khảo sát gần đây của VnExpress, hơn một nửa trong số 3.100 người tham gia trả lời rằng chỉ có khả năng mua nhà dưới 2 tỷ đồng.
Nhìn nhận diễn biến trên, bà Giang Huỳnh, Giám đốc bộ phận nghiên cứu S22M Savills, nhiều lần nhấn mạnh phân khúc này chỉ còn khoảng 15% nguồn cung. Trong 3 năm tới nhiều nhất cũng chỉ chiếm khoảng 5% và có nguy cơ biến mất khỏi thị trường.
Chuyên gia Phan Đình Phúc, CEO chuyên trang phân tích bất động sản Seenee, chia sẻ căn hộ giá 3 tỷ đang dần thành “hàng hiếm” tại TP HCM. Đà tăng giá chung cư được thúc đẩy bởi những thay đổi từ luật và sự biến động của bảng giá đất mới. Từ ngày 1/8, để được cấp giấy phép xây dựng, các chủ đầu tư phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Điều này khiến số lượng dự án được phê duyệt giảm đáng kể.
Ngoài ra, ông cho rằng nguồn hàng sơ cấp do áp lực tài chính giai đoạn 2021-2023 và chi phí đầu tư cao, các chủ đầu tư không bán ra nhiều. Vậy nên năm nay, những dự án hoàn tất pháp lý đưa ra thị trường đều không dưới 50 triệu đồng mỗi m2. Nguồn cung năm sau cũng sẽ rất khó kiếm dự án dưới 60 triệu đồng mỗi m2.
Còn theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, trước năm 2019, các dự án có giá khoảng 40 triệu đồng mỗi m2 đã được xem là tiệm cận với mức trung – cao cấp. Nhưng hiện nay, 50 triệu đồng mỗi m2 mới được xem là “mức sàn” của trung cấp. Các chi phí liên quan đến đất đai và phát triển dự án đang tiếp tục tăng khi các luật sửa đổi về bất động sản có hiệu lực. Chẳng hạn như bảng giá đất làm tăng tiền thuê hay tiền sử dụng đất, từ đó tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Quy định mới về việc phải có quy hoạch, phương án bồi thường, tái định cư được cơ quan nhà nước phê duyệt trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cũng có thể gây phát sinh thêm chi phí.
Trong bối cảnh các chi phí đầu tư xây dựng ngày càng tăng, chủ đầu tư phải cân bằng giữa bài toán chi phí và lợi nhuận. Do đó, nguồn cung nhà ở thương mại có giá phải chăng sẽ khó tăng nhanh và giá nhà khó hạ nhiệt trong ngắn hạn, ông David Jackson nhận xét.
Căn hộ có diện tích 100 m2, tọa lạc tại một tòa chung cư thuộc Văn Giang (Hưng Yên), là nơi sinh sống của gia chủ ngoài 50 tuổi. Công năng chính gồm phòng khách, bếp – ăn, hai phòng ngủ và một phòng làm việc.
Gia chủ mong muốn sở hữu không gian sống giản dị nhưng vẫn mang màu sắc cá nhân. Vì vậy, nhóm thiết kế lựa chọn phương án kết hợp giữa phong cách hiện đại tối giản và sự mộc mạc, mang lại cảm giác trầm tĩnh và hướng nội. Đường nét và ngôn ngữ thiết kế được thể hiện chỉn chu, thông qua cách sử dụng vật liệu có chủ đích.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng ưu tiên gom cổ phiếu trên sàn HoSE khi mua ròng khoảng 355 tỷ đồng trong phiên chứng khoán đi ngang.
Nhà đầu tư ngoại mua ròng khoảng 355 tỷ đồng hôm nay, tăng gần 56% so với phiên trước. Góp sức lớn nhất trong việc thu hút dòng tiền nước ngoài là FPT khi cổ phiếu này được mua ròng hơn 686 tỷ đồng. Trong bốn phiên ưu tiên gom cổ phiếu, giá trị mua ròng của khối ngoại liên tục tăng thêm và đã có hai phiên ghi nhận hàng trăm tỷ đồng.
Diễn biến trên được thị trường được đánh giá tích cực sau 21 phiên nhóm này xả hàng không ngừng. Việc bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài trở thành một trong những rào cản lớn, nhất là về mặt tâm lý, khiến chứng khoán lình xình suốt thời gian dài rồi có pha giảm điểm khá mạnh vào giữa tháng.
Trong buổi chia sẻ với nhà đầu tư hồi đầu tuần, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu của Chứng khoán VPBank (VPBankS), cho rằng mức chiết khấu của thị trường nhìn chung đã đủ để khối ngoại có xu hướng chậm đà bán ròng cho đến khi ngừng hẳn. Nếu thị trường có định giá hấp dẫn và khối ngoại dừng bán hẳn, nhịp phục hồi sẽ đến rất nhanh.
Sau khi giữ vững trên mốc kháng cự ngắn hạn 1.240 điểm, chứng khoán hôm nay lấy đà kiểm tra vùng 1.245 điểm. Lực cầu đến từ sớm giúp chỉ số đại diện sàn HoSE nhanh chóng tiến lên mốc kể trên, tuy nhiên dòng tiền vẫn chưa đủ mạnh khiến đồ thị rung lắc. Sau đó, chỉ số này có lần thứ hai thử nghiệm 1.245 điểm nhưng cũng bất thành do thanh khoản mỏng. Áp lực chốt lời ngắn hạn khiến chứng khoán về dưới tham chiếu trước giờ nghỉ trưa nhưng khoảng cách không quá sâu.
Buổi chiều, chỉ số chung có lúc mất mốc 1.240 điểm nhưng nhanh chóng phục hồi. Đồ thị vẫn có sắc xanh xen kẽ nhưng không thể giữ lâu mà trồi sụt quanh tham chiếu. Cuối phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,16 điểm về sát 1.242 điểm.
Sàn HoSE có 236 cổ phiếu giảm giá, nhiều hơn so với 125 cổ phiếu tăng. Thị trường vẫn ghi nhận hai mã có giá kịch trần là DC4 và QCG. Trong đó, cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai đã khoác sắc tím hai phiên sau thông tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại để tham gia cố vấn, điều hành doanh nghiệp.
Hầu hết cổ phiếu chỉ điều chỉnh với biên độ nhẹ cho thấy đây có thể chỉ là cơn rung lắc nhẹ trước áp lực chốt lời ngắn hạn. Thị trường không rơi quá sâu nhờ FPT trở thành bệ đỡ với mức tăng 2,7%. Thanh khoản mã này cũng dẫn đầu thị trường với hơn 1.358 tỷ đồng, chiếm gần 12% của sàn HoSE.
Trong phiên VN-Index điều chỉnh nhẹ, tổng giá trị giao dịch cũng giảm hơn 1.900 tỷ về còn khoảng 11.300 tỷ đồng. Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thanh khoản thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy sự thận trọng.
Phiên hôm nay, nhà đầu tư có xu hướng chốt lời ngắn hạn hoặc giảm giải ngân để quan sát vận động tiếp theo. Tuy nhiên vẫn có lực cầu giải ngân và VN-Index giữ được cân bằng tại đường trung bình động 20 ngày (MA20) cho thấy hiện tại thị trường vẫn vận động ổn định.
Ngôi nhà phố có quy mô 4 tầng, được xây trên khu đất rộng 134 m2, diện tích sàn 380 m2, tọa lạc tại Tân Bình (TP HCM).
Với đặc trưng thường thấy của nhà phố trong hẻm, công trình có nhược điểm về khả năng lấy sáng, thông gió. Vì vậy, nhóm KTS đã chọn phong cách thiết kế hiện đại, bổ sung các “khoảng thở”, đồng thời cân bằng giữa công năng – thẩm mỹ, cách sử dụng màu sắc đến vật liệu, nhằm tạo nên không gian sống đủ sáng, thoáng cho gia đình.
Bố cục công trình chú trọng vào sự mở rộng của không gian, sự hài hòa tổng thể giữa kiến trúc và môi trường xung quanh.