Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Novaland có CEO mới

Novaland bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc – từng là Giám đốc tài chính – giữ chức Tổng giám đốc để kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao.

Tập đoàn Novaland (NVL) vừa công bố nghị quyết bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc làm Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này cho biết đây là một phần trong kế hoạch kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc toàn diện, giúp Novaland vượt qua thách thức và phát triển bền vững.

Ông Bắc sẽ đảm nhận vai trò mới từ ngày 1/11, thay cho ông Dennis Ng Teck Yow. Ông Dennis sẽ tập trung vào thực hiện nhiệm vụ của Thành viên Hội đồng quản trị Novaland.

CEO mới của công ty sinh năm 1985, có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, với chuyên môn về huy động vốn, đầu tư và định giá. Từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong hai lĩnh vực kể trên, ông Bắc gia nhập Novaland từ tháng 8/2023 với vị trí Giám đốc tài chính, sau đó được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc tháng 9 năm nay.

Novaland cho biết lãnh đạo này đã đóng góp tích cực vào quá trình tái cấu trúc của tập đoàn.




Ông Dương Văn Bắc - CEO Novaland. Ảnh: NVL

Ông Dương Văn Bắc – CEO Novaland. Ảnh: NVL

Sau hơn 20 tháng tái cấu trúc toàn diện, Novaland cho biết đã cơ cấu thành công phần lớn các khoản nợ, đồng thời thu xếp, huy động được nhiều nguồn vốn mới để đẩy mạnh thi công dự án. Công ty đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án trọng điểm.

Quý III, Novaland lãi hơn 2.950 tỷ đồng, gấp 21,5 lần cùng kỳ 2023, là mức kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi công bố thông tin. Nguyên nhân chủ yếu nhờ hoạt động tài chính với mức doanh thu gần 3.898 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ. Ngoài ra, lợi nhuận cũng được đóng góp bởi hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu đạt hơn 2.010 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với quý III năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu, tổng doanh thu hợp nhất từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Novaland là 4.295 tỷ đồng (chưa tính doanh thu tài chính). Trong đó, doanh thu thuần từ bán hàng đạt gần 3.739 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản thu trên ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, Palm City…

Doanh nghiệp này đang lỗ lũy kế khoảng 4.377 tỷ đồng. NVL cho biết phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán liên quan đến tiền thuê, sử dụng đất phải nộp tính theo phương án giá đất năm 2017 của dự án Lakeview City (TP Thủ Đức, TP HCM).

Tất Đạt

Khu ký túc xá bỏ hoang dự kiến thành nhà ở xã hội năm 2026

Hà Nội dự kiến hoàn thành cải tạo tòa A2, A3 tại khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê năm 2026.

Thông tin này được nêu trong kết luận của Chủ tịch Hà Nội tại cuộc họp mới đây về tình hình 5 dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.

Với dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng, BQL dự án công trình dân dụng khẩn trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định về chuyển đổi các tòa A2, A3, A4 sang nhà ở xã hội cho thuê. Sau đó, chủ trương này trình HĐND thành phố xem xét, thông qua tại phiên họp đầu năm 2025.

Trên cơ sở này, Hà Nội dự kiến hoàn thành cải tạo, nâng cấp tòa A2, A3 trong năm 2026. Còn tòa A4 hoàn thành đầu tư xây dựng trong năm 2027.




Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp với toà A2, A3 vẫn dang dở thời điểm đầu năm 2023. Ảnh: Ngọc Thành

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp với tòa A2, A3 vẫn dang dở thời điểm đầu năm 2023. Ảnh: Ngọc Thành

Khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp được xây dựng trên khu đất rộng 40.000 m2, nằm ngay sát cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và đường Giải Phóng. Công trình gồm 6 khối nhà (ký hiệu từ A1 đến A6), cao trung bình 17 tầng.

Tuy nhiên, hơn chục năm xây dựng, hiện chỉ có ba tòa nhà A1, A5 và A6 hoàn thành. Trong đó, tòa A4 chưa thi công do thiếu mặt bằng, tòa A2, A3 dừng lại ở phần thô.

Năm 2017, Sở Xây dựng đã đề xuất chuyển tòa A2, A3 thành nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đến năm ngoái, UBND TP Hà Nội lên kế hoạch dành hơn 220 tỷ đồng để thực hiện việc này.

Yêu cầu mới nhất được lãnh đạo Hà Nội đưa ra trong bối cảnh thủ đô ngày càng thiếu nhà ở vừa túi tiền cho người dân. Hà Nội phải xây 18.700 căn nhà ở xã hội đến 2025, nhưng mới có 3 dự án được khởi công (1.700 căn) và 5 dự án xây dựng xong, với 5.200 căn, đạt gần 37% mục tiêu.

Với dự án Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy chậm triển khai nhiều năm, Hà Nội xác định trách nhiệm của nhà đầu tư, không phải do lỗi của cơ quan quản lý.

Vì vậy, thành phố yêu cầu nhà đầu tư tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Đông Anh trong công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại, hoàn thành dứt điểm trong năm nay. Nếu sau ngày 15/11, nhà đầu tư không nộp đủ hồ sơ điều chỉnh chủ trương (gia hạn tiến độ), đơn vị này phải thực hiện đầu tư đúng như các nội dung đã được duyệt.

Với dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại 148 Giảng Võ, Hà Nội yêu cầu các sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ thẩm định chấp thuận chủ trương, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Các đơn vị này phải trình UBND thành phố giải quyết để chấp thuận nhà đầu tư trước ngày 15/11.

Tại dự án Khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III, Hà Nội đề nghị quận Hoàng Mai tập trung cải tạo, sửa chữa toà CT1, CT2, CT3 để hoàn thành trong quý II/2025. Sau đó, công trình này được dùng để bố trí tái định cư cho dự án đường Tam Trinh. Các toà CT4, CT5 sẽ được tiếp tục triển khai bằng nguồn vốn đầu tư công.

Anh Tú

Cải tạo căn hộ 80 m2 theo lối sống tối giản với 270 triệu đồng

Căn hộ có diện tích 80 m2, tọa lạc tại một tòa chung cư thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Công năng chính gồm một phòng khách, bếp – ăn và hai phòng ngủ.

Gia chủ mong muốn sở hữu không gian phù hợp với lối sống tối giản. Vì vậy, nhóm thiết kế chọn giải pháp ưu tiên bố trí những không gian rộng rãi, không bị gò bó bởi nhiều đồ đạc hay chi tiết phức tạp. Điều này vừa giúp tiết kiệm tối đa chi phí thi công, vừa mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Công trình hai tầng với thiết kế ‘nhà trong nhà’

Phương án thiết kế là chia nhà làm 2 căn nhỏ bên trong, liên kết với nhau qua sân giữa và khoảng thông tầng.

Cách thiết kế này giúp tăng sự thông thoáng, đối lưu khí trời từ trục hành lang xuyên suốt ở tầng trệt và tầng một, giảm đi lượng nắng nóng hắt vào nhà. Ngoài ra, không gian chung – riêng được tách biệt, đảm bảo riêng tư nhưng vẫn giữ được sự liên kết.

Nhà vườn tái chế bên bờ sông

Công trình tọa lạc tại xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), diện tích xây dựng 60 m2 trên khu đất rộng 160 m2. Sau thời gian dài sống ở thành phố, gia chủ quyết định trở về quê hương để sống gần gia đình.

Là một nhà thơ, ông mong muốn xây dựng một mái ấm hiện đại nhưng vẫn mang nét truyền thống quê hương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tạo môi trường để gia chủ có cảm hứng sáng tác.

Giá thuê đất thương mại dịch vụ ở TP HCM dự kiến tăng 18-53%

Giá thuê đất thương mại dịch vụ của TP HCM dự kiến tăng trung bình từ 18-53%, theo dự thảo mới của Sở Tài Chính.

Sở Tài chính TP HCM đang lấy ý kiến về đề xuất quy định mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất; đất xây dựng công trình ngầm (không phải là phần ngầm của công trình trên mặt đất) và đất có mặt nước. Đây sẽ là mức tỷ lệ được áp dụng làm căn cứ tính tiền thuê đất trên địa bàn thành phố.

Theo đề xuất, tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất hàng năm với nhóm thương mại, dịch vụ khu vực 1 (quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận) sẽ là 1,5%, khu vực 2 (TP Thủ Đức, các quận 6, 7, 8, 11, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp) là 1% và khu vực 3 (huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè) 0,75%.




Bất động sản khu Nam TP HCM, đoạn qua huyện Nhà Bè, tháng 7/2024. Ảnh: Quỳnh Trần

Bất động sản khu Nam TP HCM, đoạn qua huyện Nhà Bè, tháng 7/2024. Ảnh: Quỳnh Trần

Với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất thương mại dịch vụ mục đích kinh doanh) cũng sẽ được xác định theo từng khu vực gồm: khu vực 1 áp dụng tỷ lệ 1%; khu vực 2 tỷ lệ là 0,75%; khu vực 3 là 0,5%.

Riêng đất nông nghiệp, tỷ lệ tương ứng 0,25%, đất trong Khu công nghệ cao, Khu công viên phần mềm Quang Trung là 0,5%.

Công thức tính giá thuê đất sẽ là: Giá thuê = tỷ lệ phần trăm tính đơn giá (x) giá đất theo bảng giá điều chỉnh.

Hiện nay, theo Quyết định 50/2014, giá thuê đất hàng năm (không thông qua hình thức đấu giá) được chia làm 4 khu vực với tỷ lệ % tính tiền thuê đất là từ 1,6-2% với đất kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; nhà ở cho thuê; văn phòng… ; khoảng 1,1-1,5% với đất sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; kho xưởng; công trình công cộng, thương mại dịch vụ… Và 1% với đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; bến cảng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

Như vậy, dự thảo của Sở Tài Chính đã giảm mức tỷ lệ % tính tiền thuê đất xuống khá sâu, tuy nhiên do bảng giá đất điều chỉnh tăng mạnh (5-38 lần, chưa nhân hệ số K) so với giá cũ nên giá thuê đất trả tiền hàng năm vẫn tăng cao.

Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) dẫn chứng, theo cách tính trước đây của Quyết định 50, đơn giá thuê đất hàng năm Khu chế xuất Linh Trung (đường số 1, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức) hiện có tỷ lệ % đơn giá thuê là 1,3%, giá đất theo Quyết định 02 là 4,2 triệu đồng mỗi m2, hệ số điều chỉnh là 3,3 thì đơn giá thuê đất hàng năm sẽ là 4,2 x 3,3 x 1,3% = 180.000 đồng mỗi m2.

Tuy nhiên, nếu tính theo dự thảo mới, dù tỷ lệ % giảm xuống là 0,75% nhưng giá đất đường số 1 theo Quyết định 79 hiện lên đến 39,7 triệu đồng mỗi m2. Vì vậy giá thuê đất hàng năm sẽ là 39,7 x 0,75% = 298.000 đồng mỗi m2, tăng 65% so với trước đây.

Sở Tài Chính cho biết nếu theo tỷ lệ phần trăm của dự thảo, giá thuê đất phi nông nghiệp trên toàn TP HCM dự kiến tăng từ 35-50%. Tăng mạnh nhất rơi vào khu vực 2 và 3, lần lượt 54% và 50%. Còn với giá thuê đất thương mại, dịch vụ, mức tăng trung bình theo từng khu vực sẽ lần lượt là 18%, 25% và 53%. Nếu chỉ tính riêng khu vực trung tâm và nội thành, mức tăng trung bình không quá 25% so với đơn giá tính theo quy định cũ.

Sở này cho rằng sự thay đổi trên phản ánh đúng giá thuê đất trên thị trường. Đây là mức tăng tất yếu khi thành phố điều chỉnh bảng giá đất theo hướng tiệm cận với giá thị trường và trong ngưỡng chịu được của nền kinh tế. Còn với khu vực ngoại thành, trước đây có giá đất quy định tại bảng giá rất thấp, sau khi điều chỉnh bảng giá đất, khu vực này có mức tăng chênh lệch khá lớn với khu vực nội thành.

Dẫu vậy, theo Hiệp hội bất động sản TP HCM, bảng giá đất điều chỉnh đang làm giá đất tăng cao, nếu tính theo mức tỷ lệ % được Sở Tài Chính đề xuất, giá thuê đất tại nhiều khu vực sẽ rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Hiệp hội này đề xuất nên giảm tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất ở mỗi nhóm xuống 0,25%. Như vậy nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sẽ có tỷ lệ % khu vực 1 là 0,75%, khu vực 2 là 0,5%, khu vực 3 tương ứng 0,25%. Đối với đất thương mại, dịch vụ, mức tỷ lệ % sẽ là 1,25%, 0,75% và 0,5% lần lượt cho ba khu vực.

Phương Uyên

Nhóm bluechip kéo chứng khoán giảm gần 10 điểm

25 mã trong rổ VN30 đỏ sắc gây áp lực lớn cho VN-Index khiến chỉ số này giảm gần 10 điểm khi chốt phiên hôm nay.

Đồ thị VN-Index gần như đi dưới tham chiếu cả ngày. Trong buổi sáng, thị trường giao dịch khá trầm lắng, thanh khoản nhỏ giọt, không xuất hiện cổ phiếu mang tính dẫn dắt xu hướng. Tuy bên bán chiếm ưu thế hơn nhưng nguồn cung giá rẻ không nhiều nên chứng khoán giảm không sâu.

Gần giờ nghỉ trưa, chỉ số của sàn HoSE mới nới rộng biên độ dưới tham chiếu. Sang chiều, thị trường chịu áp lực nặng hơn, có lúc cách giá mở cửa hơn 10 điểm.

Chốt phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa ở dưới 1.255 điểm, sụt 9,6 điểm so với hôm qua.

Toàn sàn HoSE có khoảng hai phần ba cổ phiếu giảm giá, tức 289 mã. Trong khi đó, số lượng cổ phiếu giữ sắc xanh chỉ 86 mã. Xu hướng điều chỉnh lan rộng khắp thị trường khi trừ bảo hiểm, các nhóm khác đều có chỉ số ngành đi lùi, nhất là hóa chất, bán lẻ, dịch vụ tài chính. Tuy nhiên nhìn chung, biên độ giảm giá không nhiều.

VN-Index mất điểm chủ yếu do nhóm cổ phiếu trụ. Rổ VN30 ghi nhận 25 mã giảm và chỉ số đại diện cũng sụt gần 13 điểm. MSN là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất thị trường, theo sau còn có GVR, VPB, MBB, HPG hay ACB.

Trong phiên chứng khoán đi lùi, thanh khoản sàn HoSE cũng diễn biến cùng chiều. Tổng giá trị giao dịch ghi nhận gần 14.800 tỷ đồng, sụt khoảng 3.200 tỷ so với hôm qua.

Đã gần một tháng, thị trường TP HCM chưa hút nổi dòng tiền quá 20.000 tỷ đồng mỗi ngày. Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng để xu hướng ngắn hạn cải thiện, VN-Index cần vượt lên vùng kháng cự 1.270 điểm với khối lượng gia tăng tích cực.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 300 tỷ đồng, tâm điểm vẫn là MSN. Cổ phiếu Masan hôm nay chịu ảnh hưởng bởi thông tin SK Group bán 76 triệu cổ phần và không còn là cổ đông lớn. Ngoài ra, thị trường còn ghi nhận thêm hai mã bị bán ròng trăm tỷ là VHM và KDC.

Sắc đỏ hôm nay cũng xuất hiện ở sàn HNX và UPCoM. Ở sàn Hà Nội, các cổ phiếu trụ của họ cũng ảnh hưởng lớn tới chỉ số chung như SHS, MBS, CEO…

Tất Đạt

Huỷ giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu của chị dâu Chủ tịch VIB

HoSE vừa huỷ giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB của bà Lê Thị Huệ – chị dâu Chủ tịch HĐQT nhà băng này vì không báo cáo.

Thông báo này được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) phát đi tối 1/11 căn cứ theo kết quả giám sát và ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

HoSE cho biết giao dịch bán hơn 2,61 triệu cổ phiếu VIB của bà Lê Thị Huệ – người có liên quan Chủ tịch HĐQT ngân hàng VIB Đặng Khắc Vỹ – đã bị loại bỏ. Lý do là bà Huệ không công bố thông tin, không báo cáo trước khi giao dịch.

Theo quy định hiện hành, người nội bộ và người có liên quan của doanh nghiệp phải công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc. Tại báo cáo quản trị của nhà băng này, bà Huệ được ghi nhận là chị dâu của ông Đặng Khắc Vỹ.

Tuy nhiên, đến 11h36 ngày 1/11, VIB mới công bố thông tin về việc bà Lê Thị Huệ dự kiến bán hơn 2,61 triệu cổ phiếu với thời gian giao dịch dự kiến từ 6/11-5/12. Nếu hoàn tất, bà Huệ sẽ không còn sở hữu cổ phiếu VIB nào.

Trước phiên giao dịch hôm 31/10, cổ phiếu VIB tăng 2 ngày liên tiếp với biên độ lần lượt 2,74% và 1,33% lên 19.000 đồng mỗi đơn vị. Riêng ngày 29/10, khối ngoại bán ra lượng cổ phiếu VIB trị giá hơn 5.400 tỷ đồng. Mã này chốt phiên giao dịch hôm nay (1/11) ở mức 18.850 đồng.

Theo thông tin VIB công bố hồi đầu tháng 8, Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ và người có liên quan sở hữu hơn 20% vốn của ngân hàng này. Cổ đông lớn nhất của VIB là Commonwealth Bank (CBA) khi nắm hơn 503 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 19,84% vốn.

Anh Tú

Quỹ đất trực vịnh tạo lợi thế đầu tư cho Lagoon Residences

Dự án Lagoon Residences tại Hạ Long thu hút nhà đầu tư nhờ vị trí trực diện vịnh di sản và hệ thống tiện ích cao cấp.

Theo đại diện chủ đầu tư BIM Land, biệt thự Lagoon Residences thuộc khu dinh thự biệt lập Grand Bay Halong Villas, sở hữu cảnh quan thiên nhiên với địa thế cánh cung vươn ra vịnh Hạ Long cùng đường bờ biển riêng dài tới 830m. “Đây là một trong số ít dự án còn sở hữu quỹ đất trục vịnh, không bị chắn bởi đường bao biển. Vị trí hiếm hoi này không chỉ mang đến một tầm nhìn khoáng đạt, mà còn ở giá trị bền vững cho tài sản theo thời gian”, vị đại diện nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tuấn Minh, một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội tham gia thị trường Hạ Long từ năm 2021, vừa mới “xuống tiền” biệt thự biển tại dự án Lagoon Residences do nhìn thấy tiềm năng. Ông Minh cho biết bất động sản biển tại Hạ Long phát triển nhờ du lịch khởi sắc. Với mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030, ông tin bất động sản ở đây sẽ còn tiếp tục tăng giá trị.




Dự án Lagoon Residences sở hữu quỹ đất trực vịnh và sổ đỏ đất ở lâu dài. Ảnh: BIM Land

Dự án Lagoon Residences sở hữu quỹ đất trực vịnh và sổ đỏ đất ở lâu dài. Ảnh: BIM Land

Nhà đầu tư này coi việc sở hữu biệt thự tại đây như một kênh tích sản cho gia đình do Lagoon Residences có sổ đỏ đất ở lâu dài. Một yếu tố nữa khiến ông Minh quyết định đầu tư ngay là khách hàng được ký hợp đồng mua bán ngay lập tức. “Trong bối cảnh thị trường luôn có nhiều biến động, với nhà đầu tư như chúng tôi, sự an toàn, bền vững luôn được đặt lên hàng đầu. Việc ký hợp đồng mua bán ngay khi xuống tiền thể hiện sự minh bạch và vững vàng về pháp lý, tăng niềm tin”, ông Minh chia sẻ thêm.

Theo ông Bùi Quang Mạnh, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản lớn ở Quảng Ninh, Lagoon Residences thu hút dòng khách hạng sang nhờ các tiện ích tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế bài bản. Hiện tại, bộ sưu tập 48 căn biệt thự ở dự án này cũng nhanh chóng tìm được chủ nhân, chỉ còn số ít sản phẩm nên cơ hội đầu tư càng trở nên khan hiếm.




Không gian sống được bao bọc giữa thiên nhiên xanh mát và hệ tiện ích chuẩn quốc tế. Ảnh: BIM Land

Không gian sống được bao bọc giữa thiên nhiên xanh mát và hệ tiện ích chuẩn quốc tế. Ảnh: BIM Land

Lagoon Residences được bao bọc giữa ba tầng nước xanh mát với vịnh biển trước mặt, hồ cảnh quan lớn và bể bơi ngay bên thềm nhà.

Dự án còn sở hữu Clubhouse tiêu chuẩn 5 sao với diện tích 5.000 m2 cùng chuỗi tiện ích thời thượng. Sự quản lý và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo ra sức hút đối với cư dân trong nước và khách nước ngoài, giúp tối ưu khả năng khai thác dòng tiền từ dự án, tạo tiềm năng sinh lời cao và ổn định. Hiện chủ đầu tư còn áp dụng chính sách miễn phí quản lý vận hành 10 năm, kèm gói dịch vụ chăm sóc bảo trì biệt thự giúp chủ sở hữu bảo quản tài sản lâu dài và dễ dàng khai thác cho thuê.

Khách đầu tư thời điểm này còn sở hữu nhiều chính sách ưu đãi lớn. Trong đó, chính sách vay vốn tối đa 70% và hỗ trợ lãi suất giúp giảm áp lực tài chính, tối ưu dòng tiền. Ngoài ra, chính sách cam kết cho thuê đến 60 triệu mỗi tháng được chi trả theo quý trong hai năm hoặc nhận ngay một lần với tổng giá trị 1,3 tỷ đồng cho toàn bộ thời hạn thuê 2 năm sẽ đảm bảo dòng thu nhập ổn định trong ngắn hạn. “Ưu đãi kép” này mang lại dòng tiền ngay lập tức cho chủ sở hữu.




Lagoon Residences dành tặng bộ chính sách bán hàng toàn diện, hỗ trợ nhà đầu tư dễ dàng sở hữu. Ảnh: BIM Land.

Phối cảnh những căn biệt thự Lagoon Residences. Ảnh: BIM Land

Đại diện chủ đầu tư cho biết chính sách toàn diện nhằm hỗ trợ nhà đầu tư dễ dàng từ khâu thanh toán đến khai thác dòng tiền và gìn giữ tài sản đầu tư lâu dài.

Sự kết hợp giữa vị trí khan hiếm trực vịnh Hạ Long, hệ thống tiện ích đẳng cấp quốc tế và chính sách ưu đãi toàn diện là những ưu thế lớn của dự án. Những căn biệt thự Lagoon Residences vừa có tiềm năng kinh doanh, vừa mang lại trải nghiệm sống thượng lưu, tạo giá trị lâu dài cho nhà đầu tư.

Yên Chi

Lợi nhuận Sunshine Homes giảm mạnh

Quý III, Sunshine Homes – đơn vị phát triển bất động sản của Sunshine Group – lãi hợp nhất sau thuế khoảng 7,7 tỷ đồng, giảm hơn 98% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty cổ phần Phát triển Sunshine Homes (SSH) đạt doanh thu gần 65 tỷ đồng trong quý III, giảm gần 94% so với kỳ này năm trước.

Tương tự, thu từ hoạt động tài chính về gần 92 tỷ, còn lãi sau thuế là 7,7 tỷ đồng. Các mức này giảm lần lượt gần 96% và 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý chủ đầu tư này báo doanh thu, lợi nhuận thấp nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Sunshine Homes là đơn vị phát triển bất động sản của Sunshine Group. Công ty này là chủ đầu tư một số dự án lớn tại Hà Nội, như Sunshine City nằm trong khu đô thị Ciputra.

Chủ đầu tư này giải thích lãi ròng bốc hơi do trong kỳ lãi gộp giảm, dù các chi phí khác đã đi xuống đáng kể. Cụ thể, lãi gộp của Sunshine Homes sụt 678 tỷ đồng, tương ứng kém hơn 94% do hoạt động chuyển nhượng dự án triển khai tại các công ty con giảm.

Lũy kế 9 tháng, công ty đạt doanh thu hơn 913 tỷ đồng, bằng 35% cùng kỳ năm trước. Lãi hợp nhất sau thuế cũng lùi về còn trên 361 tỷ đồng, chỉ bằng gần 30% cùng kỳ năm trước.

Đến hết 30/9, tổng tài sản của Sunshine Homes đạt khoảng 12.300 tỷ đồng, giảm hơn 890 tỷ so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu 6.200 tỷ đồng, tăng 360 tỷ so với đầu năm.

Năm nay, Sunshine Homes đặt mục tiêu đạt doanh thu 4.000 tỷ đồng và lãi sau thuế ở mức hơn 1.000 tỷ. Như vậy, sau 3 quý, doanh nghiệp này mới đạt gần 23% và 36% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cả năm.

Tại phiên họp thường niên hồi quý II, công ty cho biết có kế hoạch ra mắt 5 dự án trong năm nay, gồm Crystal River, Royal Capital, Grand Capital, Phoenix và Heritage Ha Noi. Các dự án này có khoảng 2.000 căn hộ cao cấp, hơn 5.000 biệt thự, shophouse với tổng giá trị sản phẩm trên 200.000 tỷ đồng.

Anh Tú

Kiến nghị tăng phạt với sàn giao dịch đẩy giá bất động sản

Cho rằng chế tài hiện nay chưa đủ mạnh với vi phạm liên quan đẩy giá bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị tăng mức phạt với sàn địa ốc.

Nghị định 16/2022 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, sàn giao dịch bất động sản bị phạt cao nhất 200-250 triệu đồng khi đưa sản phẩm không đủ điều kiện ra chào bán hoặc cung cấp thông tin, hồ sơ bất động sản không trung thực. Hình phạt bổ sung gồm đình chỉ hoạt động kinh doanh sàn bất động sản 6-9 tháng. Tuy nhiên, quy định này không rõ mức phạt với hành vi “đẩy giá” bất động sản.

Tại kiến nghị gửi Thủ tướng các giải pháp về tình hình thị trường bất động sản, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đề xuất nâng mức xử phạt vi phạm hành chính với các sàn giao dịch bất động sản. Đơn vị này cũng kiến nghị bổ sung hình thức kéo dài thời hạn đình chỉ hoặc buộc chấm dứt hoạt động với trường hợp sai phạm nghiêm trọng.

Cơ quan quản lý cũng cần bổ sung cơ chế kiểm soát việc công khai giá bất động sản, trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch, các phí dịch vụ liên quan… Việc này nhằm tăng minh bạch thông tin dự án, nhất là các bất động sản hình thành trong tương lai.

Đề xuất của NEU đưa ra trong bối cảnh mức phạt với sàn môi giới địa ốc đã tăng so với trước, nhưng vẫn chênh lớn với lợi ích chủ thể kinh doanh địa ốc và dịch vụ môi giới có được từ sai phạm.

“Mức phạt hiện nay không đáng là bao nhiêu so với những khoản lợi ích mà sàn kinh doanh thu về từ một dự án”, ông Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng NEU nhìn nhận.

Theo ông, điều này dẫn đến thực trạng không ít chủ thể kinh doanh chấp nhận nộp phạt để được vi phạm, gây thiệt hại lớn tới quyền và lợi ích của khách hàng, tính minh bạch của thị trường và tác động tới quản lý của Nhà nước.




Khu đất đấu giá tại huyện Thanh Oai được sàn giao dịch thu mua để bán chênh. Ảnh: Ngọc Diễm

Khu đất đấu giá tại huyện Thanh Oai được sàn giao dịch thu mua để bán chênh. Ảnh: Ngọc Diễm

Khoảng 3-4 năm trở lại đây, thị trường bất động sản trải qua nhiều đợt “sốt nóng” do một số nhóm đầu cơ, sàn giao dịch, môi giới gom hàng, đẩy giá và lướt sóng. Từ đầu năm đến nay, nhiều phiên đấu giá vùng ven Hà Nội ghi nhận mức trúng trên trăm triệu một m2, theo Bộ Xây dựng, có dấu hiệu bị đẩy giá để bán chênh kiếm lời.

Tương tự với chung cư, nhiều sàn giao dịch lợi dụng tình trạng khan hiếm nguồn cung để “cộng thêm giá” khi giao dịch với khách hàng, dao động 5-20% giá bán. Hoạt động này khiến các phân khúc nhà ở ngày càng bị đội giá lên cao, vượt xa tầm với của phần đông người dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn cho đời sống xã hội, kinh tế.

Tại báo cáo về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023, đoàn giám sát của Quốc hội cũng đánh giá chế tài xử phạt chưa đủ mạnh với các hành vi vi phạm trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản và cả trường hợp kê khai thông tin sai lệch giá trị tài sản. Trong khi đó, kinh doanh dịch vụ địa ốc còn nhiều bất cập như nhiều sàn chưa báo cáo tình hình giao dịch, kiểm tra tính pháp lý dự án…

Đoàn giám sát đề nghị cần có chế tài đủ mạnh với hành vi vi phạm về kinh doanh bất động sản, cũng như biện pháp căn cơ ngăn chặn thao túng, tạo sốt giá, ví dụ như sớm ban hành chính sách thuế bất động sản.

Ngọc Diễm

SK Group Hàn Quốc bán 76 triệu cổ phiếu Masan

SK Group – chaebol lớn thứ ba Hàn Quốc – đã chuyển nhượng xong 76 triệu cổ phiếu MSN, giảm tỷ lệ về dưới mức cổ đông lớn.

Tập đoàn Masan (MSN) vừa công bố, SK Group thông qua SK Investmet Vina I, đã chuyển nhượng 76 triệu cổ phiếu MSN bằng phương thức thỏa thuận. Jefferies Singapore đóng vai trò là cố vấn tài chính và bên bảo lãnh cho SK Group trong việc chào bán cổ phần trên thị trường quốc tế. Còn đại lý môi giới là Chứng khoán VietCap (VCI).

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại Masan giảm về 3,67% và không còn là cổ đông lớn.

Masan không tiết lộ bên mua mà cho biết giao dịch trên được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư tổ chức lớn “với tầm nhìn dài hạn” có trụ sở tại châu Á, châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, số cổ phiếu còn lại của SK Group tại MSN sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo thông lệ. “Điều này giúp tạo sự ổn định cho cơ cấu cổ đông của Masan trong khi công ty tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng và thực thi các phát kiến chiến lược”, đại diện MSN cho biết.

Hôm qua, cổ phiếu Masan ghi nhận bị khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng, góp phần khiến MSN giảm gần 2%. Phiên hôm nay, mã chứng khoán của Masan đi dưới tham chiếu từ khi mở cửa, đến khoảng 14h đã giảm 3% về khoảng 74.300 đồng một đơn vị.

Trước đó vào đầu tháng 9, Tập đoàn Masan đã chi 200 triệu USD để mua lại 7,1% cổ phần WinCommerce – công ty vận hành chuỗi siêu thị, cửa hàng WinMart – của cổ đông Hàn Quốc. Động thái trên nằm trong kế hoạch tái cơ cấu danh mục đầu tư thường kỳ của công ty.

“Chaebol” Hàn Quốc này vẫn kỳ vọng vào quỹ đạo tăng trưởng, lợi nhuận của Masan và tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam trong dài hạn. Đôi bên cho biết sẽ cùng nhau hợp tác để hiện thực hóa cơ hội trên. Trong hệ sinh thái của Masan, SK Group còn sở hữu 4,9% cổ phần trong The CrownX – nền tảng tích hợp tiêu dùng bán lẻ của Masan, hợp nhất WCM và Masan Consumer Holdings.

Trước đó, truyền thông Hàn Quốc nhiều lần đưa tin SK Group – “chaebol” lớn thứ ba nước này – đang có những động thái khẩn trương trong việc tái cấu trúc các khoản đầu tư. Doanh nghiệp này kỳ vọng thu về khoảng 1.000 tỷ won (tương đương 720 triệu USD) thông qua việc xử lý các khoản đầu tư không cốt lõi của mình để đảm bảo dòng tiền.

Từ năm ngoái, giới đầu tư đã bắt đầu đồn đoán SK Group có thể rút khỏi Việt Nam, bắt đầu từ việc thoái cổ phần tại Masan. Thông tin này góp phần làm giá cổ phiếu MSN giảm mạnh giai đoạn cuối năm 2023. Kéo theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đăng Quang cũng rời danh sách tỷ phú.

Về sau, chính SK Group bác tin đồn và trả lời truyền thông Hàn Quốc rằng đang thảo luận về hợp tác kinh doanh lâu dài với chính phủ Việt Nam cùng các công ty lớn trong nước. Họ nói vẫn đang lên kế hoạch đưa Việt Nam thành “căn cứ kinh doanh ở Đông Nam Á”.

9 tháng đầu năm, MSN ghi nhận 60.476 tỷ đồng doanh thu và 2.726 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi doanh thu chỉ nhích thêm 5%, lợi nhuận đã tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước và vượt 30% kế hoạch cả năm. Chuỗi bán lẻ hiện đại Winmart và nhóm sản xuất hàng tiêu dùng Masan Consumer tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.

Tất Đạt

Latest Posts