Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Doanh nghiệp lo tiền thuê đất tăng mạnh theo bảng giá mới

Bảng giá đất điều chỉnh có thể khiến doanh nghiệp thêm khó khăn vì chi phí thuê đất tại TP HCM tăng hàng tỷ đồng.

Tại toạ đàm do Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM (HUBA) tổ chức sáng 9/11, ông Tô Ngọc Ngời, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm Sản Sài Gòn, cho rằng bảng giá đất mới sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí thuế đất của doanh nghiệp.

Tăng mạnh nhất, theo ông, là đất thương mại dịch vụ đang cho thuê kho bãi và khu đất có mật độ xây dựng thấp, bị giới hạn chiều cao nằm trong vùng lõi 930 ha. Ông dẫn chứng lô đất 1.325 m2 doanh nghiệp đang thuê làm văn phòng trên đường Trương Định quận 3, nếu theo quyết định cũ, tiền thuê đất hàng năm là 4,2 tỷ đồng. Còn tính theo bảng giá đất mới (theo tỷ lệ đơn giá thuê đất hàng năm Sở Tài chính đề xuất), tiền thuê là hơn 6,1 tỷ đồng, tăng 30%. “Đây là con số quá sức chịu đựng và doanh nghiệp không thể nào gánh nổi”, ông Ngời cho hay.




Doanh nghiệp lo tiền thuê đất tăng mạnh theo bảng giá mới

Bà Bùi Thị Nữ, Phó phòng quản lý giám sát đầu tư các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, cho biết thành phố hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó có 6 khu đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính nên không chịu ảnh hưởng. 11 khu còn lại đang thuê đất nhà nước theo diện trả tiền hàng năm, nếu đơn vị nào đang ký thuê ổn định trong 5 năm, 2-3 năm tới vẫn được áp dụng bảng giá cũ, còn lại sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn.

Bà nhận định bảng giá đất mới tác động rất nhiều đến đơn giá thuê đất hàng năm. Hiện nay đơn giá thuê đất được tính theo tỷ lệ 0,25-3% mỗi năm. “Chúng tôi đang đề xuất thành phố áp dụng tỷ lệ 0,25-0,3% cho đất khu công nghiệp và kỳ vọng sớm có chính thức để cộng đồng doanh nghiệp sớm hoàn tất nghĩa vụ, đi vào sản xuất kinh doanh”, bà Nữ nói thêm.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA, cũng nhận định cách tính đơn giá thuê đất đề xuất có thể làm tăng chi phí thuê lên rất cao. Theo cách tính mới, giá thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sẽ tăng 35-50%; đất thương mại, dịch vụ tăng 18-53%. Điều này gây khó khăn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của thành phố.

Trả lời thắc mắc của doanh nghiệp xoay quanh tác động của bảng giá đất, ông Đào Quang Dương, Phó trưởng phòng Kinh tế đất, Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, cho biết sẽ có 2 trường hợp bị tác động vì bảng giá mới là khi đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (một năm 0,15%) và trường hợp thu tiền thuế đất hàng năm.

Với thuế đất phi nông nghiệp, theo quy định, thuế được áp dụng ổn định trong chu kỳ 5 năm, tức đến hết năm 2027 doanh nghiệp mới phải áp dụng bảng mới. Với thuế đất hàng năm, bảng giá đất tăng thì thuế tăng và kéo theo giá mặt bằng cũng tăng. Đơn giá thuê đất hằng năm = Tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất (x) Giá đất tính tiền thuê đất. Trong đó, tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất một năm hiện là từ 0,25- 3%. Sở Tài chính đang lên dự thảo lấy ý kiến áp dụng tỷ lệ mới từ 0,25–1%, vừa đảm bảo cân đối thu ngân sách thành phố, doanh nghiệp cũng không chịu mức thu tăng cao.

Riêng với thị trường bất động sản nhà ở, ông Dương khẳng định bảng giá đất không ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh, giải phóng mặt bằng… Trước nay chi phí mặt bằng vẫn hoạt động với cơ chế doanh nghiệp thoả thuận với người dân theo giá thị trường. Giá án áp dụng quy luật cung – cầu. Vậy nên, theo ông, trên lý thuyết, bất động sản nhà ở không bị tác động.

Nhiều doanh nghiệp cũng thắc mắc trường hợp đã thuê đất 50 năm và thanh toán tiền sử dụng đất một lần trước khi áp dụng bảng giá đất mới được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã ký, hay phải tính theo giá đất điều chỉnh. Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi Trường khẳng định, doanh nghiệp thuê đất thời điểm nào áp dụng với giá thuê đã ký ở thời điểm đó, không áp dụng bảng giá đất mới cho các trường hợp đã có hợp đồng.

Liên quan đến giá thuê đất thương mại dịch vụ của TP HCM, Sở Tài chính vừa đề xuất quy định mức tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất hàng năm với nhóm thương mại, dịch vụ là 0,5-1,5%; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất thương mại dịch vụ mục đích kinh doanh) từ 0,5-1%; đất nông nghiệp 0,25%, đất trong Khu công nghệ cao, Khu công viên phần mềm Quang Trung là 0,5%.

Góp ý đề xuất, Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM và Hiệp hội bất động sản TP HCM cùng cho rằng cách tính đơn giá thuê đất mới làm tăng chi phí thuê lên rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp và đề xuất hạ tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất với nhóm đất nông nghiệp ở mức 0,25%; Nhóm khu công nghệ cao, công viên phần mềm 0,3%. Nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu vực 1 0,5%, khu vực 2 0,4%, khu vực 3 0,3%. Với nhóm đất thương mại, dịch vụ áp dụng mức từ 0,5-1%.

Phương Uyên

Vincom khai trương trung tâm thương mại tại Quảng Trị

Quảng TrịTrung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà toạ lạc tại đại lộ Hùng Vương, ra mắt ngày 8/11.

Vincom Plaza Đông Hà huớng đến mô hình một điểm đến – mọi nhu cầu. Trung tâm thương mại nằm tại nút giao của trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị thành phố, trung tâm thương mại tiếp giáp các tuyến đường lớn như Hùng Vương, Điện Biên Phủ và quốc lộ 1A.

Công trình được thiết kế 4 tầng nổi, tổng diện tích mặt sàn lên đến 10.000 m2 với kiến trúc tân cổ điển giao hòa giữa lối sống hiện đại và văn hóa bản địa đặc trưng của vùng đất Quảng Trị. Nơi đây không chỉ mang đến không gian mua sắm với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, mà còn là điểm trải nghiệm ẩm thực, vui chơi giải trí…




Lễ khai trương trung tâm thương mại Vincom Plaza Đông Hà. Ảnh: Vincom

Lễ khai trương trung tâm thương mại Vincom Plaza Đông Hà. Ảnh: Vincom

Về mua sắm, Vincom Plaza Đông Hà quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như Lecos – phụ kiện thời trang nam cao cấp mang phong cách Pháp, thương hiệu giày Mulgati từ Nga, Thế Giới Kim Cương, Sakos hay Chelle, Lamer với các mặt hàng thời trang thời thượng.

Về vui chơi giải trí, trung tâm thương mại cung cấp nhiều dịch vụ nhằm mở ra những trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho người dân, như rạp chiếu phim Rio Cinema với trang thiết bị hiện đại, sân trượt HD Sporty Patin, sân chơi Happy Bowling, khu vui chơi Win Game, Play More và Game Worlds. Bên cạnh đó, nhà sách Fahasa sẽ là điểm thu hút các gia đình với nhiều đầu sách và dụng cụ học tập.




Nhiều khách hàng đến Vincom Plaza Đông Hà vui chơi, giải trí dịp khai trương. Ảnh: Vincom

Nhiều khách hàng đến Vincom Plaza Đông Hà vui chơi, giải trí dịp khai trương. Ảnh: Vincom

Về ẩm thực, Vincom Plaza Đông Hà cung cấp khu ẩm thực lớn với đa dạng nhà hàng. Khách hàng yêu thích món ăn châu Á có thể ghé thăm Khao Jao, Kok Yummy; nhà hàng sushi Nhật Asahi; hay Dookki – mô hình buffet với các món ăn từ Hàn Quốc. Ngoài ra, trung tâm thương mại còn có chuỗi quán cafe, bánh ngọt, hàng đồ ăn vặt đường phố sở hữu phong cách trang trí hiện đại, đẹp mắt và các món bắt kịp xu hướng.

Bên cạnh cung cấp sản phẩm chất lượng, Vincom cũng mang tới các dịch vụ tiện ích khác như giao hàng, gói quà miễn phí cùng nhiều ưu đãi cho thành viên.




Các gian hàng mua sắm tại trung tâm thương mại đông người tới tìm hiểu mua sắm. Ảnh: Vincom

Các gian hàng mua sắm tại trung tâm thương mại đông người tới tìm hiểu mua sắm. Ảnh: Vincom

Nối tiếp thành công của các trung tâm thương mại thế hệ mới, Vincom tiếp tục đưa sản phẩm “Local Meets Global” – “Từ địa phương tới toàn cầu” vào Vincom Plaza Đông Hà khi kiến tạo không gian văn hóa, kết nối cộng đồng, thông qua cácsự kiện như đêm nhạc tri ân thầy cô, lễ hội mua sắm 2024, thắp sáng cây thông Giáng sinh…

Nằm trong quần thể Vincom Shophouse Royal Park, việc Vincom Plaza Đông Hà khai trương được kỳ vọng kích hoạt tiềm năng phát triển kinh doanh trong ngành dịch vụ, bán lẻ tại Quảng Trị, đồng thời mang đến cho người dân và du khách tới tỉnh cơ hội trải nghiệm các dịch vụ, thương hiệu đẳng cấp quốc tế.

Tuệ Anh

Nhân dịp khai trương, Vincom Plaza Đông Hà mang đến nhiều ưu đãi lớn. Từ ngày 8 đến 30/11, với hoá đơn mua sắm trên 300.000 đồng, khách hàng có cơ hội bốc thăm trúng thưởng trúng xe VinFast Feliz S. Các sự kiện, chương trình khuyến mãi mừng Vincom 20 tuổi và chào đón các dịp lễ lớn trong năm sẽ liên tục được cập nhật.

Sếp Gamuda Land: Không ai hưởng lợi khi giá bất động sản cao

Giá bất động sản tăng quá nóng, thiếu ổn định sẽ gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, theo Phó tổng giám đốc Gamuda Land.

Sự khan hiếm nguồn cung những năm qua, theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó tổng giám đốc Gamuda Land, là một yếu tố khiến mặt bằng giá thị trường lên cao. Quốc hội và Chính phủ đã nỗ lực trong việc ban hành các chính sách thông thoáng hơn, qua đó kỳ vọng tháo gỡ được điểm nghẽn.

Chia sẻ tại Diễn đàn đầu tư do Vietnambiz tổ chức ngày 8/11, bà Vân nói 2-3 năm qua, các chủ đầu tư rất khó để có những sản phẩm sở hữu pháp lý “sạch” cho người mua. Giai đoạn vừa qua, phần lớn đều tập trung vào việc hoàn thiện các hồ sơ pháp lý.

“Với sự rõ ràng hơn về chính sách, trong năm 2025-2026 trở đi, chúng tôi cho rằng nguồn cung sẽ được khai thông và có những khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ rất khó quay lại thời điểm 2018-2019 khi mỗi năm có gần 35.000 căn hộ được tung ra thị trường”, bà nói. Hai năm qua, các chủ đầu tư chỉ có thêm khoảng 5.000-7.000 căn hộ mới mỗi năm.




Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó Tổng giám đốc Gamuda Land chia sẻ tại diễn đàn ngày 8/11. Ảnh: Vietnambiz

Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó tổng giám đốc Gamuda Land chia sẻ tại diễn đàn ngày 8/11. Ảnh: Vietnambiz

Về mặt bằng giá, bà khẳng định chủ đầu tư luôn kỳ vọng mức giá hợp lý. Sự tăng trưởng quá nóng không mang tính ổn định, gây bất lợi cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà.

“Tôi kỳ vọng mặt bằng giá sẽ mang tính chất bền vững hơn. Việc bất động sản hình thành một mặt bằng giá cao thực ra không ai được hưởng lợi. Chủ đầu tư cũng không được lời nhiều hơn, người mua nhà cũng hoàn toàn chịu thiệt thòi”, bà Khanh nói.

Trên thực tế, giá bán bất động sản dựa trên nhiều yếu tố đầu vào khác nhau. Đơn cử, hiện có rất nhiều dự án không được phê duyệt về sử dụng đất, và đây một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cấu thành nên việc định giá đầu ra. Một yếu tố khác có thể kể đến là việc ban hành bảng giá đất mới, các cơ quan ban ngành sẽ có những tính toán để các dự án nằm im 3-5 năm được tính tiền sử dụng đất.

Đứng từ góc độ chủ đầu tư, bà Khanh nhận định, giá bán sẽ phải cân đối dựa trên chi phí đầu vào. Tuy nhiên, mức giá nếu cao vượt quá khả năng chi trả người mua nhà sẽ ảnh hưởng đến sức cầu thị trường.

Lời khuyên của bà với người mua nhà, là cần bình tĩnh phân tích giá trị và mức giá bỏ ra tương xứng hay chưa. Đứng trên góc độ của người mua nhà, không ai muốn mua bất động sản ở “đỉnh” thị trường.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) bình luận “đừng thấy thị trường đang có dấu hiệu khởi sắc, giá tăng nóng là tốt”.




Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) chia sẻ tại Diễn đàn ngày 8/11. Ảnh: Vietnambiz

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) chia sẻ tại Diễn đàn ngày 8/11. Ảnh: Vietnambiz

Theo ông, giá nhà tăng cao gây rất nhiều hệ lụy. Người dân có nhu cầu ở thực sẽ ngày càng khó khăn trong tiếp cận. Ngoài ra, giá tăng sẽ làm gia tăng các chi phí, đặc biệt là các chi phí đầu tư sản xuất. Những nhà đầu tư chân chính, những người làm kinh doanh thật sự sẽ khó tiếp cận với tài nguyên đất đai. Nếu tiếp cận được thì chi phí đầu vào sẽ tăng, kéo theo đó làm tăng các chi phí khác, tác động đến giá thành sản phẩm.

Vấn đề này theo ông, Chính phủ đã biết và cũng đang có những chính sách điều tiết phù hợp.

Việc biến động tăng giá ở các khu vực ven đô Hà Nội, hay những phiên đấu giá tăng nóng gần đây, theo tôi không phải dấu hiệu tốt của thị trường. Thị trường đang có những sự lệch lạc, thiếu nguồn cung, yếu về chất lượng.

Hiện nay, nguồn cung tại thị trường Hà Nội ít nhưng theo ông Nguyễn Văn Đính, đang phục vụ chủ yếu cho các hoạt động đầu cơ, chưa có các dự án đáp ứng những nhu cầu thực của người dân, cả về nhu cầu nhà ở hay nhu cầu đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thông qua các quy định mới được ban hành sửa đổi, ông Đính kỳ vọng giai đoạn phát triển nhà ở xã hội trong tương lai sẽ trở nên tích cực hơn.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam, cũng chia sẻ những số liệu về thị trường chung cư tại hai địa bàn lớn thời gian qua.

Nếu như 3-5 năm trước đây, mặt bằng giá phân khúc căn hộ tại TP HCM cao hơn trung bình 15-20% so với Hà Nội. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá chung cư tại Hà Nội đã lên cao hơn nhiều, khiến chênh lệch giá giữa hai thị trường thu hẹp đáng kể. Hiện, mặt bằng giá phân khúc này tại Hà Nội chỉ còn thấp hơn khoảng 3-4%, tương đương 2 triệu đồng một m2 so với TP HCM.

Giai đoạn từ quý I đến quý III, tốc độ tăng giá mặt bằng chung cư ở Hà Nội đạt ngưỡng rất cao, trung bình mỗi quý tăng từ 18% đến 26%. Trong khi tốc độ tăng giá của TP HCM thấp, thậm chí giảm trong quý đầu năm.

Lý giải điều này, ông Kiệt cho rằng vấn đề xuất phát từ khác biệt nguồn cung giữa hai thị trường. Trên thực tế, chung cư TP HCM khó có dư địa thay đổi giá nhiều do nguồn cung mới hạn chế. Trong khi đó, khu vực thủ đô nhờ có nguồn cung ổn định cùng với sự dịch chuyển của nhiều chủ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân ra khu vực phía bắc, nên ghi nhận tốc độ tăng giá nhanh.

Theo đó, CBRE dự báo, trong 1-2 quý tới, mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM. Mặt bằng giá thị trường thứ cấp ở TP HCM vẫn đang cao hơn Hà Nội nhưng trong tương lai nếu thị trường sơ cấp Hà Nội tăng giá và vượt ngưỡng, thị trường thứ cấp cũng sẽ theo xu hướng này.

Quỳnh Trang

Bất động sản Bình Định hưởng lợi từ quy hoạch

Bình ĐịnhQuy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm cùng hạ tầng giao thông đa dạng tạo lực đẩy cho bất động sản Bình Định.

Hạ tầng giao thông là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của một vùng đất. Bình Định cũng không ngoại lệ. Đến nay, một số dự án giao thông trọng điểm của tỉnh đã được thi công hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, gồm: đường phía Tây tỉnh; đường trục khu kinh tế nối dài; đường ven biển; mở rộng đường vào sân bay Phù Cát; nâng cấp mở rộng đường qua các di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt,… Điều này góp phần tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn, không chỉ nối các địa phương trong tỉnh, mà gia tăng sức hút cạnh tranh riêng của Bình Định đối với các nhà đầu tư.

Được quy hoạch là trung tâm văn hóa phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Quy Nhơn là một trong số ít địa điểm sở hữu cả bốn loại hình giao thông trọng điểm: đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy. Trong đó, hệ thống giao thông đường bộ đã hoàn thiện và kết nối đồng bộ với các tuyến quốc lộ huyết mạch (quốc lộ 1A, 1C, 19, 19B) cùng loạt tuyến đường mới nối sân bay Phù Cát với các khu kinh tế, tổ hợp du lịch – nghỉ dưỡng sinh thái lớn của Quy Nhơn.

Tương lai gần, khu vực sẽ đón thêm cao tốc Bắc Nam phía Đông (118,8 km) và tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku đang được nghiên cứu triển khai. Về đường hàng không, sân bay Phù Cát đến năm 2030 sẽ được đầu tư mở rộng (đường băng, nhà ga, sân đỗ…) theo tiêu chuẩn 4C và sẽ được nâng hạng trở thành sân bay quốc tế nếu tần suất các chuyến bay quốc tế ổn định.




Một góc Bình Định nhìn từ trên cao. Ảnh:

Một góc Bình Định nhìn từ trên cao. Ảnh: Phát Đạt

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Hướng tới mục tiêu này, tỉnh áp dụng chính sách xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo xu hướng ổn định và bền vững, gần nhất là chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024.

Theo batdongsan.com, giá đất nền tại Bình Định đang ở mức 32,4 triệu một m2, tăng 31,7% trong một năm qua. Trong khi đó, giá đất nền trung bình ở Nha Trang là 54 triệu một m2; hay tại khu vực Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng là khoảng 74,5 triệu/m2. Mặt bằng giá bất động sản tại Quy Nhơn, Bình Định đang bằng 30% – 50% so với nhiều thành phố biển khác tại khu vực miền Trung.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khơi thông chính sách cùng sự phát triển của ngành du lịch được kỳ vọng tạo đòn bẩy cho Quy Nhơn – Bình Định thu hút nhà đầu tư. Theo đó, nhiều dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ xuất hiện như khu dân cư Hưng Thịnh (3.265 tỷ đồng); khu đô thị An Phú Thịnh (2.450 tỷ đồng); khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (hơn 1.777 tỷ đồng); khu dân cư Ánh Việt (1.359 tỷ đồng); trung tâm trí tuệ nhân tạo – đô thị phụ trợ TP. Quy Nhơn (4.362 tỷ đồng); khu đô thị NĐT-1 Tây đường Quốc lộ 19 (2.950 tỷ đồng)…

Ngoài ra, dự án khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh đã được giao đất đợt một cho Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR)và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Ngày 1/11, PDR được xác nhận hoàn thành các nghĩa vụ tài chính cho giai đoạn một của dự án.




Khu đô thị ven sông Bắc Hà Thanh tại Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh:

Khu đô thị ven sông Bắc Hà Thanh tại Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Phát Đạt

Với 2,5 km tiếp giáp bờ sông Hà Thanh, dự án Bắc Hà Thanh có quy mô 43,16 ha được xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái với mật độ cây xanh lớn. Trong quý IV, Phát Đạt kỳ vọng mang đến 1.422 sản phẩm có giá trị sử dụng cao và hiệu quả đầu tư cho khách hàng.

Chủ đầu tư cho biết, hạ tầng kỹ thuật của dự án đã hoàn thiện gần 90%, nhiều hạng mục tại 92 căn nhà ở kết hợp dịch vụ (ODV) hoàn thành tiến độ, hoạt động san lấp giai đoạn hai đang được đẩy nhanh… Các công tác tại dự án được triển khai khẩn trương để sẵn sàng mở bán trong quý IV này.

“Ngoài Bắc Hà Thanh, nhiều nhà phát triển bất động sản lớn cũng đăng ký đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Cùng với xu thế chuyển dịch dòng tiền từ miền Bắc vào miền Nam và miền Trung, bất động sản tại các tỉnh thành nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển như Bình Định đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư”, đại diện Phát Đạt chia sẻ.

Song Anh

Destino Centro chú trọng phát triển hệ tiện ích cho cư dân nhí

Long AnDestino Centro hướng tới xây dựng khu đô thị xanh bền vững, chú trọng không gian cho trẻ phát triển từ thể chất đến tinh thần.

Khu phức hợp căn hộ hiện đại Destino Centro do Công ty cổ phần bất động sản Seaholdings đầu tư. Dự án được xây dựng với mục tiêu cung cấp môi trường sống xanh, an lành và văn minh cho cư dân. Thiết kế khu gồm nhiều tiện ích hiện đại và các khoảng không gian xanh mát nhằm hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ em.

Đại diện chủ đầu tư nhận định, ngày nay, các gia đình trẻ thường ưu tiên chọn mua nhà có môi trường xanh, không gian mở và tiện nghi đa dạng “all-in-one”, vừa gia tăng trải nghiệm sống, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nắm bắt được tâm lý này, đơn vị đã dành nhiều tâm huyết kiến tạo khu phức hợp căn hộ Destino Centro với nhiều tiện ích hiện đại và khoảng xanh mát lành. Dự án hướng tới tập trung phát triển một khu đô thị xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm.




Destino Centro có trường mầm non nội khu để thuận tiện trong việc đưa đón con nhỏ tới trường. Ảnh phối cảnh: Seaholdings

Destino Centro có trường mầm non nội khu để thuận tiện trong việc đưa đón con nhỏ tới trường. Ảnh phối cảnh: Seaholdings

Hệ thống tiện ích đủ đầy, hiện đại

Tại buổi khai trương nhà mẫu Destino Centro, khách hàng Nguyễn Minh Quang (quận 7, TP HCM) chia sẻ, ngoài hai yếu tố vị trí đắc địa, tiềm năng tăng giá, anh ấn tượng với hệ thống tiện ích dành cho trẻ em. Anh cho biết bản thân rất quan tâm đến việc dự án có trường mầm non nội khu để việc đưa đón con nhỏ tới trường mỗi ngày thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn. Tại đây, các bé sẽ được học tập trong môi trường được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, với đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, tận tâm, nhiệt huyết.

Theo đại diện chủ đầu tư, phụ huynh có thể đưa con nhỏ đến trường mầm non ngay trong khu nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Trẻ em sẽ được học tập trong môi trường đầu tư kỹ lưỡng về trang thiết bị và cơ sở vật chất, với đội ngũ giáo viên tận tâm và chuyên môn cao. Sau giờ học, các em có thể tham gia vào các hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, đá bóng hoặc thả mình trong hồ bơi dành riêng cho trẻ em để rèn luyện sức khỏe.

Bên cạnh đó, Destino Centro còn nằm gần các bệnh viện công lập lớn như bệnh viện Nhi đồng Thành phố và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, giúp cư dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế.

Không gian sống xanh, gần gũi với thiên nhiên




Dự án có các khu vui chơi, công viên cây xanh. Ảnh phối cảnh: Seaholdings

Dự án có các khu vui chơi, công viên cây xanh. Ảnh phối cảnh: Seaholdings

Với vị trí đắc địa phía Tây Sài Gòn, dự án mang đến không gian sống xanh mát giữa lòng đô thị với mật độ xây dựng thấp, phần lớn diện tích dành cho các mảng xanh tươi mát.

Cư dân tại đây có thể tận hưởng cuộc sống thư thái với không gian xanh rộng lớn cùng hệ thống an ninh 24/7, đảm bảo sự an toàn và yên bình. Mặc dù nằm gần các trục đường chính nhưng dự án vẫn đảm bảo không gian riêng tư và hạn chế ô nhiễm tiếng ồn nhờ thiết kế thông minh.

Destino Centro đã chào sân thị trường 2.000 căn hộ vào ngày 20/10 vừa qua, mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tiềm năng khi hạ tầng khu vực hoàn thiện.




Các mảng xanh, hồ nước tại dự án. Ảnh phối cảnh: Seaholdings

Các mảng xanh, hồ nước tại dự án. Ảnh phối cảnh: Seaholdings

Trải qua 16 năm phát triển, Công ty cổ phần bất động sản Seaholdings ghi dấu ấn với các dự án thành công như Fresca Riverside, Lago Centro, The Pearl Riverside và hiện tại là Destino Centro – dự án căn hộ cao tầng tọa lạc tại cửa ngõ khu Tây TP HCM.

Thái Anh

Thông tin chi tiết truy cập website hoặc hotline 0919997969.

Chủ khu đô thị Thanh Hà xin gia hạn tiến độ đến tháng 10/2026

Chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà vừa xin điều chỉnh tiến độ dự án đến hết tháng 10/2026 để thực hiện các thủ tục còn lại.

Thông tin này được nêu trong văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án Khu đô thị mới Thanh Hà A – Cienco 5.

Dự án này do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) và Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) làm chủ đầu tư. Khu đô thị mới Thanh Hà A – Cienco 5 có quy mô khoảng 195 ha nằm tại quận Hà Đông và huyện Thanh Oai.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định các nội dung về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Còn Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định về năng lực tài chính của Cienco 5 và Cienco 5 Land, gồm vốn chủ sở hữu và khả năng thực hiện, tiến dộ dự án.

Trước đó hồi tháng 7, UBND TP Hà Nội đã đồng ý về chủ trương tiếp tục thực hiện các dự án Khu đô thị Thanh Hà A và B, khu đô thị Mỹ Hưng để nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch.

Dự án Khu đô thị Thanh Hà, gồm khu A, khu B (193 ha) và khu đô thị Mỹ Hưng (182 ha) là quỹ đất thanh toán cho dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (trước khi sáp nhập Hà Nội). Tuy nhiên, do không đủ tiềm lực tài chính và gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ bất động sản đóng băng, dự án này bị bỏ hoang nhiều năm.

Đến năm 2016, Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản đã chi khoảng 3.500 tỷ đồng mua lại dự án. Khi đó, “đại gia điếu cày” còn đặt mục tiêu đưa Thanh Hà trở thành khu đô thị lớn nhất Việt Nam. Sau đó, dự án đã nhanh chóng chuyển mình khi được xây dựng, bàn giao hàng loạt công trình nhà ở cao và thấp tầng. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn còn một số khu vực chưa triển khai do gặp vướng mắc về quy hoạch, pháp lý.

Anh Tú

Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản ghìm chỉ số VN-Index

VN-Index giảm hơn 7 điểm, trong phiên có lúc về sát 1.250 điểm khi các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản tạo áp lực lớn.

Chứng khoán khởi động với sắc xanh nhưng tăng không quá mạnh khi thanh khoản dè chừng. Chỉ một tiếng sau đó, thị trường bị kéo về dưới tham chiếu khi các lệnh bán ra xuất hiện dày đặc.




Nhà đầu tư đang theo dõi bảng giá tại một công ty chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Nhà đầu tư đang theo dõi bảng giá tại một công ty chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Sang buổi chiều, chỉ số của sàn HoSE rung lắc mạnh hơn, có lúc về sát vùng hỗ trợ 1.250 điểm. Cải thiện nhẹ những phút cuối phiên, VN-Index đóng cửa trên 1.252 điểm, giảm hơn 7 điểm. Tính theo tuần, chứng khoán đã giảm hơn 2 điểm.

Toàn sàn có 254 cổ phiếu giảm, nhiều gấp đôi so với số lượng 125 cổ phiếu tăng. Trong đó, bất động sản và ngân hàng ảnh hưởng nặng nề nhất tới chỉ số chung.

VHM giảm 3,4% với thanh khoản dẫn đầu thị trường gần 915 tỷ đồng. Đây cũng là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho VN-Index. Ngoài ra, DXG cũng điều chỉnh 3,3%. Bảng điện ngành bất động sản còn ghi nhận thêm các mã DIG, PDR, IDC, VIC, HDG, CEO, NTL… giảm trên 1%.

Sắc đỏ cũng chiếm phần lớn bảng điện ngành ngân hàng. Loạt cổ phiếu VPB, TCB, ACB, MBB, VIB, CTG, TPB, VCB, EIB, OCB, LPB… cùng sụt trên dưới 1%. Biên độ giảm không quá sâu nhưng với vốn hóa lớn, nhiều mã trong nhóm kể trên cũng góp mặt trong danh sách cổ phiếu gây ảnh hưởng xấu cho thị trường.

Thanh khoản sàn TP HCM hôm nay tăng nhẹ hơn 1.400 tỷ, lên trên 13.900 tỷ đồng. Dòng tiền đổ về chủ yếu sau 14h, trước đó, thị trường giao dịch rất trầm lắng.

Khối ngoại bán ròng hơn 1.160 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ đầu tháng. Đây cũng là phiên thứ 12, nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên rút vốn. Tâm điểm hôm nay nằm ở CMG, VHM và MSN.

Như vậy chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi ngược chiều so với Mỹ. Kết phiên 7/11, hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq cùng thiết lập đỉnh cao mới, nối dài đà tăng sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống và quyết định cắt thêm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), diễn biến trên do áp lực bán gia tăng chiếm ưu thế trong khi dòng tiền bắt đáy chưa có sự tham gia quyết liệt. Nhóm phân tích khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu và có thể cân nhắc, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng nên duy trì tỷ trọng vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, đồng thời chủ động theo dõi diến biến thị trường để có thể kịp thời cơ cấu lại danh mục.

Tất Đạt

5,5 triệu đồng thuê được một m2 đất công nghiệp Hà Nội

Quý III, giá thuê đất công nghiệp tại Hà Nội đạt trung bình hơn 220 USD (khoảng 5,5 triệu đồng) một m2 cho chu kỳ thuê, tăng 3,3% so với quý trước.

Báo cáo thị trường mới đây của hãng dịch vụ bất động sản Avison Young cho biết, mặc dù cơn bão số 3 ảnh hưởng đến một số khu công nghiệp, thị trường Hà Nội vẫn duy trì ổn định, cho thấy đà phát triển bền vững.

Giá thuê trung bình các khu công nghiệp thuộc địa bàn thành phố đạt hơn 220 USD (khoảng 5,5 triệu đồng) mỗi m2 cho một kỳ hạn thuê. Mức giá này vẫn “cạnh tranh” so với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Một số huyện có giá thuê trung bình vượt 250 USD (6,3 triệu đồng) mỗi m2 gồm Mê Linh, Long Biên, Sóc Sơn, Đông Anh.

Đơn vị nghiên cứu CBRE cũng cho biết giá thuê đất công nghiệp tại các thị trường cấp 1 như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên đạt trung bình 137 USD (hơn 3,4 triệu đồng) một m2 cho kỳ hạn còn lại, tăng 4,6% theo năm. 9 tháng đầu năm, diện tích hấp thụ đạt khoảng 330 ha, nâng tỷ lệ lấp đầy trung bình các tỉnh trên đạt 80%.

Đà tăng giá thuê đất công nghiệp cũng được hãng tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield ghi nhận. Theo đơn vị này, giá thuê tại các thị trường trọng điểm phía Bắc đã tăng 5,7% theo năm. Do nhu cầu cao, một số dự án tại Bắc Ninh và Hưng Yên thậm chí tăng giá 10% trong quý.




Một góc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh: Giang Huy

Một góc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh: Giang Huy

Lý giải diễn biến trên, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp trong 9 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng 8,3%, với động lực là công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng đến 9,8%. Điều này thúc đẩy diễn biến tích cực tại thị trường cho thuê đất công nghiệp phía Bắc, vốn có lợi thế vị trí, cơ sở hạ tầng cải thiện cùng tâm lý thị trường tích cực.

Bà dẫn chứng tỉnh Bắc Ninh tiếp tục dẫn đầu nhu cầu về khu công nghiệp với 30% tổng diện tích hấp thụ ròng. Theo sau là Hải Dương, Quảng Ninh và Hưng Yên với tỷ trọng 17-20% trong tổng diện tích hấp thụ thuần.

Trong bối cảnh gia tăng đầu tư nước ngoài và nhu cầu mở rộng sản xuất, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp Hà Nội cũng đạt 86% cho thấy nhu cầu thuê vẫn cao, phần lớn diện tích đất đã được các nhà đầu tư lấp đầy.

Dự báo về triển vọng thị trường, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội, cho biết giá thuê đất công nghiệp phía Bắc có thể tăng 4-8% trong ba năm tới, còn giá thuê nhà xưởng xây sẵn tăng nhẹ 1-4% một năm. Nhu cầu khả quan từ nhóm ngành điện tử, công nghiệp bán dẫn cũng như phụ tùng ôtô tạo động lực cho bất động sản công nghiệp phía Bắc.

Về xu hướng mới trên thị trường, CBRE ghi nhận nhiều dự án kho xưởng cao tầng được lên kế hoạch hoặc bắt đầu triển khai tại phía Bắc, nhất là khu vực kết nối thuận tiện với Hà Nội có giá thuê đất công nghiệp cạnh tranh. Đây là xu hướng đã xuất hiện một vài năm trước tại thị trường phía Nam.

“Giải pháp này giúp chủ đầu tư tối ưu hóa hệ số sử dụng đất, tăng nguồn cung ở các khu vực kết nối thuận tiện, giúp thị trường có thêm nhiều sản phẩm”, bà An cho hay.

Ngọc Diễm

‘Không được kiểm tra hiện trạng công trình khi đăng ký biến động nhà đất’

Việc văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu kiểm tra hiện trạng công trình khi giải quyết đăng ký biến động nhà ở là không đúng quy định, theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM.

Nội dung được ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đề cập trong thông báo gửi Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố.

Ông Thắng cho biết thời gian qua, Sở nhận được nhiều thông tin phản ánh từ người dân khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ), một số chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai vẫn yêu cầu kiểm tra hiện trạng công trình, nhà ở và từ chối giải quyết thủ tục.




Người dân đi làm thủ tục tại một văn phòng đăng ký đất đai ở TP HCM. Ảnh: Phương Uyên

Người dân đi làm thủ tục tại một văn phòng đăng ký đất đai ở TP HCM. Ảnh: Phương Uyên

“Việc yêu cầu kiểm tra xác minh hiện trạng nhà ở, công trình là thêm thủ tục, không đúng chủ trương cải cách hành chính và không đúng quy định, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, đề nghị văn phòng đăng ký đất đai chấn chỉnh”, thông báo nêu.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, Nghị định 101 quy định các tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được cấp sổ, khi giải quyết thủ tục đất đai, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ từ chối, dừng giải quyết khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng. Nghị định không quy định việc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động.

Bên cạnh đó, thành phố đã có quy chế xác định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, xã. Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện những vi phạm trật tự xây dựng thuộc cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.

Như vậy, theo các quy định trên, nhà ở, công trình xây dựng đã được cấp sổ đỏ, văn phòng đăng ký đất đai phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 6 tháng đầu năm, thành phố đã cấp hơn 182.000 sổ hồng cho dân, trong đó có 3.396 trường hợp cấp lần đầu. Thu ngân sách từ đất (gồm giao dịch bất động sản) lũy kế 9 tháng qua là l17.050 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2023.

Liên quan cấp sổ hồng, ngày 5/11, UBND TP HCM cũng đã lập tổ công tác giải quyết các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố. Mục tiêu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, bảo đảm quyền và lợi ích cho người mua nhà tại các dự án.

Phương Uyên

6 tỷ đồng nên mua chung cư Hà Nội hay về quê đầu tư đất?

Chuyên gia khuyên không nên dồn hết 6 tỷ để mua chung cư Hà Nội, mà cân nhắc trích một ít đầu tư đất, còn lại phân bổ các kênh khác.

Tôi tích lũy được khoảng 6 tỷ đồng, chủ yếu phân bổ ở vàng, tiết kiệm và chứng chỉ quỹ. Công việc chính là kinh doanh nên bản thân khá bận, khẩu vị muốn thiên về các tài sản an toàn. Hiện tôi sống và làm việc ở Hà Nội, chưa có nhà riêng cho mình. Gần đây, tôi phân vân hai kế hoạch.

Một là mua chung cư khoảng 5,5-6 tỷ tại khu nội thành để ở. Về sau có tài chính nhiều, tôi có thể bán đi để chuyển sang căn tốt hơn hoặc mua nhà đất.

Hai là mua đất nền ở gần nhà bố mẹ, cách Hà Nội khoảng 80 km, giá quanh 2 tỷ đồng. Về sau nếu muốn bán, tôi nghĩ phương án này dễ hơn, hoặc không thì để xây nhà. Song song đó, tôi tiếp tục tích lũy để mua chung cư 5,5-6 tỷ như mong muốn.

Với kế hoạch sinh sống ở Hà Nội lâu dài, tôi nên quyết định thế nào? Và sau khi có nơi ở ổn định, tôi nên cơ cấu tài sản ra sao? Hy vọng chuyên gia và các anh chị cho lời khuyên.

Quynh Lam

Căn hộ có phòng ngủ như không gian đa năng, phí cải tạo 1,1 tỷ đồng

Căn hộ có diện tích 139 m2 tại một tòa chung cư thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Công năng chính gồm phòng khách, bếp – ăn, ba phòng ngủ và hai vệ sinh.

Khi nhận bàn giao, căn hộ đã có đủ sàn gỗ, trần thạch cao, thiết bị chiếu sáng và vệ sinh, nhưng gia chủ vẫn muốn thay mới toàn bộ. Đơn vị thi công đã tháo bỏ trần thạch cao, hệ thống điều hòa gắn tường để thay bằng hệ thống âm trần. Gạch nhà tắm cũng được thay mới để phù hợp với màu sắc thiết kế.

Công trình có sự kết hợp giữa tinh thần tối giản và yếu tố hiện đại để mang đến một không gian sống đơn giản, mộc mạc. Màu sắc sử dụng là tông màu gỗ tự nhiên, trắng, ghi… tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu và phù hợp với khí hậu, văn hóa Á Đông.

Chứng khoán đột ngột giảm những phút cuối phiên

Sau khi giữ sắc xanh cả ngày, VN-Index bất ngờ đảo chiều trước phiên ATC khi các cổ phiếu trụ lần lượt trượt giá, đẩy chỉ số giảm 1,5 điểm.

Tiếp đà hưng phấn hôm qua, chứng khoán mở cửa tăng hơn 5 điểm với lực cầu khá tốt. Thị trường sau đó điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn trên tham chiếu, dao động quanh 1.263-1.266 điểm cho đến hết buổi sáng.

Sắc xanh kéo dài sang buổi chiều. Nửa đầu buổi, chỉ số của sàn HoSE tiếp tục đi quanh vùng giá tương tự. Tuy nhiên, dòng tiền có dấu hiệu đuối sức so với hôm qua. Từ 14h, chỉ số này đi ngang và vào đà giảm, rơi về dưới tham chiếu sau 20 phút. Ở phiên ATC, thị trường ghi nhận lực bán khá mạnh. VN-Index đóng cửa ở 1.259,75 điểm, sụt hơn 1,5 điểm so với phiên trước.

Toàn sàn HoSE có 193 cổ phiếu giảm, không quá cách biệt so với số lượng 165 mã tăng. Trong khi đó, rổ VN30 ghi nhận 20 mã đi lùi và chỉ số đại diện cũng rơi gần 3 điểm. Điều này cho thấy thị trường điều chỉnh phần lớn do nhóm cổ phiếu trụ.

Hai mã ngân hàng BID và CTG gây tác động xấu nhất tới VN-Index. Theo sau còn có các mã khác như GVR, MSN, VPB, VHM… Tuy nhiên nhìn chung mức giảm thị giá của các cổ phiếu không quá sâu, chỉ quanh 1% hoặc thấp hơn.

Dẫu vậy, thị trường vẫn ghi nhận 9 cổ phiếu tăng kịch trần, nổi bật nhất là VTP. Cổ phiếu của Viettel Post hôm nay tăng lên 102.100 đồng. Thời gian gần đây, thị giá mã này có nhịp tích lũy tốt khi đã tăng 33,5% trong khoảng một tháng qua.

Ở phiên thị trường điều chỉnh, thanh khoản sàn HoSE cũng đi lùi. Tổng giá trị giao dịch giảm hơn 1.700 tỷ về quanh 12.500 tỷ đồng. Khối ngọai tiếp tục bán ròng hơn 390 tỷ đồng, phiên thứ 11 liên tiếp.

Tình trạng “gãy gánh” những phút cuối phiên cũng được ghi nhận ở sàn HNX. Hôm nay chỉ số đại diện thị trường Hà Nội giảm gần 0,3 điểm. Còn diễn biến tiêu cực xuất hiện sớm hơn ở UPCoM khi chỉ số đỏ sắc chỉ sau 30 phút đầu và kéo dài đến kết phiên.

Thị trường Việt Nam đang ngược chiều so với chứng khoán Mỹ. Chốt phiên giao dịch 6/11, chỉ số DJIA và S&P 500 đều ghi nhận phiên tăng mạnh nhất 2 năm. Riêng DJIA tăng 3,5% lên kỷ lục 1.508 điểm.

Diễn biến trên một phần đến từ tâm lý dè chừng của nhà đầu tư trước áp lực tỷ giá. Hôm nay tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước nâng thêm 25 đồng, lên mức 24.283 đồng đổi một USD, mức cao nhất lịch sử kể từ khi cơ chế này được áp dụng từ đầu năm 2016.




Nhà đầu tư đang theo dõi thị trường tại một công ty chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Nhà đầu tư đang theo dõi thị trường tại một công ty chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 10/2024. Ảnh: An Khương

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lời ngắn hạn với các cổ phiếu đã đạt mục tiêu và cho tín hiệu suy yếu tại vùng đỉnh hoặc kháng cự. Đồng thời, nhà đầu tư không nên giải ngân mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao.

Tất Đạt

Latest Posts